Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
27/12/2013 14:12 # 1
nguyenthang_ktr
Cấp độ: 30 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 180/300 (60%)
Kĩ năng: 148/210 (70%)
Ngày gia nhập: 06/10/2011
Bài gởi: 4530
Được cảm ơn: 2248
Ngổn ngang bảo tồn phố cổ Hà Nội


Www-hn1980s-ancient-quarter-v1_zps8daa3f52

Nửa cuối năm 2013 là một bước ngoặt lớn tại phố cổ Hà Nội, với hàng loạt động thái được lên kế hoạch triển khai: Mở thêm tuyến phố đi bộ, cấm xây dựng các nhà cao tầng, chuẩn bị di dời hàng nghìn hộ dân sang khu vực khác… Tất cả được thực hiện với đích đến đề ra từ hơn chục năm nay: Trả lại cho “36 phố hàng” những giá trị kiến trúc và văn hóa đặc thù.

Cụ thể, từ quý IV/2013 đến quý IV/2016, hơn 1.500 gia đình tại phố cổ sẽ được di dời sang khu tái định cư quận Long Biên để giảm tải mật độ cư trú trong khu di sản này (hơn 5.000 hộ dân khác sẽ được tiếp tục di dời trong giai đoạn 5 năm tiếp theo).

mydung-201372-214228149-rs7

Tiếp đó, vào đầu tháng 11-2013, Quy chế quản lý kiến trúc khu phố cổ đã được ban hành, thay cho bản điều lệ tạm thời – được áp dụng từ năm 1999.

Đừng bảo tồn một cách máy móc

Dù được so sánh rất nhiều với thành công trong khâu bảo tồn – phát triển du lịch của Hội An (Quảng Nam), nhiều chuyên gia vẫn lên tiếng cảnh báo về sự khác biệt đặc thù giữa phố cổ Hà Nội với di tích đã được UNESCO vinh danh này. Theo đó, ngoài sự không tương đồng về quy mô, độ tuổi hay xuất phát điểm tiến hành bảo tồn, bản chất văn hóa – lịch sử của hai đô thị này cũng đòi hỏi những cách tiếp cận khác nhau trong việc biến di sản đô thị thành tuyến phố du lịch.

Cụ thể, so với một đô thị thương cảng thời phong kiến như Hội An, kiến trúc và không gian phố cổ Hà Nội có sự phức tạp, đa dạng hơn vì quá trình tiếp biến văn hóa của mình. Cùng trong một diện tích, rất nhiều loại kiến trúc đặc thù đan xen nhau là chuyện bình thường: kiến trúc truyền thống Việt Nam, kiến trúc Pháp thuộc địa, kiến trúc Địa Trung Hải hay loại kiến trúc Trung Hoa trước 1930 nhưng lại mang ảnh hưởng của thiết kế nhà ống. Và theo đó, song song với quá trình hạ mật độ dân số, việc tôn tạo các kiến trúc trong phố cổ cũng cần được nghiên cứu kỹ để có sự phù hợp với cảnh quan không gian của từng ô phố riêng biệt.

Ancient_Quarter_zpscff85f85

Phố cổ Hà Nội.

Phố cổ Hà Nội.

“Nếu Hội An trong lịch sử là nơi giao dịch thương mại đơn thuần thì không gian chức năng của phố cổ Hà Nội lại rất phức tạp. Không phân thành từng khu riêng biệt về thương mại, thủ công, sinh hoạt… mà các ngôi nhà thường đóng vai trò đa năng linh hoạt, thậm chí có thể đảm nhiệm cùng một lúc tất cả chức năng này” – ông Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Kiến trúc sư (KTS) trưởng Hà Nội nhận xét. “Và việc Hà Nội tập trung bảo tồn vùng lõi phố cổ với 19 ha trong tứ giác Hàng Đào – Hàng Chiếu – Hàng Mắm – Trần Nhật Duật là một lựa chọn hợp lý, thay vì ôm hết 100 ha diện tích của toàn bộ khu phố cổ như ý tưởng trước đây”.

Sự thực, trong vài năm qua, một số dự án giải phóng mặt bằng và tu bổ kiến trúc đặc thù tại phố cổ cũng đã được triển khai như trường hợp các đình Kim Ngân (Hàng Bạc), đình Quan Đế (Hàng Buồm) đình phả Trúc Lâm (Hàng Hành) hay một đoạn phố Tạ Hiện. Chỉ có điều, việc giải phóng mặt bằng và tu bổ các kiến trúc này diễn ra khá chậm chạp và tốn kém.

Đơn cử, vào cuối năm 2010, việc trùng tu và chỉnh trang một đoạn phố Tạ Hiện được khởi công với sự giúp đỡ của thành phố Toulouse (Pháp). Để trả lại kiến trúc cổ vốn có cho 52m đường và chỉ áp dụng với lớp nhà ngoài mặt phố, dự án đã mất trọn 12 tháng với số tiền 15 tỷ đồng.

Tương tự, để di dời năm hộ dân lấn chiếm không gian đình Quan Đế, Nhà nước phải bỏ ra là 10 tỷ đồng. Để trùng tu đình phả Trúc Lâm là 11 tỷ đồng… Bởi vậy, theo KTS Nghiêm, việc lựa chọn những kiến trúc tiêu biểu, ưu tiên đầu tư để tạo điểm nhấn trong phố cổ là điều cần thiết.

