Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
18/10/2023 23:10 # 1
vutmaihoa
Cấp độ: 20 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 68/200 (34%)
Kĩ năng: 5/20 (25%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1968
Được cảm ơn: 15
Ngôn ngữ và câu chuyện học ngoại ngữ của mình


Nhiều bạn học ngoại ngữ vì để có công ăn việc làm ổn định, có bạn lại thích đi du lịch ở nhiều nơi khác nhau, có bạn thì lại thích học ở trường này trường nọ nên học ngoại ngữ để có ưu thế hơn, có bạn thì có anh chị em hàng xóm cô bác chú dì dượng mợ thím nào đó nói tiếng nước ngoài cho nên cũng muốn học thứ tiếng đó để nói chuyện với họ, v...v...
Mình thì học ngoại ngữ là để ... viết nhật ký !?
Nếu bạn tò mò "Lý do quái lạ gì vậy?" và câu chuyện đằng sau đó, cách học của mình để trở thành một người nói được 3 thứ tiếng Việt, Anh và Pháp như mình và có thể tiếp tục học thêm cả chục những thứ tiếng khác nữa, thì để mình kể cho bạn nghe ly kỳ truyện học ngoại ngữ của chính bản thân mình
NGOẠI NGỮ TỪNG LÀ KHÁI NIỆM XA LẠ ĐỐI VỚI MÌNH, CHO ĐẾN NĂM LỚP 1
Đối với mình năm mới bập bẹ biết đọc chữ còn chưa trôi, ngày tháng năm chả biết bao nhiêu, nói chung là "đầu chưa sạch c*t trâu" như ông bà ta thường nói thì cái quái gì mà mình biết đến tiếng Anh cơ chứ?
Vâng, tiếng Anh, bạn không nghe lầm đâu. Hồi còn nhỏ, mình đã phải bắt buộc học tiếng Anh cho đến chết. Đối với mình, tiếng Anh là một thứ ngôn ngữ kỳ quái nhất hành tinh, vì cách đánh vần của nó chả có hệ thống gì cả, khó chết. Rồi đến khi học bảng động từ bất quy tắc thì ôi thôi, có mà chết :)))
Nhưng nếu như bạn nào vẫn còn đang cảm thấy tiếng Anh khó thì tin mình đi, đó là thứ ngôn ngữ dễ nhất quả đất này đấy!
Mình không hề có ý động viên bừa đâu bạn, thực tế là như vậy. Tiếng Anh dễ vì nó có những đặc điểm sau:
1. Sử dụng bảng chữ cái Latin: quá giống với tiếng Việt, càng dễ hơn nữa vì nó chả có mấy cái ký tự và thanh điệu lằng nhằng như tiếng Việt.
2. Ngữ pháp: đơn giản, chỉ có 16 thì với những cách biến đổi khá cơ bản và dễ học thuộc lòng, một vài câu điều kiện và các dạng động từ của tiếng Anh cũng không đến nỗi quá lằng nhằng. Có một đặc điểm của tiếng Anh là ngữ pháp của nó cũng tương đối thẳng thắn, tức là rất dễ hiểu và dễ để thành lập một câu cơ bản, ví dụ như "Tôi thích táo" thì chỉ cần dịch từng từ một thôi "I like apples" là xong.
3. Danh từ, động từ và tính từ của nó cũng có quy tắc. Các prefix, suffix của nó cũng khá phong phú, và khoảng 80% trường hợp thì các từ vựng tiếng anh được tạo nên từ các từ có sẵn cộng với các prefix, suffix này. Đặc điểm này là một đặc điểm khá đặc trưng của các ngôn ngữ Indo-European, và đối với mình thì mình cực kì thích cái hệ thống "pre-suff-ix" này của tiếng Anh nói riêng và Indo-European nói chung.
(Lưu ý là đây chỉ là góc nhìn của một người châu Âu bình thường khi học tiếng Anh thôi. Tuy vậy, đối với mình thì ai cũng có thể làm quen và sử dụng thành thạo tiếng Anh một cách dễ dàng, vì những lý do trên).
