Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
03/04/2015 09:04 # 1
anh2bmw
Cấp độ: 48 - Kỹ năng: 44

Kinh nghiệm: 255/480 (53%)
Kĩ năng: 408/440 (93%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 11535
Được cảm ơn: 9868
Mẹo chụp ảnh phong cảnh đẹp


Bạn hãy tham khảo 10 mẹo nhỏ sau đây để có những bức ảnh phong cảnh đẹp hơn

 

1.Tăng cường độ sâu trường ảnh

 Khi chụp những bức ảnh phong cảnh với những cảnh rộng bao quát và chiều sâu rất lớn thì việc đảm bảo được các chi tiết đầy đủ trong ảnh yêu cầu người dùng cần phải khép khẩu nhỏ. Bởi khẩu độ càng nhỏ thì trường ảnh càng sâu và khiến các đốm sáng trong ảnh có hình ngôi sao nhiều cánh (phụ thuộc vào số lượng lá khẩu của ống kính) rất lung linh và rực rỡ.
 10 mẹo để chụp ảnh phong cảnh tốt hơn
 Ảnh được chụp với khẩu khép nhỏ và phơi sáng lâu
Tốc độ màn trập: 15s - Khẩu độ:16 - ISO:200
 Tuy nhiên, điểm yếu của việc khép khẩu độ ống kính nhỏ là rất ít ánh sáng đi vào sensor, vì thế bạn cần hỗ trợ cho việc này bằng cách tăng độ nhạy sáng ISO hoặc giảm tốc độ chụp (đôi khi là cả hai).

 2. Sử dụng tripod

 Với khẩu độ nhỏ, tốc độ đóng máy chậm, bạn cần phải giữ máy thật ổn định trong suốt quá trình chụp (thời gian chụp có thể từ vài giây cho tới vài chục giây cho một bức ảnh).
 Thực ra ngay cả khi chụp với tốc độ màn trập chậm và sử dụng thân máy, ống kính có tính năng chống rung hình ảnh thì bạn vẫn nên dùng tripod. Để đảm bảo rằng ảnh ko rung do những tác động như bấm máy hay thả tay, bạn nên sử dụng thêm dây bấm mềm hoặc điều khiển từ xa.

3. Điểm nhấn trong ảnh phong cảnh

 Tất cả các bức ảnh đều cần một điểm nhấn và ảnh phong cảnh cũng không phải ngoại lệ. Ảnh phong cảnh không có điểm nhấn để hút tầm mắt người xem thì sẽ rất trống rỗng, không tạo được điểm dừng cho ánh nhìn tổng thể cả bức ảnh cho người xem.

 10 mẹo để chụp ảnh phong cảnh tốt hơn
Điểm nhấn trong ảnh giúp người xem hiểu được ý đồ của tác giả
 Điểm nhấn trong ảnh có thể là bất kỳ điểm nào trong cảnh bạn định chụp, từ một tòa nhà, cái cây, tảng đá hay bóng... Tuy nhiên, bên cạnh việc chọn tiêu điểm, bạn cần phải chú ý đến cả vị trí tiêu điểm đặt ở đâu cho thích hợp nhất.

4. Tiền cảnh, hậu cảnh

 Một bức ảnh đẹp phải đảm bảo có tiền cảnh, hậu cảnh và trung cảnh. Điểm nhấn trong ảnh thường được đặt ở trung cảnh với hậu cảnh làm nền và tiền cảnh là đường dẫn hút ánh mắt của người dùng.
 10 mẹo để chụp ảnh phong cảnh tốt hơn
 Tiền cảnh và hậu cảnh giúp tạo chiều sâu cho bức ảnh
 Để làm được điều này bạn nên tạo cảm giác về độ sâu trong bức ảnh bằng cách nâng đường chân trời lên hoặc tạo các đường dẫn đi sâu vào ảnh.

 5. Bầu trời - chủ thể không thể thiếu trong ảnh phong cảnh

 Một yếu tố cần để ý đến là bầu trời trong phong cảnh. Hầu hết các bức ảnh phong cảnh cảnh đều phải có một phần của bầu trời hoặc bầu trời chiếm phần lớn trong bức ảnh.
 10 mẹo để chụp ảnh phong cảnh tốt hơn
 Bầu trời luôn là một phần không thể thiếu trong các bức ảnh phong cảnh
 Nếu bầu trời không có gì đặc biệt và tiền cảnh hấp dẫn thì bạn chỉ nên đặt đường chân trời ở 1/3 trên của ảnh. Nếu các bạn thấy bầu trời cao xanh và đẹp với các đám mây hình dạng khác nhau hoặc có màu đẹp thì hãy để nó tỏa sáng với đường chân trời đặt ở 1/3 dưới của ảnh.
 Bạn có thể tăng hiệu ứng của bầu trời bằng cách xử lý ảnh sau chụp hoặc sử dụng kính lọc (ví dụ kính lọc phân cực CPL, ND hay IR).

