Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
11/01/2023 09:01 # 1
mintmintonly
Cấp độ: 5 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 21/50 (42%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 17/12/2021
Bài gởi: 121
Được cảm ơn: 0
Công dụng bạch tật lê


Bạch tật lê còn có nhiều tên gọi khác nhau như thích tật lê, cây tật lê hay cây gai ma vương… Tên khoa học của nó là Fructus terestris L. Đây chính là loài cây có mặt ở nhiều nơi có vùng đất hoang như là Nam Phi, Châu Âu, Ấn Độ, Trung Quốc. Ở nước ta Bạch tật lê mọc ở những vùng ven biển miền Trung, miền Nam.

 

2. Mô tả dược liệu Bạch tật lê

Cây nằm bò trên mặt đất và dài từ 2 đến 3cm. Nó có lá kép lông chim lẻ từ 5 đến 6 đôi lá chét. Tất cả đều kèm lông trắng và phủ mịn phía dưới. Hoa của nó đơn độc với 5 cánh màu vàng và 10 nhị 5 bầu.

Bộ phận dùng bào thuốc là quả chín được dùng phơi hoặc sấy khô. Vì gai của nó khi dẫm phải sẽ nhiễm trùng nên nó còn có tên gọi gai ma vương. Bạch tật lê có quả đa dạng 5 mặt cứng đối xứng tỏa tròn, vỏ dày, trong có hạt phôi không có nội nhũ. Qủa có hình rìu nhỏ còn các mặt sẽ tách nhau rõ rệt theo từng đôi gai dài gắn. Ở mặt lưng thô ráp hơi nhô lên với vân mạng lưới.

Quả Bạch tật lê được thu hái vào mùa thu hoặc vào đầu tháng 10. Sau khi phơi khô sẽ loại bỏ gai cùng tạp chất. Nếu là tật lê sao cần rửa sạch rồi mới sao lên. Khi sao cần để lửa nhỏ đến khi tạo thành dược liệu màu vàng. Dược liệu này không mùi, có tính vị đắng, tính ôn, cay và được quy vào kinh can, phế.

 

3. Thành phần chiết xuất

Có rất nhiều chất béo, tinh dầu và alcaloid được chiết xuất bên trong Bạch tật lê. Trong đó khoảng 5% chất béo sẽ gồm stearic, myristic, palmitic, behinic acid và arachidic. Còn Alcaloid sẽ gồm có Harman và Harmine. Ngoài ra nó còn chứa Flavonoid và Saponin, Phytosterols, Glycosides và Tannin.

Nguồn ** https://dakhoahoancautphcm.vn/bach-tat-le-than-duoc-tu-nhien-tang-cuong-suc-khoe-sinh-ly-nam.html

Thông tin liên hệ : Phòng khám đa khoa hoàn cầu




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024