Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
04/12/2022 13:12 # 1
vutmaihoa
Cấp độ: 20 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 68/200 (34%)
Kĩ năng: 5/20 (25%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1968
Được cảm ơn: 15
Tuổi nào đọc sách gì?


Tại sao trẻ em cần phải đọc?

Đọc sách là một hoạt động vô cùng quan trọng và cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Học sinh từ cấp 2 trở lên đã có thể đọc sách rồi. Khi đọc sách, chúng ta được phát huy trí tưởng tượng ở mức tối đa, rèn luyện tính kiên nhẫn, trau dồi vốn từ và cách diễn đạt, tiếp nhận kiến thức của người khác về và biến nó thành kiến thức của mình. Những trẻ em yêu thích việc đọc sách thường có tính kỉ luật, tự giác học tập, và nói chung thì thường sẽ không sợ học, đặc biệt có tiềm năng trở thành những "cảnh sát chính tả" trong tương lai.

Từ khu rừng tuổi thơ

Hồi bé mình rất thích đọc. Mình đọc suốt ngày, rảnh ra là đọc, ngồi trong toilet cũng cầm chai sữa tắm lên để... đọc thành phần. Mình được mẹ mua sách cho đọc từ khi còn là học sinh tiểu học. Quyển sách vỡ lòng mẹ mua cho mình là Không gia đình. Đi hỏi xung quanh thì có khá nhiều bạn cũng đã bắt đầu với cuốn tiểu thuyết kinh điển này. Mẹ mình thì không cho mình đọc truyện tranh. Dù mình cũng không đam mê truyện tranh vì mẹ đã cảnh báo là "truyện tranh không phù hợp với lứa tuổi" nhưng phàm cái gì càng cấm thì mình lại càng muốn thử. Mượn được cuốn Nữ hoàng Ai Cập nào thì mình sẽ đọc rất say mê, đọc xong thì tự bứt rứt vì cuốn truyện tự dưng nó kết thúc ở chỗ Carol bị sư tử xổng chuồng cắn, rồi tập sau như nào? Làm gì có tập sau mà đọc? Nên mình vẫn thích đọc tiểu thuyết một lèo cho đến hết hơn là ngồi đợi truyện dài kì trong mòn mỏi. Thực ra lớn rồi mình mới biết chờ đợi khiến bộ truyện hoặc phim trở nên hay hơn và bớt dài dòng. Đấy là lý do nếu bạn đợi drama/truyện dài kì ra hết rồi mới coi thì nó sẽ không hay như mọi người review.

Bởi vì mẹ mình không có hướng dẫn cụ thể nên mình đã mò vào tủ sách của gia đình và lần mò sách để tự đọc. Mình đã đọc được Truyện cổ Grim, Những tấm lòng cao cả, Ba vạn dặm dưới biển, Túp lều bác Tôm, Góc sân và khoảng trời, Tuyển tập Tô Hoài, rất nhiều tác phẩm kinh điển dành cho thiếu nhi của các tác giả cả trong và ngoài nước. Mình cũng đã mò đến những quyển trông người lớn hơn và khó hiểu hơn rất nhiều, và thực sự nó không phù hợp cho lứa tuổi của học sinh cấp 2 như: Bỉ vỏ (hơi sốc ngang), Cuốn Theo Chiều Gió (thấy nó chán), Đồi Gió Hú (không hiểu gì), Tiếng Chim Hót Trong Bụi Mận Gai (cũng hay đấy nhưng thấy sai sai), Rừng Na Uy (riêng quyển này đọc 3 lần ở 3 lứa tuổi khác nhau nhưng vẫn không ngấm). Tất cả đều là những tác phẩm hay nhưng sau này khi mình có đủ kiến thức nền, phông văn hóa thì mình sẽ hiểu được đầy đủ nội dung mà sách truyền tải cho mình hơn

Cho đến vườn cây cấp 3

Sau khi lặn lội quá nhiều năm với hệ thống tiểu thuyết kinh điển thế giới, mình phát hiện ra một chân trời mới là VĂN HỌC MẠNG! Chà chà, nghe đã thấy hấp dẫn rồi. Mình bắt đầu "sa ngã vô tội" vào ngôn tình Trung Quốc. Sau rất nhiều dụ dỗ lôi kéo khác thì mình đã sa chân vào một thế giới tà đạo hơn nhiều, đấy là đam mỹ, và không thèm đọc ngôn tình nữa luôn. 3 năm cấp 3 mình đã trải chiếu ở rất nhiều địa hạt khác nhau, từ đam mỹ tiểu thuyết, đến BL manga, fanfic ...

Việc đọc quá nhiều văn chương mì ăn liền đã khiến mình có cái kiểu đọc nhiều, đọc liên tục nhưng không nhớ gì cả. Có những ngày mình đọc một ngày mấy chục chương truyện, nhưng chỉ cần 3 hôm sau là quên béng hết cả nội dung, tên truyện tên tác giả, tên nhân vật chính luôn. Và đương nhiên là việc đọc này mình chỉ làm trước khi đi ngủ như một thói quen chứ không mang lại cho mình kiến thức gì mới cả.

Tự mình đọc, tự mình trải nghiệm

Trong thời đại công nghệ ngập tràn, sách vở bị lấn át bởi sự hấp dẫn của smart phone, nếu muốn hình thành văn hóa đọc cho trẻ em, cần nghiêm túc hướng dẫn và kiểm soát các loại sách các bạn đọc. Đồng thời bố mẹ, người hướng dẫn cần trao đổi và bàn luận thêm về những điều các bạn rút ra sau quá trình đọc. Để làm được điều này thì chính các người lớn cũng cần tham gia đọc với các em nhỏ, tương tác hai chiều vừa giúp các em cải thiện khả năng trình bày, thuyết minh, vừa tăng sự kết nối gia đình. Bản thân mỗi người sẽ tự rút ra được những thể loại mà mình yêu thích và muốn tìm hiểu sâu. Ví dụ mình rất thích tiểu thuyết khoa học viễn tưởng, không thích tản văn, slice of life, không đọc self-help.

Hướng dẫn, giúp đỡ khi còn nhỏ, còn khi nào lớn rồi, bố mẹ hãy để các em... tự đào hố mà nhảy xuống tự bơi thôi :>

Một số sách hay cho trẻ em từ cấp 2 nếu các bạn cần: Không gia đình, Những tấm lòng cao cả, Túp lều bác Tôm, Truyện cổ Grim, Truyện cổ Andersen, Tuyển tập truyện ngắn Tô Hoài, Tuổi thơ dữ dội, Chuyện con mèo dạy hải âu bay, Pippi tất dài, Nhật ký của nhóc Nicholas, Cây cam ngọt của tôi, Harry Potter, Ba vạn dặm dưới biển, Tottochan cô bé bên cửa sổ... vân vân vân vân




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024