Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
24/10/2010 23:10 # 1
Ga_Tay
Cấp độ: 8 - Kỹ năng: 9

Kinh nghiệm: 79/80 (99%)
Kĩ năng: 80/90 (89%)
Ngày gia nhập: 07/09/2010
Bài gởi: 359
Được cảm ơn: 440
Hoàng Thành Thăng Long, chứng tích qua năm tháng


Ngày 1/8 vừa qua, khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới. Phạm vi di sản được thế giới công nhận chính là khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu và các di tích cạnh đó. Đây chính là trục trung tâm của Cấm Thành còn sót lại, gồm: Kỳ Đài – Đoan Môn – Kính Thiên – Hậu Lâu và Bắc Môn. Không còn nhiều, nhưng đó chính là dấu xưa còn lại của nơi tập trung quyền lực cao nhất của hầu hết các vương triều phong kiến Việt Nam.

Đây là  sự kiện vô cùng ý nghĩa đối với người dân thủ đô nói riêng và cả nước nói chung trước thềm đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Blog ảnh số mời bạn đọc cùng xem những bức ảnh cổ nhất của khu di tích này do người Pháp chụp lại.

 




Đoan Môn



Cầu chính Bắc bắc qua hộ thành hào vào cửa chính Bắc thành Hà Nội (1884)


Một góc trong thành Hà Nội trước khi bị triệt phá (1884-1887)

Khu Kỳ Đài



Khu vực điện Kính Thiên

Hoàng thành Thăng Long qua các triều đại có thể to nhỏ khác nhau, vòng thành có thể rộng hẹp khác nhau, nhưng trên trục hoàng đạo nối từ Cửa Bắc đến Cửa Nam có một địa điểm không khi nào thay đổi, đó chính là Điện Kính Thiên.

Từ khi triều Nguyễn rời đô vào Huế, đã đổi cả tên lẫn đơn vị hành chính của Kinh thành Thăng Long ra Bắc Thành rồi tỉnh Hà Nội, thành quách bị phá đi xây gọn nhỏ lại. Không gian của Điện Kính Thiên xưa, nay được làm nền xây Hành Cung để mỗi lần Hoàng đế ngự giá Bắc Hà làm nơi Ngài ngự và tiếp kiến quần thần.


Điện Kính Thiên đương nhiên không còn như xưa, duy nhất còn mấy đôi rồng đá rất đặc trưng của nghệ thuật tạo hình thời Lê là còn nguyên vẹn, trừ mấy đôi rồng nhỏ phía sau đã bị mất. Toà Hành Cung vẫn hiện diện khi quân Pháp mới chiếm thành nên ta mới có hình ảnh toà nhà xây trên nền Điện cũ khá hoành tráng. Ảnh này được chụp nhưng để in họ phải chuyển sang hình thức khắc đồng (iconographie).

Bức ảnh quý chụp điện Kinh Thiên từ Đoan Môn


Nhưng rồi toà kiến trúc ấy cũng biến mất, thay bằng những bức tường dày xây gạch làm công trình phòng thủ của đội quân chiếm đóng khi chiến sự chưa chấm dứt.


Đến năm 1887, khi công cuộc bình định của người Pháp đã hoàn thành, trên nền điện cũ, thực dân xây một kiến trúc hoàn toàn Tây phương làm Đại bản doanh lực lượng Pháo binh thuộc địa (Direction d’ Artillerie)

Sau ngày ta tiếp quản Thủ đô (1954), khu vực thành cũ trở thành doanh trại quân đội ta và Toà nhà trên Điện Kính Thiên được củng cố tầng hầm để trở thành “Tổng hành dinh” chỉ huy  cuộc Kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Vì thế ngày nay, không gian này trở thành một di tích “kép” cho cả hai thời đại, Điện Kính Thiên của Hoàng thành Thăng Long xưa và Bộ Tổng chi huy Quân đội Nhân dân, di tích lịch sử quan trọng của Lịch sử hiện đại Việt Nam.

Sau đây là hình ảnh Điện Kính Thiên phục dựng bằng kỹ thuật 3D trong demo phim tài liệu khoa học khảo cứu về hoàng thành Thăng Long dự định ra mắt dịp 1000 năm Thăng Long – Hà Nội

anhso.net




†-‘๑’-♥Đừng…bAo…giờ…cHúc…aNk…hạNk…pHúc…•…Vì…iEm…chĩNk…là…hạNk…pHúc…cỦa…đỜi…aNk♥-‘๑’-†

 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024