 6. Đường dẫn

 Trước khi chụp ảnh phong cảnh bạn hãy tự hỏi “Làm thế nào để có thể dẫn dắt ánh mắt người xem vào bức ảnh?” Có rất nhiều cách để thực hiện điều này (chụp ảnh có tiền cảnh là một ví dụ) nhưng một trong những phương pháp tốt nhất là tạo ra các đường dẫn thu hút hướng nhìn của người xem vào bức ảnh.
 10 mẹo để chụp ảnh phong cảnh tốt hơn
 Đường dẫn hướng người xem đi sâu vào ảnh
 Những bức ảnh phong cảnh có đường dẫn thường tạo cảm giác tập trung hơn cho người xem, giúp người xem ảnh hiểu được chủ thể mà người chụp muốn hướng mình tới.Các đường dẫn trong ảnh tạo ra độ sâu cho bức ảnh, tỉ lệ và là trọng tâm của bức ảnh, bản thân nó cũng tạo nên họa tiết của tấm hình.

 7. Trong tĩnh có động

 Khi chụp ảnh phong cảnh, hầu hết mọi người đều chụp ảnh tĩnh và bị động – tuy nhiên phong cảnh thì hiếm khi hoàn toàn tĩnh, bạn hãy đặt một vài chuyển động vào trong ảnh sẽ tạo ra cảm xúc và điểm nhấn cho bức ảnh.
 10 mẹo để chụp ảnh phong cảnh tốt hơn
 Bức ảnh khi được phơi sáng đủ lâu sẽ làm bức ảnh có các chuyển động của mây, cây, gió...
 Nhìn chung khi chụp được những chuyển động này bạn cần đặt tốc độ màn trập chậm (đôi khi là vài giây), khép khẩu nhỏ để lên được các chi tiết, sử dụng kính lọc chuyên dụng (CPL, ND và IR) hoặc chụp vào lúc sáng sớm, sẩm tối khi có ít ánh sáng để có thể tiến hành phơi sáng.

 8. Thời tiết và thời điểm chụp

 Một cảnh có thể thay đổi hoàn toàn khác phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Vì thế lựa chọn đúng thời điểm chụp rất quan trọng. Rất nhiều nhiếp ảnh gia mới vào nghề cho rằng bầu trời đầy nắng là thời gian tốt nhất để chụp ảnh ngoài trời. Tuy nhiên nếu thời tiết khi bạn chụp có mưa thì bạn đang nắm trong tay cơ hội có những bức ảnh với cảm xúc thật và có gì đó hơi ảm đạm.
 Bạn hãy thử tìm kiếm những cơn bão, gió, sương mù, các đám mây dày, tia nắng rọi qua bầu trời tối đen, cầu vồng, bình minh, hoàng hôn... và sáng tạo các cách chụp khác nhau thì tốt hơn nhiều so với việc chờ đợi một ngày nắng vàng trời xanh khác.
 
 10 mẹo để chụp ảnh phong cảnh tốt hơn
Hoàng hôn chạng vạng luôn là "giờ vàng" để chụp phong cảnh
 Có một số nhiếp ảnh gia chỉ chụp vào một thời điểm nhất định nào đó trong ngày, như là lúc chạng vạng bởi vì đó là lúc ánh sáng đẹp nhất và phong cảnh trở nên sống động. Ánh sáng trong “giờ vàng” tạo ra các góc đẹp, các họa tiết lạ, các chiều không gian thú vị.

 9. Đường chân trời

 10 mẹo để chụp ảnh phong cảnh tốt hơn
 Đường chân trời luôn được đặt ở 1/3 ảnh. Tuy nhiên đôi khi bạn có thể chụp phá cách
 Trước khi chụp ảnh phong cảnh, bạn hãy tập thói quen đặt ra 2 câu hỏi về đường chân trời:
- Đường chân trời có thẳng không? – Mặc dù có thể xử lý sau khi chụp nhưng dù sao thì bạn cũng nên đặt camera sao cho đường chân trời luôn thẳng.
 - Đường chân trời được đặt ở đâu? – Một đường chân trời tự nhiên nên được đặt ở 1/3 trên hoặc dưới của bức ảnh, không nên đặt ở chính giữa. Tất nhiên bạn có thể phá vỡ quy tắc, song định luật 1/3 tỏ ra khá hiệu quả trong phần lớn các bức ảnh.

