Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
31/10/2023 22:10 # 1
phanvanvy
Cấp độ: 24 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 95/240 (40%)
Kĩ năng: 6/20 (30%)
Ngày gia nhập: 07/02/2020
Bài gởi: 2855
Được cảm ơn: 16
6 cách bảo vệ phổi trong mùa lạnh


Tiêm vaccine, tăng uống nước và ăn thực phẩm chống viêm, bảo vệ cổ, mũi khi ra đường... giúp bảo vệ phổi trong mùa lạnh.

Bác sĩ Nguyễn Lê Nga, Quản lý Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết, viêm đường hô hấp thường gặp khi thời tiết chuyển lạnh. Trời lạnh khiến khả năng bảo vệ của cơ thể suy giảm, khiến mầm bệnh dễ dàng xâm nhập cơ thể hơn, gây viêm phổi, viêm phế quản, viêm mũi họng... Bên cạnh đó, thời tiết lạnh khô khiến các bệnh hô hấp như hen phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)... trở nặng. Do đó, mỗi người cần chủ động tránh xa yếu tố gây hại đến phổi và hệ hô hấp, đồng thời chú trọng các bước bảo vệ phổi bằng các biện pháp đơn giản.

Tiêm chủng vaccine

Vaccine giúp bảo vệ và tạo miễn dịch cho cơ thể chống lại nhiễm trùng, ngăn bệnh lây lan, đồng thời giúp lá phổi khỏe mạnh. Ví dụ cúm, phế cầu và ho gà là các bệnh có thể gây nhiễm trùng phổi và có vaccine phòng ngừa. Trong đó, mũi tiêm cúm hiệu quả 70-90%, giảm tỷ lệ tử vong và giúp giảm nguy cơ tăng nặng các bệnh đang mắc, tránh nguy cơ đồng nhiễm virus, vi khuẩn khác. Vaccine phế cầu 13 giúp trẻ phòng ngừa hơn 90% các bệnh do phế cầu, giảm 49% nhiễm virus hô hấp. Mũi tiêm ngừa ho gà - bạch hầu - uốn ván giúp bảo vệ đường hô hấp, ngăn mầm bệnh.

Uống đủ nước

Uống đủ nước rất quan trọng đối với phổi do giúp lớp màng nhầy mỏng trong đường hô hấp không bị dày lên, tránh gây khó thở. Đối với người mắc COPD, uống đủ nước còn giúp dễ dàng ho ra chất nhầy trong phổi, giảm khó chịu và khó thở.

Uống đủ nước giúp tăng sức khỏe toàn cơ thể.

Uống đủ nước giúp tăng sức khỏe toàn cơ thể.

Bảo vệ cổ, mũi

Mũi họng là cửa ngõ của đường hô hấp, "hàng rào" đầu tiên bảo vệ cơ thể. Thời tiết lạnh khô khiến mũi họng dễ bị kích ứng, tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhập, gây ho nhiều hơn.

Để bảo vệ cổ và mũi, mọi người cần chú ý giữ ấm tay, chân và cổ, có thể bằng khăn choàng. Mọi người nên đeo khẩu trang khi đi ra ngoài trời, đến nơi đông người để tránh khói bụi và không khí khô lạnh. Bạn nên chọn loại khẩu trang tiêu chuẩn, chú ý khẩu trang vải để tránh lông vải bay vào mũi gây dị ứng.

Mọi người cũng cần hạn chế đến nơi ô nhiễm, có thể sử dụng thêm máy lọc không khí tại nhà. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2016 thống kê Việt Nam có hơn 60.000 ca tử vong liên quan tới ô nhiễm không khí mỗi năm, trong đó có các bệnh như ung thư phổi, phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm phổi... Nhiều chất ô nhiễm có trong không khí có hại cho phổi cũng như sức khỏe tổng thể.

Nếu xây dựng hoặc sửa nhà, mọi người nên chọn các vật liệu thân thiện với môi trường như tủ không chứa formaldehyde, sơn chứa ít hoặc không có hợp chất hữu cơ dễ bay hơi... để giúp đường thở thông thoáng hơn.

Tăng tập thở

Các bài tập thở sâu có thể cải thiện hiệu suất của phổi, giúp những người mắc bệnh hô hấp thở tốt hơn, thư giãn tâm trí. Bệnh nhân có thể thực tập phương pháp thở bằng môi, gồm hít vào bằng mũi và thở từ từ qua môi như cách thổi tắt một ngọn nến. Phương pháp khác là tập thở bằng bụng, hít vào bằng mũi sau đó siết chặt cơ bụng, thở ra qua môi đang mím thành khe hẹp.

Bài tập thở nên thực hiện trong vòng 5-15 phút hàng ngày hoặc trước khi ngủ và sau khi thức dậy. Bên cạnh đó, mọi người nên tăng tập thể dục thể thao như chạy bộ, đi bộ, đạp xe để cơ thể khỏe mạnh hơn.

Tăng thực phẩm chống viêm

Viêm đường hô hấp có thể gây ra khó thở, cảm giác nặng ngực. Các thực phẩm chứa chất chống viêm, chống oxy hóa, có thể góp phần làm giảm phản ứng viêm, từ đó cải thiện triệu chứng khó chịu.

Nghiên cứu cho thấy ăn nhiều trái cây, rau quả, ví dụ rau lá xanh và các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa khác giúp bảo vệ phổi khỏi một số tổn thương do ô nhiễm không khí và hút thuốc. Nghiên cứu trên 1.000 người của Hàn Quốc phát hiện người uống 2 tách trà xanh mỗi ngày có chức năng phổi tốt hơn người không uống.

Bỏ thuốc lá

Theo bác sĩ Nga, hút thuốc lá gây ung thư phổi và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Việc tiếp xúc với khói thuốc lá trước khi sinh có liên quan đến suy giảm chức năng phổi và tăng nguy cơ phát triển bệnh hen suyễn ở trẻ em. Người lớn tiếp xúc khói thuốc lá dẫn đến suy giảm chức năng phổi, tăng độ nhạy cảm của phế quản.

Theo Webmd, một nghiên cứu lớn cho thấy cần đến 20 năm sau khi bỏ hút thuốc để giảm nguy cơ mắc COPD xuống mức tương đương như khi chưa sử dụng. Một thập kỷ sau khi bỏ thuốc, nguy cơ tử vong do ung thư phổi vẫn còn cao.

Mộc Thảo
Ảnh: Freepik




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024