Nói chung là, ban đầu, mình đã bị ép buộc phải học một thứ tiếng hoàn toàn mới đối với mình. Tuy vậy một vài năm sau, mình vẫn thế thôi, mình vẫn chẳng thể nói chuyện tiếng Anh một cách lưu loát và hiểu các văn bản tiếng Anh một cách bình thường cả. Vậy thì làm thế nào mình có thể thành thạo tiếng Anh và có thể nói tiếng Anh một cách lưu loát như hiện tại?
BÀI HỌC 1: PASSIVE LEARNING
Hồi còn nhỏ, mình rất thích xem Youtube.
Công nhận là như vậy, tuy nhiên, bạn biết rồi, Youtube không phải là nơi để cho một đứa trẻ lên xem. Có quá nhiều censored content trong mắt cha mẹ, ví dụ như là content tục tĩu hay là nói về những thứ không đâu vào đâu.
Vốn hướng nội nữa, nên mình cũng không muốn ba mẹ của mình biết mình đang coi cái gì. Tại nếu họ biết được họ sẽ cấm cản đủ mọi thể loại.
Vậy nên mình đã nảy ra một ý tưởng táo bạo thế này: ba mẹ mình vốn không hiểu tiếng Anh. Vậy nên mình đã bắt đầu chuyển sang coi content tiếng Anh hơn là tiếng Việt. Mà bạn biết rồi, content tiếng Anh thì là nhiều vô số kể, từ gaming đến music, từ trời tây đến ta, và còn nhiều thứ khác nữa.
Đến tận bây giờ, mình cũng khá hối hận vì đã chuyển sang xem những loại content "Tây hóa" này. Kết cục là mình không biết gì về những thứ trendy trong nước của chính mình nữa. Tuy vậy, có một cái lợi cho việc xem quá nhiều content tiếng Anh mà sau này chính là cách học ngoại ngữ phổ biến nhất của rất nhiều người học ngoại ngữ: passive learning.
Passive learning lấy ý tưởng một đứa trẻ mới học nói. Đứa trẻ đó sẽ học nói như thế nào? Rất đơn giản, giả sử như khi ba mẹ chúng chỉ tay vào một cái ly rồi nói "Cái ly nè con" thì đứa trẻ sẽ mặc định thứ mà ba mẹ chúng vừa mới chỉ tay là "cái ly", và khi nó sau này thấy một cái ly thì mặc định, nó sẽ gọi cái ly chính là "cái ly".
Việc input thường xuyên cách gọi của một thứ ngôn ngữ mới như vầy sẽ giúp cho đứa trẻ sau đó biết cách gọi tên những đồ vật trong nhà, rồi họ hàng gia đình, rồi những thứ xung quanh chúng, và cuối cùng, đứa trẻ đó sẽ có khả năng sắp xếp chúng thành một câu cơ bản, rồi phức tạp hơn, cuối cùng đứa trẻ đó có khả năng nói trôi chảy thứ tiếng bản địa của mình.
Đối với mình, cách hiệu quả nhất để passive learning là nghe và xem video của chính người bản xứ. Mình không cảm thấy một sự hiệu quả nào khi nghe các bản audio dành cho người học tiếng nước ngoài, vì vốn dĩ đó không thể hiện được thứ ngôn ngữ nói thường ngày của người ta. Vậy cho nên, mình mới thích nghe và xem những video của người ta, cách họ nói thường ngày để hiểu họ thường xài những từ vựng gì, cấu trúc ngữ pháp ưa thích của họ là gì, các thành ngữ mà họ thích sử dụng, rồi bắt chước sử dụng lại y chang như một đứa trẻ. Cách này thật sự rất hiệu quả và chỉ sau khoảng 3 năm "thấm" thứ tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ của mình thì mình đã có thể hiểu người Anh nói gì và có thể trò chuyện lưu loát với họ như một người bản xứ đích thực.