Từ những “hạt nhân” ấy, sức hấp dẫn mới lan tỏa dần tới khách du lịch. Đặc biệt, một số KTS cũng tỏ ra dè dặt và thận trọng khi nhắc tới kế hoạch sớm biến một số tuyến phố trung tâm như Hàng Buồm, Mã Mây, Lương Ngọc Quyến, Tạ Hiện thành đường đi bộ ngay trước Tết 2014.

Theo phân tích chung, nếu không có những giải pháp đồng bộ, việc vội vã khai thác phố cổ thành phố bộ hành ở một không gian rộng như vậy sẽ rất lộn xộn, thậm chí lãng phí. “Đơn cử như câu hỏi về các nút giao thông ngoại vi. Du khách sẽ tới đây bằng gì và gửi xe ở đâu nếu sử dụng phương tiện cá nhân?” – một KTS thắc mắc.

“Tại các thành phố phát triển, những khu vực bộ hành đều có bước tiếp cận với không gian này bằng hệ thống tàu điện ngầm, hoặc những bãi gửi xe lớn được quy hoạch sẵn. Trong khi đó, phố cổ gần như chưa có một bãi gửi xe lớn theo đúng nghĩa, và giá đất thì vô cùng đắt nên không dễ để xây dựng những nhà để xe cao tầng…”.

Và câu hỏi “Xem gì” ?

“Không chỉ tôn tạo di tích và kiến trúc, cái chúng ta cần quan tâm là việc du khách sẽ thưởng thức một không gian văn hóa với những hoạt động gì?” – KTS Đào Ngọc Nghiêm đặt tiếp câu hỏi. “Theo lý thuyết, không gian ở khu phố cổ phải mang màu sắc không gian của văn hóa – lịch sử – ký ức. Nhưng, các phố nghề tại đây còn rất ít và đã mai một nhiều, trong khi giao thông, trật tự công cộng, vệ sinh môi trường lại chưa bảo đảm”.

Theo KTS Nghiêm, nét đặc trưng của phố cổ là việc hình thành cộng đồng dân cư gắn với từng phố nghề.

Nhưng ở thời điểm hiện tại, rất nhiều cửa hàng tại các “phố Hàng” lại đang sinh sống bằng những nghề hoàn toàn xa lạ với nguyên gốc. Do đó, bài toán này cần được giải bằng những biện pháp đặc thù về hỗ trợ kinh tế, chứ không chỉ còn là nhiệm vụ của ngành bảo tồn.

“Các nước trên thế giới áp dụng hình thức ưu đãi về thuế, hoặc hỗ trợ nguồn vốn cho những trường hợp phố nghề như vậy. Tôi nghĩ, chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng mô hình này để từng bước tạo ra các phố nghề cổ truyền” – ông Nghiêm nói.

Một sự vô lý được ông Nghiêm chỉ ra: Trong khi các làng nghề truyền thống tại đồng bằng Bắc Bộ đang bị thu hẹp lại và ngày càng bị đẩy ra xa dần khu trung tâm thì các tuyến phố du lịch tại khu phố cổ vẫn chủ yếu kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ có xuất xứ nước ngoài. Có nghĩa, cái thiếu ở đây là một chính sách hỗ trợ và liên kết hợp lý, để những lụa Vạn Phúc, đồ gỗ Đồng Kỵ, đồ bạc Đồng Xâm… được tạo cơ hội xuất hiện và “đặt văn phòng giao dịch” ngay trong phố cổ để có sức hút với cộng đồng.

Ngoài ra, theo TS Lưu Minh Trị, Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Thăng Long, bản thân là các ngôi đình thờ tổ nghề truyền thống – đặc trưng lớn nhất của phố cổ so với các di sản khác tại Hà Nội – cũng chính là một địa điểm tiềm năng để tổ chức các hoạt động thu hút khách du lịch.

Hoặc, theo các tư liệu cũ, trong khu phố cổ có tới 15 điểm từng là nơi tổ chức biểu diễn ca trù truyền thống và hoàn toàn có thể tập trung khôi phục trước một vài điểm diễn để không gian phục vụ du khách…

Có nghĩa, với hàng loạt vấn đề về bảo tồn và quy hoạch được dồn lại trong hàng chục năm qua, việc biến phố cổ Hà Nội thành một cụm di sản đô thị có sức hấp dẫn thật sự sẽ còn phải diễn ra trong một thời gian rất dài, bất chấp sự nôn nóng của những người trong cuộc.

Theo một cuộc khảo sát do Ban quản lý phố cổ kết hợp với Đại học Paris tiến hành cách đây vài năm, 80% du khách từng tới phố cổ không có ý định quay trở lại đây một lần nữa. Và theo nhiều chuyên gia, việc thiếu vắng các hoạt động cộng đồng truyền thống để kết nối và tạo nên màu sắc riêng của phố cổ là một trong những lý do dẫn tới điều này.

Theo  Nhandan

 



Nguyễn Anh Minh Thắng- K17 KTR3
Gmail: nguyenthang1593@gmail.com

...

Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm 1 ngày sống để yêu thương!!!

 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024