 10. Thay đổi cách nhìn

 Nếu chỉ làm theo 9 mẹo nhỏ trên, bạn sẽ có thể chụp được một bức ảnh ưa nhìn chứ chưa đến mức làm người khác phải trầm trồ. Nếu thật sự muốn tạo ra một kiệt tác, bạn hãy tích cực suy nghĩ trước khi chụp. Bạn có thể bắt đầu bằng việc tìm kiếm một địa điểm ít người đặt chân đến, khám phá thiên nhiên xung quanh và thử nghiệm nhiều góc chụp khác nhau.
 

Nguồn tin: superdeal.com và designer.vn


Thông tin liên hệ anh2bmw khi có bất kỳ thắc mắc:
skype: trantien281
mail: 
anh2bmw@gmail.com


 

 
03/04/2015 09:04 # 2
anh2bmw
Cấp độ: 48 - Kỹ năng: 44

Kinh nghiệm: 255/480 (53%)
Kĩ năng: 408/440 (93%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 11535
Được cảm ơn: 9868
Phản hồi: Mẹo chụp ảnh phong cảnh đẹp


NHỮNG KINH NGHIỆM CHỤP ẢNH PHONG CẢNH

Với những người thích chụp ảnh, việc đi du lịch kết hợp chụp ảnh vừa là tận hưởng cảnh đẹp thiên nhiên vừa để thỏa mãn sở thích. Nhiếp ảnh gia Hoàng Thế Nhiệm sẽ chia sẻ cùng bạn kinh nghiệm chụp ảnh ngoại cản

Kinh nghiệm chụp ảnh ngoài trời


Chụp ảnh ngoại cảnh, bao gồm phong cảnh, cỏ cây, hoa lá, cảnh sinh hoạt, con người. Theo ông Nhiệm, bạn cần biết nơi sẽ đến như thế nào, cái hay cái đẹp của nơi đó. Ví dụ, tháng 5 là mùa cấy lúa ở miền Bắc, từ tháng 9, tháng 10 là mùa nước nổi ở Đồng Tháp, cũng là mùa thích hợp nhất để chụp ảnh ruộng bậc thang vùng Tây Bắc... Đó là những thông tin tốt để tham khảo. Tuy nhiên, bạn không nên lập trình sẵn “mùa nào thức nấy”. Đôi lúc, bạn chụp mùa lúa vừa gặt xong cũng rất đẹp và tạo nên nét đặc sắc riêng cho bức ảnh.

  
 

Ảnh: Hoàng Thế Nhiệm

Hình đẹp thường được chụp vào buổi sáng sớm (từ 5 - 8 giờ) và buổi chiều (từ 16 - 18 giờ). Khi đó, người chụp thường có nhiều cảm xúc và ánh sáng dễ chịu.

Sau khi chọn được thời điểm chụp, bạn sẽ chọn vị trí chụp. Khi thời điểm chụp và vị trí chụp đã được chọn xong thì việc còn lại là tạo hình cho bức ảnh. Nhiều người cho rằng chụp ảnh ngược sáng sẽ đẹp nhưng đó chỉ là khái niệm tương đối, đôi lúc chụp thuận sáng sẽ đẹp hơn. Người chụp cần thử nhiều ánh sáng khác nhau, cả ngược sáng và thuận sáng, khi thử mới biết ảnh có đẹp thực sự hay không.

Cũng như vậy, định dạng panorama (góc ảnh toàn cảnh rộng, tỷ lệ tương ứng giữa chiều rộng và dài là 3:1), thường được sử dụng trong chụp ảnh phong cảnh; nhưng không phải lúc nào cũng thích hợp. Định dạng này giúp bạn nhìn được toàn cảnh nhưng sử dụng tùy thời điểm và bối cảnh cụ thể.

Điều cần chú ý là nếu không có không gian ba chiều, ảnh sẽ không đẹp. Bạn cần xử lý ảnh sao cho có mảng khối, chỗ sáng, chỗ tối, chỗ đậm, chỗ nhạt.

Đối với người chụp ảnh chuyên nghiệp, mỗi lần đi là mỗi lần tốn kém về thời gian, sức lực, thời tiết thay đổi. Người cầm máy cần đầu tư có cân nhắc về vật chất, kiến thức và thời gian để tạo nên những bức ảnh có phong cách riêng của mình, cần biết tận dụng cơ hội thiên nhiên ban cho; vì thế không nên dễ dãi với bản thân mà rơi vào trạng thái "lười nhác", bởi có thể sẽ có lúc phải tiếc nuối vì đã bỏ qua cơ hội tốt. Việc chụp ảnh là niềm vui nhưng cũng là niềm trăn trở của người chụp ảnh chuyên nghiệp, bỏ lỡ cơ hội chụp khoảnh khắc nào đó sẽ rất dằn vặt.

