Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
04/10/2023 17:10 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 204/400 (51%)
Kĩ năng: 14/210 (7%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 8004
Được cảm ơn: 2114
Lãnh đạo hỏi: “Tại sao nghỉ việc ở công ty cũ”, người EQ cao trả lời khôn ngoan được mời vào làm việc ngay


Cách đối đáp thông minh của người EQ cao sẽ khiến người xung quanh cảm thấy hài lòng, nhất là khi họ tham gia phỏng vấn.

 

Khi tham gia buổi phỏng vấn, chúng ta cần chuẩn bị kỹ lưỡng các câu trả lời, các tình huống có thể xảy ra. Một ứng viên thông minh, cầu tiến và có cách trả lời khéo léo chắc chắn sẽ gây ấn tượng mạnh mẽ với nhà tuyển dụng.

Khi phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường đặt ra câu hỏi: “Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ” để đánh giá cách ứng xử của ứng viên. Nhà tuyển dụng đặt ra câu hỏi này để tìm ra 1 ứng viên phù hợp cho công ty mình. Vì thế chúng ta cần có những câu trả lời khéo léo, khôn ngoan.

Thực tế, nếu những người có trí tuệ cảm xúc thấp đối diện với câu hỏi này, họ sẽ cảm thấy bối rối, thậm chí chẳng đưa ra câu trả lời nào. Nhiều người khác sẽ nói thẳng thắn rằng họ không hài lòng với chính sách công ty, không tìm thấy cơ hội thăng tiến… Bên cạnh đó, họ còn thẳng thắn chỉ ra những lý do chủ quan như nhà quá xa nơi làm việc, sức khỏe không tốt, không đủ năng lực… Những câu trả lời này không sai nhưng chưa chắc đã khiến lãnh đạo, bộ phận nhân sự hài lòng và đánh giá cao ứng viên.

Lãnh đạo hỏi: “Tại sao nghỉ việc ở công ty cũ”, người EQ cao trả lời khôn ngoan được mời vào làm việc ngay - Ảnh 1.

Trong buổi phỏng vấn, câu hỏi: “Tại sao nghỉ việc ở công ty cũ” thường được đưa ra. Ảnh minh họa: Internet

Thế nên, người EQ cao sẽ đưa ra những câu trả lời thông minh, sâu sắc khiến lãnh đạo muốn nhận vào làm. Điển hình, họ trả lời bằng 3 câu sau đây:

1. Môi trường công ty không phù hợp

Lý do khiến chúng ta nghỉ việc ở 1 công ty thường là môi trường không phù hợp. Đây là nguyên nhân khách quan không thể thay đổi được. Nếu bạn cống hiến cho công ty thời gian dài nhưng nội bộ có nhiều vấn đề, không có triển vọng thì mọi nỗ lực của nhân viên đều là vô ích. Đó là lý do chính đáng để bạn nghỉ việc và tìm 1 môi trường thích hợp hơn.

Nhà tuyển dụng không thể đánh giá bạn là người lười biếng, không cầu tiến trong trường hợp này. Ngược lại, họ có thể sẽ thông cảm cho bạn khi đề cập tới lý do làm việc.

2. Không nhìn thấy cơ hội thăng tiến

Một trong những lý do khiến chúng ta nghỉ việc ở công ty cũ thường là không có cơ hội thăng tiến. Mỗi người đều sẽ đặt ra những mục tiêu trong nghề nghiệp, nếu công việc hiện tại không giúp ta đạt được điều đó thì ta nên tìm cơ hội khác. Vì vậy, khi lãnh đạo hỏi lý do nghỉ việc ở công ty cũ, người EQ cao sẽ thành thật nói về nguyên nhân khách quan này.

Lãnh đạo hỏi: “Tại sao nghỉ việc ở công ty cũ”, người EQ cao trả lời khôn ngoan được mời vào làm việc ngay - Ảnh 2.

Nhiều người chịu áp lực cao trong công việc nhưng không có đường thăng tiến. Ảnh minh họa: Internet

Những người lãnh đạo giỏi chắc chắn sẽ đánh giá bạn là người nghiêm túc và cầu tiến trong công việc. Một người mong muốn thăng tiến chắc chắn sẽ muốn đi xa hơn trên con đường sự nghiệp của mình. Họ mong muốn nắm bắt nhiều cơ hội hơn và được cấp trên ghi nhận mọi sự nỗ lực. Cơ hội thăng chức, tăng lương cũng tạo động lực lớn lao cho mỗi người để tiếp tục phấn đấu và đạt những thành tích mới trong công việc.

3. Không phát triển sự nghiệp cá nhân

Nếu chúng ta cố gắng cống hiến hết mình trong 1 công ty mà không thể phát triển bản thân ta sẽ dễ chán nản. Dù chăm chỉ và nghiêm túc làm việc nhưng ta lại chỉ mãi “giậm chân tại chỗ”, không thể phát triển sự nghiệp cá nhân. Đây cũng là lý do khiến nhiều người rời bỏ nơi làm việc cũ để tìm 1 “điểm tựa”phù hợp hơn.

Người có trí tuệ cảm xúc cao cũng thường lấy lý do này để giải thích cho việc nghỉ làm ở công ty cũ. Hơn ai hết, họ mong muốn bản thân phát triển từng ngày và thực hiện được những mục tiêu dài hạn đã đề ra. 

Theo Toutiao

Huyền Giang

Theo Phụ nữ số

 



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024