Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
22/12/2023 23:12 # 1
Ngolamnhi
Cấp độ: 19 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 135/190 (71%)
Kĩ năng: 6/10 (60%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1845
Được cảm ơn: 6
một số điểm mới về pháp luật đại cương


Nghị định số 102/2013/NĐ-CP ngày 05 tháng 09 năm 2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật Lao Động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có hiệu lực sẽ thay thế Nghị định 34/2008/NĐ-CP và Nghị định 46/2011/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 34/2008/NĐ-CP có hiệu lực gày 01-11.2013 Trong nghị định này sẽ có nhiều thay đổi quan trọng liên quan tới hồ sơ, thủ tục cấp mới, cấp lại cũng như thời hạn Giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Thứ nhất, ngoài những trường hợp theo quy định hiện hành thì bổ sung thêm một số trường hợp không phải xin giấy phép lao động đáng chú ý nhất là trường hợp:

Lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam phải được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng: Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới, bao gồm: kinh doanh; thông tin; xây dựng; phân phối; giáo dục; môi trường; tài chính; y tế; du lịch; văn hóa giải trí và vận tải;

Giáo viên của cơ quan, tổ chức nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền của nước đó cử sang Việt Nam giảng dạy tại trường quốc tế thuộc phạm vi quản lý của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam;

Thứ hai, trước khi tuyển lao động nước ngoài, nhà thầu có trách nhiệm đề nghị tuyển người lao động Việt Nam vào các vị trí công việc dự kiến tuyển lao động nước ngoài với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi nhà thầu thực hiện gói thầu. Trong thời hạn tối đa 2 tháng, kể từ khi nhận được đề nghị tuyển từ 500 người lao động Việt Nam trở lên và 1 tháng kể từ khi nhận được đề nghị tuyển dưới 500 người lao động Việt Nam mà các cơ quan tổ chức của Việt Nam không giới thiệu hoặc cung ứng người lao động Việt Nam được cho nhà thầu thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ xem xét quyết định việc nhà thầu được tuyển lao động nước ngoài.

Thứ ba, đối với người nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo Điều 7 của Nghị định này thì cần phải thực hiện thủ tục xác nhận  do Sở lao động thương binh và xã hội thực hiện  ít nhất 07 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc.

Thứ tư, hồ sơ và thủ tục cấp mới, cấp lại giấy phép lao động cũng có nhiều sự thay đổi so với quy định cũ

Theo quy định cũ thì trước khi tuyển người nước ngoài ít nhất 30 ngày phải thông báo nhu cầu tuyển người lao động việt nam vào các vị trí công việc dự kiến tuyển người nước ngoài, hoặc qua tổ chức giới thiệu việc làm thì theo nghị định này hằng năm, người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được và báo cáo giải trình với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính. Trong quá trình thực hiện nếu thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động phải báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản chấp thuận cho từng người sử dụng lao động về việc sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc rồi nộp  hồ sơ xin GPLĐ theo quy định tại điều 10 Nghị định 102/2013/NĐ-CP  và gửi đến sở LĐTBXH trước ngày NLĐ bắt đầu làm việc ít nhất 15 ngày làm việc.

Bổ sung trường hợp lao động kỹ thuật vào Nghị định 102, Điều 3 quy định Lao động kỹ thuật là người lao động nước ngoài đã được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật có thời gian ít nhất 01 năm và đã làm việc ít nhất 03 năm trong chuyên ngành kỹ thuật được đào tạo. Như vậy hồ sơ cấp phép lao động đối với đối tượng này sẽ không cần xác nhận kinh nghiệm 5 năm hay bằng đại học mà vẫn có thể chấp thuận cấp giấy phép lao động.

Thứ năm: Không gia hạn giấy phép lao động mà thực hiện thủ tục xin cấp lại

Theo quy định mới của của  nghị định 102/2013/NĐ-CP thì khi giấy phép lao động hết hạn thì sẽ thực hiện theo thủ tục cấp lại giấy phép lao động  trước ít nhất 05 ngày nhưng không quá 15 ngày, trước ngày giấy phép lao động hết hạn, Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động quy định tại Điều 14 của Nghị định 102/2013/NĐ-CP.

Thứ sáu; Thời hạn của giấy phép lao động có tối đa là 02 năm thay vì 03 năm so với quy định cũ.




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024