Nhà nhiếp ảnh Hoàng Thế Nhiệm tiết lộ bức ảnh Thác Bản Dốc - từng được mang đấu giá - của anh chụp trong điều kiện ánh sáng cực kỳ hiếm. Anh cho biết miền núi thường tắt nắng nhanh, hơn 4 giờ chiều là đã hết nắng. Hôm đó, anh chờ hơn 5 giờ chiều và may mắn chụp được những tia nắng cuối ngày hiếm hoi.

Chụp ảnh cũng cần “thiên thời, địa lợi”


 
Ảnh: Hoàng Thế Nhiệm

Yếu tố địa lợi ở đây chính là thiên nhiên. Chẳng hạn như lúa chín, lúa cấy, nước nổi, hoa nở… Những yếu tố này tạo cảm xúc cho người chụp ảnh bấm máy.

Còn thiên thời chính là thời tiết, bao gồm các yếu tố như mây, gió... Tuy nhiên, không phải lúc nào trời nắng cũng tốt. Các yếu tố như cây cối, núi non, sông ngòi, biển, đảo… mười năm cũng không thay đổi. Các thông số thay đổi gồm nắng, gió, nước dâng, sóng lên… người chụp cần thể hiện rõ, tạo nên sắc thái khác biệt cho bức ảnh. Nếu không ghi lại sự dao động của thiên nhiên thì bức ảnh chỉ là sự ghi nhận kho cứng, không thể hiện ý tứ của tác giả.

Với các nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp, thời tiết càng ‘lạ’ càng thích. Trong những tình huống thời tiết xấu nhất, người cầm máy vẫn có thể có những bức ảnh đẹp, quan trọng là chủ đề chính không bị che. Ví dụ như một cơn giông đang tới, bạn chụp những tia nắng cuối cùng trong ngày; hoặc mọi người cuống quít kéo lưới trở về... Bạn cũng có thể chụp cảnh trước khi trời mưa hoặc lúc vừa dứt cơn mưa.

Đôi lúc, bạn chụp cây khô vẫn đẹp. Quan trọng là “người xem có cảm nhận giống như cảm xúc của mình khi bấm máy hay không”.

Cách chụp những cảnh khác nhau


Trước tiên là con người trong ảnh phong cảnh. Khi chụp ảnh phong cảnh, có người hay không không quan trọng. Bức ảnh sinh động hay không là do chủ đề chính: Hình ảnh nói điều gì?. Tóm lại, cảnh là chính, còn con người là phụ, là ‘gia vị’ cho ảnh.

 
Ảnh: Hoàng Thế Nhiệm

Với nhiếp ảnh gia Hoàng Thế Nhiệm, con người trong ảnh là những người tình cờ gặp, có thể chỉ là một điểm nhỏ, trang phục đặc biệt và đồng bộ. Nói chung, con người phải có nét hay, lạ. Ví dụ: Chụp cảnh hoa đào nở, hai phụ nữ dân tộc đang đi làm; hoặc dưới vườn hoa mận trắng, một người đi làm về, có căn nhà phía trước mặt.

Khi chụp sương mù và mây, nhiều người thường chụp không ra hình. Theo nhiếp ảnh gia Hoàng Thế Nhiệm, lý do là vì người cầm máy chụp chưa đúng thời điểm và cần lưu ý thời điểm này xảy ra rất nhanh. Anh chia sẻ kinh nghiệm chụp ảnh sương mù để mù ra mù, mây ra mây: “Tại Sapa, mù thường có 2 tầng mây, bạn chụp trước khi tầng mây thứ nhất tràn tới hoặc chờ mây thứ nhất xuống sẽ tạo ra nét tương phản cho bức ảnh”.

Về kinh nghiệm chụp cảnh biển, biển thường có núi, vân cát, sóng lớn, ghềnh đá, thuyền, con người, thủy triều… Người cầm máy nên chụp những nét lạ như khúc cây ngay giữa biển, thuyền thúng, thuyền nan. Bạn có thể ghi lại sự dữ dội của biển, những con sóng lớn, mây soi bóng xuống bãi cát vào lúc sáng sớm, một cây cầu tre đơn độc giữa biển, mây cuồn cuộn kéo tới, biển buồn…