BÀI HỌC 2: ACTIVE LEARNING
Passive learning là một kỹ thuật khá hay đấy. Nhưng chưa đủ
Bởi vì một đứa trẻ còn phải biết cách luyện tập thường xuyên những gì mà mình nói nữa.
Quay lại một chút về mình, từ sau khi mình bắt đầu biết nghe và đọc tiếng Anh nhuần nhuyễn đến mức độ mình bắt đầu sử dụng nguồn tư liệu tiếng Anh cho việc học công nghệ thông tin của mình thì bắt đầu mình muốn luyện khả năng viết và nói tiếng Anh. Lúc này, mình mới thật sự hiểu rằng điều này là cực khó. Trên trường bạn cũng có thể luyện tập với thầy cô, tuy nhiên về nhà là một câu chuyện khác. Gần như không hề có cách nào có thể luyện tập tiếng Anh tại nhà cả.
Thế là mình đã thử nghĩ cách để có thể học nói và viết tiếng Anh. Lúc này mình mới nhận ra, một phương pháp của active learning chính là luyện tập cùng chính người bản xứ. Đứa trẻ nhỏ khi mới học nói chỉ có thể sử dụng thứ ngôn ngữ mà mình mới học, và nó phải cố gắng luyện tập để nó và người thân nó mới có thể hiểu nhau được. Vậy nên, áp dụng thử phương pháp này và ép buộc chính bản thân mình phải sử dụng tiếng Anh đế nói chuyện với người khác là một cách cực hay, đặc biệt là nói chuyện với những người nước ngoài, khi mà tiếng Anh là công cụ duy nhất để mọi người có thể hiểu nhau trên thế giới này thôi. Cách này cực kì hiệu quả, và bây giờ mình cũng khá tự tin với khả năng nghe và nói của mình rồi :)))
Còn làm thế nào để có thể nói chuyện với người nước ngoài, thì, bạn biết rồi đấy: diễn đàn, hội nhóm. Mình đã tìm nhiều những hội nhóm lớn về công nghệ và tập nói chuyện với họ để vừa hiểu thêm về công nghệ và tiếng anh của mình cũng được tốt hơn nữa. 
Tóm lại, đó chính là hai bài học lớn mà mình học được để có thể học ngoại ngữ tốt hơn. Có vẻ nó khá tầm thường, vì chắc bạn cũng đã nghe hàng tá những bài học kiểu kiểu như vầy và các biến thể của nó như shadowing chẳng hạn
Vậy thì để mình nói tiếp cho các bạn nghe về bài học tiếp theo của mình.
BÀI HỌC 3: UN NOUVEL ESPRIT 
Phần này mình sẽ sử dụng các nhan đề và thuật ngữ bằng tiếng Pháp, như để thể hiện cho giai đoạn học ngoại ngữ tiếp theo của mình.
"Un nouvel esprit" có nghĩa là một cách tư duy mới trong tiếng Pháp, cho bạn nào chưa hiểu.
Về cơ bản ý nghĩa của phần này là gì?
Ngôn ngữ thực chất chính là tấm gương phản chiếu chính xác nhất của nền văn hóa của một dân tộc riêng. Ví dụ, người Nhật cực kì lịch sự, vì trong thứ ngôn ngữ của chính họ có một điểm ngữ pháp cực khó gọi là "kính ngữ", tức là những cách thể hiện sự lịch sự, tôn trọng của người Nhật; người Trung Quốc xưa rất thâm sâu, vì thứ ngôn ngữ của họ khi viết ra thì từng chữ tượng hình đều mang một ý nghĩa nhân sinh riêng, khiến cho mỗi chữ Hoa đều mang rất nhiều hàm ý sâu sắc; hay người Đức thường ngăn nắp và gọn gàng, vì thứ tiếng Đức dù cực khó và có nhiều động từ bất quy tắc, tuy vậy tiếng Đức lại được sắp xếp một cách rất gọn gàng và đều có quy củ của nó; .v..v..
