Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
11/01/2014 16:01 # 1
Nguyenthitham
Cấp độ: 12 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 104/120 (87%)
Kĩ năng: 52/70 (74%)
Ngày gia nhập: 17/09/2013
Bài gởi: 764
Được cảm ơn: 262
Tình hình phát triển tín dụng của các Ngân hàng thương mại trong thời điểm hiện tại-ThS Mai Thị Quỳnh Như


TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG THỜI ĐIỂM HIỆN TẠI

Đến thời điểm hiện tại, đầu ra của tín dụng đối với các Ngân hàng thương mại vẫn đang trong tình trạng khá bế tắc, lượng thừa vốn trong các ngân hàng vẫn đang ở mức cao khi tăng trưởng tín dụng là không mạnh, trong khi tăng trưởng tín dụng là xương sống trong việc duy trì hoạt động của ngân hàng, bên cạnh các công tác khác như cắt giảm chi phí, tái cấu trúc…

Trọng tâm bài viết đi vào 2 nội dung cơ bản như sau:

-       Định hướng hoạt động trong thời điểm hiện tại

-       Giải pháp tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại

1.    Định hướng hoạt động trong thời điểm hiện tại

Khi thị trường kinh tế tài chính trong nước bắt đầu rơi vào cuộc khủng hoảng, thị trường bất động sản bị đóng băng, dẫn đến việc hàng loạt khách hàng rơi vào tình trạng mất thanh khoản, không có khả năng trả nợ cho ngân hàng, tại thời điểm năm 2011, để tiết giảm đến mức tối đa chi phí hoạt động, các ngân hàng thương mại đã đề ra những biện pháp cắt giảm chi phí lương nhân viên, chi phí thưởng nhân viên… khi tăng trưởng tín dụng bắt đầu tăng chậm lại trong khi bộ máy ngân hàng đã phát triển tương đối cồng kềnh.

Đến thời điểm hiện tại, hầu như tất cả các ngân hàng thương mại đều tiến hành tái cấu trúc lại bộ máy hoạt động, một số ngân hàng thương mại thì sáp nhập lại với nhau để nâng cao hiệu quả hoạt động, từ những công tác tái cấu trúc đó, các ngân hàng thương mại đã mạnh dạn hơn trong việc sa thải các nhân viên làm việc không hiệu quả để giữ lại những nhân viên hiệu quả hơn, với chức danh chuyên viên khách hàng, các nhân viên này chấp nhận làm rất nhiều công tác từ huy động vốn, tiếp thị thẻ tín dụng, thẻ thanh toán, tiếp thị cho vay, thu hồi nợ… Các chức danh quản lý phòng, quản lý chi nhánh ít nhiều cũng bị ảnh hưởng do điều chuyển công việc.

Tuy nhiên những giải pháp tái cấu trúc hệ thống ngân hàng này dẫu sao cũng chỉ mang tính tình thế giải quyết bài toán chi phí trong thời điểm hiện tại. Nguồn sống của các ngân hàng thương mại chủ yếu vẫn là phát triển sản phẩm tín dụng, chỉ có phát triển tốt tín dụng mới có thể bán chéo để phát triển các sản phẩm tài chính khác. Thế nhưng, tính đến ngày 14/10/2013, tăng trưởng tín dụng mới đạt 6,18%. Cái đích 12% trở nên xa vời vợi dù các ngân hàng thương mại đã không ngừng nỗ lực. Các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính đã có dự báo tăng trưởng tín dụng năm nay cao nhất cũng chỉ có thể đạt 10%. Chính vì các doanh nghiệp không có tăng trưởng vốn để sản xuất kinh doanh trong thời gian vừa qua nên ngành ngân hàng bị coi là có lỗi trong việc tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm dừng ở mức 5,14% và dự báo cả năm khó đạt mức 6% như kế hoạch.

Lý giải cho vấn đề vì sao GDP tăng thấp, có thể dễ dàng nhận thấy nhất là sản xuất công nghiệp phục hồi chậm. Các doanh nghiệp hoạt dộng trong các lĩnh vực thương mại, sản xuất kinh doanh là các nhân tố và là nguồn đóng góp chính vào GDP, trong thị trường hiện tại họ là những nhân tố nhạy cảm với thị trường nhất,  lại giải thể hàng loạt, hoặc hoạt động cầm chừng. Chính vì vậy, dù muốn hay không, các ngân hàng thương mại đã, đang nỗ lực đẩy tín dụng ra, bởi cứu doanh nghiệp cũng là cứu chính mình.

Mức lãi suất cho vay hiện nay được đánh giá là đã thấp kỷ lục: trần lãi suất cho vay đối với 5 lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ) là 9%/năm. Mặt bằng lãi suất tiền đồng trong 8 tháng đầu năm 2013 đã giảm khoảng 2-5%/năm so với đầu năm, lãi suất cho vay giảm 3-5%/năm và đã trở về mức lãi suất của giai đoạn 2005 – 2006. Đến cuối tháng 8/2013, tỷ trọng các khoản vay có lãi suất đến 13%/năm chiếm khoảng 74,97%; tỷ trọng các khoản vay có lãi suất từ 13-5%/năm chiếm khoảng 16,77%; tỷ trọng các khoản vay có lãi suất trên 15%/năm chiếm khoảng 8,26%.