Riêng về cảnh núi, nhà nhiếp ảnh Hoàng Thế Nhiệm quan niệm núi là thể rắn, cứng. Bạn chụp ảnh quá cứng sẽ không đẹp, vì vậy cần thêm chất liệu mềm là nước, bao gồm cả mây và sương. Núi có nước hòa quyện mới hấp dẫn như quan niệm 'sơn thủy' của phương Đông. Bạn có thể chụp nhiều lớp núi có sương mù, sau cơn mưa, cuối mùa đông gần mùa xuân có nhiều hơi nước…
 
Tác giả bài viết:  
Nguồn tin: dulichvietnam.com.vn


Thông tin liên hệ anh2bmw khi có bất kỳ thắc mắc:
skype: trantien281
mail: 
anh2bmw@gmail.com


 

 
03/04/2015 09:04 # 3
anh2bmw
Cấp độ: 48 - Kỹ năng: 44

Kinh nghiệm: 255/480 (53%)
Kĩ năng: 408/440 (93%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 11535
Được cảm ơn: 9868
Phản hồi: Mẹo chụp ảnh phong cảnh đẹp


Mẹo chụp ảnh phong cảnh đẹp

Một trong những yêu cầu quan trọng nhất của chụp ảnh phong cảnh là đảm bảo rằng các thành phần quan trọng của bức ảnh đều nằm trong vùng nét. Đôi khi, bạn phải lấy nét cả những vật thể chỉ cách bạn vài mét và cả những vật thể cách bạn vài… km.
Do đó, bạn cần phải đảm bảo chắc chắn rằng DOF (độ sâu trường ảnh) của bạn đủ lớn để thu lại các chi tiết cần thiết đủ sắc nét trên bức ảnh.
Khi bạn lấy nét trên một điểm trong khung hình của mình, thực tế là bạn đang lấy nét trên một mặt phẳng song song với cảm biến của máy – hãy gọi mặt phẳng này là "mặt phẳng nét". Về mặt lý thuyết, tất cả những vật thể nằm trước hoặc sau mặt phẳng này đều không nằm trong vùng nét hết mức có thể. Tuy vậy, trong bức ảnh sẽ có một vùng quanh mặt phẳng nét, trong đó các vật thể đủ nét đối với mắt người. Do đó, bài toán mà bạn cần giải quyết là xác định mặt phẳng song song với cảm biến sẽ cho độ nét cao nhất, cũng như 2 giới hạn nằm trước và sau của mặt phẳng nét này. Nói cách khác, bạn cần xác định vị trí, ranh giới gần và xa của DOF.
Chụp ảnh phong cảnh sắc nét: Chọn đúng khẩu độ và điểm lấy nét
Ví dụ cho thấy DOF với tiêu cự, khẩu độ và điểm lấy nét được xác định. 1/3 của DOF sẽ nằm ở phía trước mặt phẳng nét, trong khi 2/3 còn lại nằm ở sau mặt phẳng nét.
Trong biểu đồ phía trên, DOF không đủ lớn để thu lại toàn bộ cánh rừng trong khoảng nét, và do đó các ngọn cây ở phía sau sẽ nằm ngoài vùng nét. Tuy vậy, bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh để mở rộng hoặc thu nhỏ DOF thông qua 3 yếu tố: tiêu cự, khẩu độ và khoảng cách tới điểm lấy nét.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ không bàn tới yếu tố kích cỡ cảm biến, bởi kích cỡ cảm biến là yếu tố mà bạn lựa chọn khi mua máy ảnh và sau đó sẽ không thể thay đổi (trừ khi bạn đổi máy). Tuy vậy, cần phải chỉ rõ rằng cảm biến máy ảnh càng lớn thì DOF sẽ càng nhỏ và các mẫu máy ảnh khác nhau sẽ có khoảng DOF khác nhau.
Chụp ảnh phong cảnh sắc nét: Chọn đúng khẩu độ và điểm lấy nét
Ba yếu tố gồm tiêu cự, khẩu độ và khoảng cách tới điểm lấy nét sẽ ảnh hưởng tới DOF như sau:
- Tiêu cự: Thông thường, bạn sẽ lựa chọn tiêu cự khi phối cảnh. Khi bạn thay đổi tiêu cự, bạn sẽ thay đổi trường nhìn. Do đó, sẽ có ít người thay đổi tiêu cự chỉ để thay đổi DOF. Tuy vậy, tiêu cự vẫn sẽ ảnh hưởng tới DOF. Khi chụp ở góc rộng (tiêu cự nhỏ), bạn sẽ có DOF lớn hơn là khi chụp tele (tiêu cự lớn).
- Khẩu độ: Yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất tới DOF là khẩu độ. Khi chụp ở khẩu độ nhỏ (tương ứng với số f lớn), bạn sẽ có DOF lớn hơn. Ngược lại, với khẩu độ lớn (số f nhỏ), bạn sẽ có DOF nhỏ. Bạn nên lựa chọn một khẩu độ nhỏ (số f lớn) vừa phải nhằm tránh hiện tượng nhiễu thường xuyên xảy ra trên khẩu độ nhỏ.
Chụp ảnh phong cảnh sắc nét: Chọn đúng khẩu độ và điểm lấy nét
Hiện tượng nhiễu khiến các chi tiết không được sắc nét ở các khẩu độ nhỏ (số f lớn)
- Khoảng cách tới điểm lấy nét: Bên cạnh tiêu cự và khẩu độ, lựa chọn vị trí đặt mặt phẳng nét sẽ ảnh hưởng tới vị trí cuối cùng của DOF. Khoảng cách từ điểm lấy nét tới máy ảnh càng lớn thì DOF sẽ càng lớn. Do đó, khi đã chọn tiêu cự, bạn cần kết hợp giữa khẩu độ và khoảng cách tới điểm lấy nét để tạo ra mức DOF phù hợp.