Vậy nên, để học một thứ tiếng đến mức thành thạo, bạn cần phải tưởng tượng thật kỹ, rằng mình chính là người nước họ luôn. Tức là, bạn cần phải hiểu thật rõ nền văn hóa của người ta, lối sống và cách người ta nghĩ và hiểu vấn đề. Đó là lý do tại sao người châu Âu có thể học chục thứ tiếng châu Âu lân cận khác gần họ, hoặc tại sao người Việt lại không hề có quá nhiều vấn đề khi học tiếng Trung, hay người Ý  có thể hiểu và thành thạo tiếng Pháp, người Tây Ban Nha có thể thành thạo tiếng Bồ, người Turkey chỉ cần chăm chỉ là có thể thành thạo tiếng Mông Cổ, và người Nga nếu họ thích thì họ có thể học chơi và thành thạo tiếng Ba Lan sau vài tháng đổ lại.
Bởi vì, họ hiểu đối phương rất rõ. Hay nói một cách đúng hơn, tư duy của họ giống nhau.
Đó cũng là lý do tại sao đồng hóa một dân tộc khác bằng ngôn ngữ là cách dễ nhất để cai trị họ, vì chỉ khi họ có tư duy giống mẫu quốc thì mẫu quốc mới có thể dễ bề sai khiến được. Và đồng thời, đồng hóa ngôn ngữ tức là mất luôn văn hóa bản sắc riêng, vì văn hóa và ngôn ngữ ăn khớp với nhau như bánh răng đồng hồ vậy.
Vậy nên, hãy thở sâu và thử tư duy theo cách mà dân tộc nói thứ tiếng đó tư duy, hãy hiểu văn hóa của họ như của chính mình, hãy thử hòa vào họ và cuối cùng, bạn sẽ cảm thấy rằng ngoại ngữ của mình tốt hơn rất nhiều.
Khi mình học tiếng Pháp lần đầu tiên, mình cảm thấy đây rõ là một cơn ác mộng đúng nghĩa. Vì tiếng Pháp có phân giống: giống đực và cái cho một danh từ và tính từ; mỗi đại từ cũng có cách chia động từ khác nhau, và nói chung, nó là một đẳng cấp học hoàn toàn khác. Tuy vậy, nếu như bạn thử tưởng tượng mình là một người Pháp, thử cảm nhận và suy nghĩ như một người Pháp thì bạn sẽ hiểu ra tại sao arbre (cây) là giống đực, chaise (ghế) là giống cái, table (bàn) là giống cái, chien (chó) là giống đực và pizza là giống cái. Thử cảm nhận và dự đoán chính là cách mà mình học thứ tiếng mới này rất nhanh.
BÀI HỌC 4: THỬ VIẾT NHẬT KÝ
Sẽ chẳng có ai hiểu được bạn viết những gì trong nhật ký của mình là một trải nghiệm cực hay. Có bao giờ bạn sợ ai đó sẽ đọc nhật ký của bạn không? Vậy thì tại sao lại không viết nhật ký của bạn bằng tiếng Nga chỉ có bạn hiểu được và sẽ chẳng có ai hiểu cả?
Đó là một cách mà mình sử dụng để bồi bổ thứ ngôn ngữ của mình. Mình rất thích viết nhật ký rất nhiều, và mình đã bắt đầu tập viết nhật ký bằng tiếng Pháp chỉ vài hôm sau khi học cách lập câu cơ bản trong tiếng Pháp. Và cách này cũng đem lại khá nhiều điều thú vị trong cuộc sống riêng tư của mình nữa.
Qua bài viết này, mình đã nói cách học hai thứ tiếng Anh và Pháp như thế nào của mình và tại sao lại như vậy. Mình biết rằng mình chỉ thành thạo hai ngôn ngữ thôi, nhưng mình biết chắc rằng mình có thể học chục thứ tiếng khác nhờ phương pháp này. 



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024