Lãi suất cho vay thấp, ngân hàng lại rất “nhiệt tình”, thế nhưng tín dụng vẫn không tăng. Vướng mắc chính là chỗ ngân hàng không tìm được khách hàng đủ điều kiện vay vốn. Khó khăn khiến nhiều doanh nghiệp vướng vào nợ xấu, hoạt động cầm chừng. Với hai lý do này, khó có ngân hàng nào dám cho vay tiếp, vì bản thân số nợ xấu của ngân hàng đang không ngừng tăng, mà“đầu ra” của nợ xấu – bán cho VAMC – cũng chưa thông.

2.    Giải pháp tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại

Giải pháp tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại trong thời điểm hiện nay chủ yếu tập trung sử dụng công cụ lãi suất, các ngân hàng tìm cách áp dụng cho khách hàng của mình mức lãi suất tốt nhất có thể nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Hiện lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại nhà nước ở mức 9-10,5%/năm và 9,5-11,5%/năm ở khối ngân hàng thương mại cổ phần. Một số doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, phương án, dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả đã được các ngân hàng thương mại cho vay với mức lãi suất chỉ 6,5-7%/năm. Với mức lãi suất này, có thể nói ngân hàng chấp nhận lỗ về lãi suất; bù lại bằng việc thu được phí dịch vụ (thông thường, kèm với hợp đồng tín dụng, ngân hàng sẽ đề nghị khách hàng sử dụng thêm các dịch vụ liên quan: trả lương qua tài khoản, dịch vụ quản lý dòng tiền, dịch vụ thanh toán, ngoại hối…). Nhưng cách này chỉ có thể áp dụng với những khoản cho vay lớn, với những khách hàng VIP. Còn nhìn chung ít có ngân hàng nào chịu nổi mức lãi suất cho vay không bằng lãi suất huy động. Lãi suất không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng từ 1-1,2%/năm; kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng khoảng 5-7%/năm; kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng khoảng 6,5-7,5%/năm; kỳ hạn trên 12 tháng khoảng 7,5-9%/năm.

Tuy nhiên, hiện lãi suất huy động USD phổ biến ở mức 0,25%/năm (tổ chức) và 1,25%/năm (dân cư); trong khi lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 4 -7%/năm đối với ngắn hạn; 6-7%/năm đối với trung và dài hạn. Như vậy có sự chênh lệch từ 2% đến 4%/năm giữa lãi suất huy động và cho vay bằng USD. Đây là mức chênh lệch khá lớn trong bối cảnh hiện nay, vì vậy các ngân hàng hoàn toàn có thể giảm lãi suất cho vay bằng USD.

Cũng có ý kiến lo ngại, khi giảm lãi suất cho vay ngoại tệ, tín dụng ngoại tệ sẽ tăng, tác động đến tỷ giá. Nhưng lý do này không thuyết phục. Bởi cùng với tốc độ tăng chậm của tín dụng nói chung, tín dụng ngoại tệ khó có khả năng tăng đột biến đến mức tác động đến tỷ giá. Vì trong số tăng trưởng tín dụng 6,18% nói trên thì tín dụng bằng đồng nội tệ tăng 10,4%; tín dụng ngoại tệ giảm 11,55%. Mặc dù việc tín dụng ngoại tệ giảm được cho là phù hợp với tiến trình chống đô la hóa nền kinh tế của Ngân hàng Nhà nước, nhưng trong bối cảnh này, có lẽ sự nghiệp chống đô la hóa nên tạm gác lại. Hơn nữa, thời gian qua Ngân hàng Nhà nước đã mua vào một lượng ngoại tệ không nhỏ, cộng thêm nguồn kiều hối lên đến 7,5 đến 8 tỷ USD (tính đến hết quý III/2013). Nguồn ngoại tệ này không nên để “chết” trong két sắt. Lãi suất cho vay bằng ngoại tệ giảm sẽ kích thích tăng tín dụng, có lợi cho ngân hàng thương mại và hỗ trợ thêm cho doanh nghiệp trong lúc khó khăn.

Có điều, “chơi” với ngoại tệ không đơn giản. Sẽ là rủi ro không nhỏ đối với cả ngân hàng và doanh nghiệp khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá (theo cam kết của Ngân hàng Nhà nước thì từ nay đến cuối năm họ vẫn được quyền điều chỉnh thêm 1-2% nữa). Vì vậy, khi vay vốn bằng ngoại tệ, tốt nhất doanh nghiệp nên sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Thà thêm một chút chi phí còn hơn gánh chịu rủi ro từ biến động tỷ giá.

Ths. Mai Thị Quỳnh Như




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024