Khoảng cách siêu lấy nét

Chụp ảnh phong cảnh sắc nét: Chọn đúng khẩu độ và điểm lấy nét
Một trong những cách để đảm bảo rằng toàn bộ khung hình đều nằm trong vùng nét (các chi tiết có mức sắc nét vừa phải) là đảm bảo rằng DOF bao trùm từ vùng phía trước của khung hình tới vô cực. Để đạt được điều này, bạn sẽ lấy nét tại đúng "khoảng cách siêu lấy nét" ("hyperfocal distance"): Với mỗi tiêu cự và khẩu độ xác định, bạn có thể lựa chọn được một điểm lấy nét sao cho toàn bộ khung hình đều nằm trong DOF.
Do đó, bằng cách lựa chọn khẩu độ chính xác và di chuyển điểm lấy nét tới một khoảng cách nào đó sẽ giúp cho toàn bộ khung hình nằm trong vùng nét. Khi đã lấy nét vào đúng khoảng cách siêu lấy nét, bạn cần phải chú ý rằng mức giới hạn ở gần của DOF sẽ nằm ở vị trí cách bạn một khoảng bằng 1/2 khoảng siêu lấy nét.
Chụp ảnh phong cảnh sắc nét: Chọn đúng khẩu độ và điểm lấy nét
Việc tính toán ra khoảng cách siêu lấy nét không phải là đơn giản, do đó bạn có thể sử dụng các công cụ phụ trợ trên trang web hoặc ứng dụng di động (iOS và Android). Tuy vậy, sau một thời gian bạn sẽ học được cách tự xác định khoảng siêu lấy nét.

Chọn khẩu độ

Bất kể là bạn chọn điểm lấy nét (hay nói cách khác là chọn mặt phẳng lấy nét) ở đâu, 1/3 của DOF cũng sẽ nằm trước mặt phẳng lấy nét và 2/3 nằm sau mặt phẳng lấy nét. Do đó, một cách dễ dàng để đưa cả khung hình vào vùng nét là chọn khẩu độ nhỏ, ví dụ như f22 hoặc f18 rồi chọn điểm lấy nét vào đúng điểm nằm cách máy ảnh đúng 1/3 khoảng cách từ máy ảnh tới điểm xa nhất của khung hình.
https://itunes.apple.com/us/app/truedof-intro-depth-field/id519600295?mt=8
Đây không phải là một cách thực hiện sai, và thông thường bạn sẽ đạt được mức DOF vừa đủ. Tuy vậy, trong một số trường hợp nếu chọn khẩu độ nhỏ như vậy bạn có thể sẽ tạo ra các bức ảnh không đủ sắc nét như mong muốn (do nhiễu), và do đó việc lấy nét ở vô cực sẽ trở nên vô nghĩa.
Ví dụ, bức ảnh ở bên phải được chụp ở f8 và bức ảnh bên trái được chụp ở f16:
Chụp ảnh phong cảnh sắc nét: Chọn đúng khẩu độ và điểm lấy nét
Khi thu nhỏ, bạn sẽ thấy cả 2 bức ảnh đều đủ nét ở mức chấp nhận được. Tuy vậy, do mẫu vật chính trong bức ảnh là các cành lá bị đóng băng, khi zoom 100% như hình dưới đây thì bạn sẽ nhìn thấy bức ảnh f8 có độ nét tốt hơn hẳn bức ảnh chụp tại f16. Cả 2 bức ảnh đều có DOF đạt tới vô cực.
Chụp ảnh phong cảnh sắc nét: Chọn đúng khẩu độ và điểm lấy nét
Vấn đề nhiễu sẽ xảy ra trên tất cả các ống kính khi bạn chọn khẩu độ quá nhỏ, đặc biệt là trên các vùng cạnh của ảnh và trên các loại ống kính giá thấp. Thông thường, khẩu độ "chuẩn" sẽ nằm từ f8 đến f11. Do đó, việc lựa chọn khẩu độ phù hợp để tránh nhiễu sẽ là cực kì quan trọng trong nhiếp ảnh.
 
