Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
17/05/2023 21:05 # 1
vovanhoa1411
Cấp độ: 18 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 84/180 (47%)
Kĩ năng: 1/10 (10%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1614
Được cảm ơn: 1
Uống gì cho trẻ đi tiêm không sốt? Mẹo nhỏ giúp giảm đau cho bé khi tiêm ngừa


Tiêm chủng thường gây ra một số phản ứng, trong đó có sưng, đau, sốt khiến em bé quấy khóc là một hiện tượng rất phổ biến. Rất nhiều bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng không biết xử lý như thế nào trong trường hợp này. Vậy uống gì cho trẻ đi tiêm không sốt và có những cách nào giúp giảm đau cho bé khi đi tiêm hay không?

Tại sao trẻ thường bị sốt sau khi tiêm chủng?

Cơ chế hoạt động của hệ thống miễn dịch là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trẻ bị sốt sau khi tiêm ngừa. Hệ thống miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật và sẽ có những phản ứng nhất định khi các tác nhân gây bệnh (như vi khuẩn hoặc virus) xâm nhập vào cơ thể. Cụ thể, khi xác định rõ vi trùng là tác nhân ngoại lai, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra các protein đặc biệt (kháng thể) giúp tiêu diệt mầm bệnh. 

Trên thực tế, hệ thống miễn dịch không thể hoạt động đủ nhanh và mạnh để ngăn chặn sự lây lan của mầm bệnh trong cơ thể. Tuy nhiên, với cơ chế chống lại các kháng nguyên lạ, nó sẽ có khả năng giúp cơ thể khỏe khoắn trở lại.

Uống gì cho trẻ đi tiêm không sốt? Mẹo nhỏ giúp giảm đau cho bé khi tiêm ngừa 1
Tiêm chủng là cách giúp hệ thống miễn dịch ghi nhớ khi mầm bệnh xâm nhập lại vào cơ thể

Thông thường, hệ thống miễn dịch sẽ có trí nhớ miễn dịch và cách tiêu diệt những mầm bệnh mà chúng đã gặp phải. Vì thế, khi virus đó xâm nhập trong những lần tiếp theo, cơ thể sẽ nhận diện và tiêu diệt chúng nhanh hơn. 

Chính vì thế, hệ thống miễn dịch thường sẽ phản ứng với vắc xin tương tự như một virus gây bệnh thực sự. Nó sẽ tạo ra kháng thể đối với mầm bệnh trong vắc xin và ghi nhớ loại virus này. Trong tương lai, nếu con người bị mầm bệnh thực sự xâm nhập, nó sẽ tiêu diệt được chúng một cách dễ dàng và giúp chúng ta không bị bệnh. 

Theo đánh giá từ các chuyên gia, phản ứng sốt cho thấy cơ thể trẻ đã có đáp ứng tốt đối với vắc xin. Biểu hiện sốt nhẹ trong khoảng 1 - 2 ngày đầu sau khi tiêm thường sẽ tự khỏi mà không cần phải can thiệp điều trị. Vì thế, bố mẹ không cần quá lo lắng trong trường hợp này.

Nếu trẻ sốt cao trên 38 độ C, bố mẹ có thể dán miếng hạ sốt và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Với tình trạng sốt cao kéo dài hơn 3 ngày mà không đỡ, trẻ cần được đến gặp bác sĩ ngay để kiểm tra kỹ lưỡng hơn.

Uống gì cho trẻ đi tiêm không sốt?

Vậy thì uống gì cho trẻ đi tiêm không sốt? Dưới đây sẽ là 2 loại thức uống có thể giúp hạn chế cơn đau và giảm sốt cho trẻ khi đi tiêm vắc xin:

Sữa mẹ

Sữa mẹ vẫn luôn là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu như bé còn trong giai đoạn bú sữa mẹ thì bạn có thể cho bé bú nhiều hơn trước khi tiêm để phòng ngừa sốt và giảm đau cho bé.

Những dưỡng chất trong sữa mẹ sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, cho bé thể lực tốt hơn và nhờ đó gây ra ít tác dụng phụ hơn cho cơ thể bé khi tiêm vắc xin. 

