Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
09/02/2024 18:02 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 204/400 (51%)
Kĩ năng: 14/210 (7%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 8004
Được cảm ơn: 2114
Để ngày này năm sau có ít nhất 200 triệu tiết kiệm, hãy làm ngay 3 việc này!


Mục tiêu có trong tay 200 triệu trước Tết năm sau không phải là điều bất khả thi, nếu bạn làm được 3 điều này.

 

Đến giờ này, chắc hẳn chúng ta đều đang quây quần bên gia đình, bao nhiêu khó khăn đã được gạt sang một bên để tập trung đón Tết. Dẫu vậy, mong bạn vẫn không quên những ngày tháng nơm nớp lo sợ mà bản thân vừa trải qua, chỉ vì mong ngóng thông báo thưởng Tết.

Ai cũng biết thưởng Tết là quan trọng, nhưng để nó quyết định toàn bộ cái Tết của mình vẫn là điều không nên. Rút kinh nghiệm từ giai đoạn trước Tết năm nay, hãy đặt mục tiêu tiết kiệm ít nhất 200 triệu trước Tết năm sau, để dù có không may không có thưởng Tết, chúng ta vẫn có thể tự tin đón xuân sang mà chẳng cần thấp thỏm, lo lắng.

Để ngày này năm sau có ít nhất 200 triệu tiết kiệm, hãy làm ngay 3 việc này!- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Đương nhiên, đây không phải mục tiêu dễ dàng, nhưng cũng không đến mức bất khả thi nếu bạn làm được 3 điều này.

1 - Đa dạng hóa nguồn thu

Giả sử bạn không gửi tiết kiệm, không đầu tư, để có 200 triệu trong 1 năm, trung bình mỗi tháng, bạn phải để ra được 16,6 triệu đồng.

Đưa ra ví dụ như vậy để hiểu rằng mục tiêu này gần như là điều không thể thực hiện, nếu bạn chỉ có duy nhất 1 công việc (1 nguồn thu) với vai trò là một nhân viên bình thường, chứ không phải quản lý hay các chức vụ cấp cao khác.

Cách duy nhất để có thể tiết kiệm được 16,6 triệu/tháng chính là kiếm thêm việc để đa dạng hóa nguồn thu.

Tranh thủ Tết này rảnh rang, hãy thử "lượn" các trang tuyển dụng như TopCV hay LinkedIn, thấy công việc từ xa nào phù hợp với mình, hãy nộp đơn ứng tuyển ngay lập tức. Trước đó, đừng quên "chuốt" lại CV một lần nhé!

2 - Ngưng trì hoãn việc hình thành thói quen kiểm soát chi tiêu

Kiếm thêm được việc, đa dạng được nguồn thu mà không biết kiểm soát chi tiêu thì mục tiêu tiết kiệm 200 triệu trong 1 năm vẫn cứ là xa vời. Tầm quan trọng của việc kiểm soát chi tiêu thì tất cả chúng ta đều đã biết, nhưng vì lười, vì không cưỡng lại được sức hút của việc mua sắm nên cứ tặc lưỡi "thôi để tháng sau làm lại từ đầu". Và "cái tháng sau" đó gần như chẳng bao giờ tới.

Để ngày này năm sau có ít nhất 200 triệu tiết kiệm, hãy làm ngay 3 việc này!- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Năm nay, hãy thử cố gắng giảm chi ở mức tối đa bằng 2 gạch đầu dòng này:

- Giảm chi phí sinh hoạt: Thuê nhà giá rẻ hơn (tối đa 20% thu nhập), tự nấu nướng thay vì ăn ngoài.

- Cắt bỏ hoàn toàn việc mua sắm quần áo: Thực ra chúng ta không mua quần áo vì không có gì để mặc, chúng ta mua vì những mẫu mới ra năm nay sao mà đẹp quá! Thế là chúng ta hết tiền. Một năm không mua quần áo mới, một năm mặc lại đồ cũ để cuối năm "bớt nghèo", cũng đáng mà, đúng không?

Và quan trọng hơn cả vẫn là: ĐỪNG QUÊN GHI CHÉP LẠI CHI TIÊU HÀNG NGÀY. Đây chính là cơ sở để bạn nhìn lại thói quen tiêu tiền, để nhận ra bản thân đã phung phí đến mức nào. Chuyện gì cũng vậy, phải nhìn ra được cái sai của mình thì mới tìm được cách sửa sai!

3 - Gửi tiết kiệm, đầu tư

Đừng để tiền của mình "chết lặng" trong tài khoản. Nếu không tự tin với khả năng đầu tư, hãy gửi tiết kiệm để tiền sinh ra tiền nhờ vào lãi suất.

Giả sử, mỗi tháng bạn đều gửi thêm vào tài khoản tiết kiệm số tiền là 16,6 triệu đồng; lãi suất tiết kiệm là 3%/năm. Vậy thì sau 1 năm, số tiền bạn có sẽ là 203,886,442đ.

Cách tính tiền gốc và tiền lãi trong trường hợp này như sau:

Vì lãi suất được tính hàng năm và bạn gửi tiền đều hàng tháng, chúng ta cần tính lãi suất hàng tháng dựa vào lãi suất hàng năm, để tính tổng số tiền lãi và tiền gốc.

Lãi suất hàng tháng = (1 + 0.03)^(1/12) - 1 ≈ 0.00246627.

Sử dụng công thức tính giá trị tương lai của một loạt các khoản tiền gửi định kỳ: FV = P × ((1 + r)^(n -1)/r

Trong đó:

- P là số tiền định kỳ (16,600,000 triệu đồng)

- r là lãi suất hàng tháng

- n là số lần gửi tiền trong một năm

Ngoài cách gửi tiết kiệm, bạn cũng có thể đầu tư mua vàng - Một trong những loại tài sản không bao giờ lo mất giá, có khả năng chống lại lạm phát.

Làm được cả 3 việc trên cùng lúc, ngày này năm sau có trong tay ít nhất 200 triệu là điều hoàn toàn khả thi. Vấn đề chỉ nằm ở việc bạn có đủ quyết tâm hay không mà thôi.

Theo Ngọc Linh

Theo Phụ nữ mới

 



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024