Tác giả bài viết: 


Thông tin liên hệ anh2bmw khi có bất kỳ thắc mắc:
skype: trantien281
mail: 
anh2bmw@gmail.com


 

 
03/04/2015 09:04 # 4
anh2bmw
Cấp độ: 48 - Kỹ năng: 44

Kinh nghiệm: 255/480 (53%)
Kĩ năng: 408/440 (93%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 11535
Được cảm ơn: 9868
Phản hồi: Mẹo chụp ảnh phong cảnh đẹp


Kinh Nghiệm Chụp Ảnh Phong Cảnh Sắc Nét Từ Đầu Đến Cuối

 

Hầu hết các nhiếp ảnh gia đều yêu thích ảnh phong cảnh vì nó cung cấp cho bạn một cơ hội để hòa nhập với thiên nhiên. Để có bức ảnh phong cảnh đẹp có nhiều lớp cảnh không phải là dễ, một bức ảnh phong cảnh đẹp phải có tính chủ quan của người chụp với độ nét từ tiền cảnh đến hậu cảnh. Nó không đơn giản là thiết lập một khẩu độ nhỏ và sử dụng chân máy, nó phức tạp hơn và bạn cần phải kiểm soát được độ sâu trường ảnh trước khi bấm máy. Trong ảnh phong cảnh này, chúng tôi sẽ giải thích từng bước một cách làm thế nào để có hình ảnh sắc nét.

How to take sharp landscape photos: a simple tutorial for getting your scene in focus every time you shoot

Độ sâu trường ảnh là một khái niệm mô tả khoảng cách nét tính từ phía trước chủ đề và sau chủ đề chính của bạn. Với chiều sâu ảnh trường mỏng sẽ làm phần nền mờ nhòe còn chủ đề chính rõ nét.

 

Độ sâu ảnh trường mỏng là rất tốt cho chụp chân dung, khi bạn muốn tập trung sự chú ý vào chủ đề của bạn. Tuy nhiên, trong thể loại ảnh phong cảnh, gần như toàn bộ khung cảnh sẽ là chủ đề của bạn, và bạn muốn nhiều chiều sâu càng tốt, để làm cho tất cả mọi thứ trong hình ảnh sắc nét, từ những bông hoa (tiền cảnh) đến ngôi nhà nhỏ (trung cảnh) và bầu trời (hậu cảnh).

 

Một số yếu tố ảnh hưởng đến độ sâu trường ảnh mà các bạn nên biết. Độ dài của tiêu cự ống kính ống kính tele sẽ có chiều sâu ảnh mỏng hơn các ống kinh wide nếu bạn có ống kinh zoom thì việc chọn chụp ở tiêu cự dài sẽ có chiều sâu mỏng hơn tiêu cự ngắn. Thiết lập tiêu cự ống kính có góc rộng (nhỏ hơn 50mm) sẽ cho chiều sâu ảnh trường sâu hơn, trong khi một thiết lập tele (lớn hơn 85mm) sẽ cho ít hơn. Khẩu độ ống kính là một yếu tố có tác động mạnh hơn tiêu cự. Dù bạn dùng tiêu cự ống kính là góc rộng nhưng sử dụng khẩu độ mở lớn (khoảng 1.2) thì chiều sâu trong ảnh cũng mỏng, sử dụng khẩu độ nhỏ (khoảng 22) cho chiều sâu tốt hơn.

 

Một yếu tố cực kì quan trọng tác động đến chiều sâu ảnh trường là khoảng cách đến chủ đề. Nếu chủ đề của bạn gần với máy ảnh, độ sâu của ảnh trường sẽ được khá cạn, nhưng nếu nó xa hơn, độ sâu của ảnh trường sẽ tăng lên. Như rất nhiều lý thuyết chụp ảnh, tất cả bắt đầu có ý nghĩa hơn khi bạn thực sự thử nó và bạn có thể xem kết quả trong hình ảnh của bạn.

 

Hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến chiều sâu trường ảnh sẽ giúp bạn hiểu cách tạo ra độ sâu trường ảnh phục vụ cho việc chụp ảnh phong cảnh. Và đó là một cách để làm cho độ sâu trường ảnh đơn giản hơn nhiều khi bạn đang chụp ảnh phong cảnh.