Uống gì cho trẻ đi tiêm không sốt? Mẹo nhỏ giúp giảm đau cho bé khi tiêm ngừa 2
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt giúp tăng cường sức đề kháng, giảm sốt cho bé 

Nước lá tía tô

Theo Đông y, dùng nước lá tía tô là một cách được nhiều người truyền tai nhau bởi công dụng giúp bé không sốt, không đau khi tiêm vắc xin. 

Tía tô là một dược liệu lành tính, được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Y học cổ truyền, có tác dụng tốt trong việc giúp giải độc, giải cảm, hạ sốt, trừ phong hàn…

Trong trường hợp trẻ còn đang bú sữa mẹ thì mẹ có thể uống nước lá tía tô rời cho bé bú để các hoạt chất được truyền qua cơ thể bé thông qua sữa mẹ. Áp dụng như sau:

  • Lấy 1 nắm lá tía tô, rửa sạch, để ráo nước rồi đem đi xay nhuyễn.
  • Chắt lấy nước cốt của lá tía tô, pha cùng với một lý nước nóng, cho thêm ít muối.
  • Chờ đến khi nước nguội bớt và còn ấm là có thể dùng uống trực tiếp.
Uống gì cho trẻ đi tiêm không sốt? Mẹo nhỏ giúp giảm đau cho bé khi tiêm ngừa 3
Nước cốt lá tía tô là một gợi ý cho các mẹ băn khoăn về uống gì cho trẻ đi tiêm không sốt

Nếu bé đã cai sữa mẹ thì hãy cho bé uống nước lá tía tô với một lượng thật nhỏ như sau:

  • Lấy 1 nắm lá tía tô, bỏ những lá bị sâu, úa rồi đem đi rửa sạch, ngâm trong nước muối sau đó để ráo.
  • Xay nhuyễn hoặc giã nhuyễn lá rồi chắt lấy phần nước cốt.
  • Pha loãng phần nước cốt lá tía tô cùng một chén nước ấm và cho bé uống trực tiếp.

Để đảm bảo an toàn khi uống loại nước này, bố mẹ nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ, dược sĩ hoặc những người có chuyên môn. 

Một số lưu ý khác giúp bé hạn chế sốt và giảm đau khi đi tiêm

Bên cạnh cân nhắc lựa chọn loại nước uống gì cho trẻ đi tiêm không sốt thì một số lưu ý khác có thể giúp ích cho trẻ khi đi tiêm phòng mà bố mẹ nên tham khảo:

Chọn địa điểm tiêm phòng uy tín

Các bệnh viện, cơ sở y tế, địa điểm tiêm phòng uy tín thường đảm bảo về chất lượng vắc xin và giúp bé giảm đau, ít sốt, ít quấy khóc hơn khi đi tiêm. Các cơ sở này luôn bảo quản vắc xin lạnh theo tiêu chuẩn GSP, có hệ thống phòng ốc rộng rãi, thoải mái, đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, đầy đủ đồ dùng và phương tiện cấp cứu khi cần thiết.

Ngoài ra, trẻ còn được thăm khám, theo dõi sát sao trước, trong và sau khi tiêm để chắc chắn không có những phản ứng nghiêm trọng đối với vắc xin nên bố mẹ có thể hoàn toàn yên tâm.

Tiêm ngừa vào buổi sáng

Việc đi tiêm ngừa vào buổi sáng sẽ mang đến nhiều lợi ích hơn cho việc xử trí các vấn đề bất thường ở trẻ sau khi chích vắc xin. Bởi nếu cho trẻ đi tiêm vào buổi chiều thì những phản ứng như sốt, quấy khóc… có thể xảy ra vào ban đêm và gây khó khăn nhiều cho bố mẹ khi chăm sóc trẻ bị sốt. 

Không để trẻ quá no hoặc quá đói trước khi tiêm

Hãy lưu ý rằng trẻ không cần nhịn đói và cũng không nên ăn quá no trước khi tiêm ngừa. Mẹ nên cho bé ăn đủ lượng cần thiết để đảm bảo trẻ không bị hạ đường huyết là được. Nếu mẹ đang cho bé bú, hãy ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để giúp bé tăng cường sức đề kháng hiệu quả hơn.

Uống gì cho trẻ đi tiêm không sốt? Mẹo nhỏ giúp giảm đau cho bé khi tiêm ngừa 4

Tiêm ngừa vào buổi sáng có thể giúp bố mẹ xử lý tình huống bất thường sau tiêm dễ dàng hơn




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024