Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
05/04/2024 22:04 # 1
phanvanvy
Cấp độ: 24 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 67/240 (28%)
Kĩ năng: 6/20 (30%)
Ngày gia nhập: 07/02/2020
Bài gởi: 2827
Được cảm ơn: 16
11 kỹ thuật giảm căng thẳng


Người thường xuyên lo lắng, căng thẳng có thể tập yoga, thiền, sử dụng tinh dầu, nghe nhạc, tắm nước ấm để thư giãn tâm trí.

Căng thẳng mạn tính có thể dẫn đến mệt mỏi, thiếu tập trung, mất ngủ, huyết áp cao, trầm cảm, rối loạn lo âu. Giảm stress có thể cải thiện giấc ngủ, nguy cơ mắc bệnh mạn tính thấp hơn. Dưới đây là các kỹ thuật có ích.

Tập thở

Khi căng thẳng, hormone trong cơ thể khiến hơi thở và nhịp tim nhanh hơn. Hít thở chậm và sâu làm chậm nhịp tim và ổn định huyết áp, từ đó giảm căng thẳng và lo lắng.

Thực hành: Ngồi thoải mái, nhắm mắt lại, tập trung vào hơi thở. Từ từ hít vào bằng mũi đếm đến 4, nín thở khi đếm đến 4, sau đó thở ra bằng miệng và đếm đến 4. Lặp lại một vài lần.

Thiền

Thiền trong 5 phút cũng có thể bớt căng thẳng tâm lý và lo lắng. Để thực hành thiền, ngồi yên lặng, hít thở sâu. Khi những suy nghĩ nảy sinh, bạn cố gắng để chúng trôi qua và quay lại tập trung vào hiện tại.

Tưởng tượng

Kỹ thuật này sử dụng tâm trí để tưởng tượng ra một môi trường thư giãn, từ đó tạo ra cảm giác thoải mái, thư thái. Để thực hành, nhắm mắt lại và hình dung các đồ vật, cảnh vật hoặc sự kiện có liên quan đến sự thư giãn như đại dương, núi non, địa điểm yêu thích, mùi hương dễ chịu.

Yoga

Yoga là hình thức rèn luyện thể chất và tinh thần, hỗ trợ cải thiện sức khỏe, kiểm soát căng thẳng, tăng cường cảm xúc tích cực. Có nhiều hình thức thực hành yoga khác nhau, từ thở nhẹ nhàng, thiền định cho đến các tư thế thể chất gọi là asana.

Tập luyện yoga giúp giảm stress và lo âu. Ảnh: Mai Cat

Tập yoga giúp giảm căng thẳng, lo âu. Ảnh: Mai Cat

Tâp thể dục

Chỉ cần 30 phút tập thể dục vừa phải có thể chống lại căng thẳng và cải thiện giấc ngủ. Các bài tập thể dục đơn giản như đi bộ nhanh quanh khu nhà hoặc khiêu vũ trong phòng khách.

Giãn cơ

Căng thẳng khiến căng cơ bắp, đây là lý do người bị stress thường cảm thấy căng ở đầu, cổ, vai hoặc lưng. Thư giãn cơ làm giảm căng thẳng, lo lắng, cải thiện sức khỏe tâm thần.

Thực hành: Ngồi hoặc nằm trong tư thế thoải mái. Sau đó chọn một nhóm cơ như cẳng chân, hít vào và co các cơ đó trong 5-10 giây. Tiếp theo, thở ra để cẳng chân thả lỏng và giãn các cơ trong 10 giây trở lên. Tiếp tục cho đến khi cảm thấy thư giãn tất cả các phần của cơ thể.

Xoa bóp

Xoa bóp là kỹ thuật tác động đến các mô mềm có tác dụng giảm đau, bớt căng cơ ở cổ, lưng và vai do căng thẳng. Có nhiều kỹ thuật massage khác nhau mà người thường xuyên mệt mỏi, lo âu có thể áp dụng.

Liệu pháp hương thơm

Khuếch tán tinh dầu như hoa oải hương, gỗ đàn hương cải thiện tâm trạng, thúc đẩy giấc ngủ ngon hơn. Nó cũng có thể hiệu quả trong giảm căng thẳng nhận thức.

Liệu pháp nghệ thuật

Trị liệu nghệ thuật là phương pháp dùng bút màu, màu nước, đất sét hay các vật liệu khác để tạo ra tác phẩm nghệ thuật. Thông qua quá trình này, bạn trải nghiệm những cách thể hiện mới về suy nghĩ, năng lực bản thân và khả năng đối phó của mình trước khó khăn.

Thủy trị liệu

Thủy trị liệu là sử dụng nước, hơi nước nóng, áp suất, thời lượng và vị trí khác nhau để tăng cường sức khỏe. Thủy trị liệu như tắm nước ấm, tắm hơi hoặc nước lạnh, bơi lội làm dịu căng thẳng và cải thiện thể chất, tinh thần.

Âm nhạc trị liệu

Liệu pháp âm nhạc gồm nghe, sử dụng nhạc cụ, ca hát để tăng cường sức khỏe thể chất và tâm thần. Nghe nhạc 30 phút mỗi ngày giúp tinh thần thư giãn, vui tươi hơn.

Tham hoạt gia các hoạt động giải trí, đến nơi có không gian xanh như công viên, kết nối bạn bè, suy nghĩ tích cực cũng hỗ trợ phục hồi nhanh hơn sau căng thẳng. Người thường xuyên stress nên có chế độ ăn lành mạnh, ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên, tránh uống nhiều rượu và cà phê, bỏ hút thuốc. Nói chuyên gia tâm lý hoặc sức khỏe tâm thần nếu bạn đã thay đổi nhiều cách nhưng không giúp ích, căng thẳng kéo dài.

Mai Cat (Theo Very Well Health)




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024