How to take sharp landscape photos: step 1

01 hiệu ứng zoom

Nếu chúng ta chụp cảnh này với ống kính kit tiêu chuẩn tại tiêu cự rộng nhất 17mm của nó, có vẻ vấn đề chiều sâu ảnh trường không xuất hiện ở đây – tất cả mọi thứ rất sắc nét.

How to take sharp landscape photos: step 1b

Nhưng nếu chúng ta zoom in vào chủ đề với tiêu cự tối đa 55mm của ống kính, chúng ta có thể thấy rằng chỉ có chủ đề của chúng tôi là sắc nét, cả nền và tiền cảnh bị mờ.

 

How to take sharp landscape photos: step 2

02 Chuyển sang chế độ A (ưu tiên khẩu độ)

Chúng tôi thích chế độ này, và việc sử dụng tiêu cự ống kính dài thì chỉ có lựa chọn này là hay nhất. Chúng ta cần một chiều sâu ảnh trường tốt chúng ta cần ưu tiên khẩu độ mở nhỏ nên mode A là lựa chọn tốt. Nếu bạn đang chụp ở chế độ P, máy ảnh sẽ tự chọn độ mở ống kính và tốc độ màn trập một cách tự động mode P sẽ không hiểu là bạn cần một khẩu độ nhỏ để có chiều sâu ảnh.

How to take sharp landscape photos: step 3

03 Thay đổi độ mở ống kính (khẩu độ)

Bây giờ hãy hiệu chỉnh thiết lập lựa chọn khẩu độ. Chúng tôi thiết lập khẩu độ f/16 cho chiều sâu ảnh trường tốt và tốc độ của nó sẽ được máy ảnh tính toán cân bằng.

How to take sharp landscape photos: step 4

f/5.6

04 Thấy sự khác biệt

Trong cùng một tiêu cự tại f/5.6, cả nền và các ngôi nhà mất nét, nhưng ở f/16, khoảng cách nét nới rộng ra rất đáng kểHow to take sharp landscape photos: step 4

f/16

Nhưng chúng ta có thể mở rộng chiều sâu hơn nữa bằng cách điều chỉnh mà chúng tôi sẽ giới thiệu sau đây…

 

How to take sharp landscape photos: step 5

Foreground

05 Tối đa hoá độ sâu trường ảnh

Bí quyết là không lấy nét vào một trong hai mặt trước và sau của cảnh. Nếu bạn lấy nét vào tiền cảnh, nền sẽ không nét, và nếu bạn lấy nét vào một chi tiết trong nền, tiền cảnh sẽ bị mờ.

How to take sharp landscape photos: step 5

Background

Để làm cho cả hai trở nên sắc nét, bạn cần phải lấy nét giữa chúng

How to take sharp landscape photos: step 6

06 Chọn điểm tập trung của bạn

Có hai cách để làm điều này. Một là thiết lập máy ảnh tự động lấy nét, nhưng bạn chọn đặt lại vị trí điểm lấy nét. Bạn có thể tìm thấy nó dễ dàng khi chuyển sang chế độ Live View và sử dụng lấy nét đa điểm để chọn đặt các điểm lấy nét nơi bạn muốn – nó phải là gần một phần ba của lên khung (tham khảo nguyên tắc 1/3 phía trước và 2/3 phía sau của DOF).

 

How to take sharp landscape photos: step 7

07 Tính toán và lấy nét bằng tay

Hoặc bạn có thể chuyển sang lấy nét bằng tay và sử dụng một ứng dụng như phần mềm tính chiều sâu ảnh trường để tính toán ra các “khoảng cách hyperfocal”. Ở tiêu cự 55mm và khẩu độ f/16, ứng dụng của chúng tôi nói rằng chúng ta cần phải lấy nét tại 9.5m

How to take sharp landscape photos: step 8

 



Thông tin liên hệ anh2bmw khi có bất kỳ thắc mắc:
skype: trantien281
mail: 
anh2bmw@gmail.com


 

 
03/04/2015 09:04 # 5
anh2bmw
Cấp độ: 48 - Kỹ năng: 44

Kinh nghiệm: 255/480 (53%)
Kĩ năng: 408/440 (93%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 11535
Được cảm ơn: 9868
Phản hồi: Mẹo chụp ảnh phong cảnh đẹp


Kinh nghiệm chụp ảnh phong cảnh - Chia sẻ của anh Trung Nguyên

317178_2081752523950_1908133451_n. ​


Không có sự đồng nhất khả năng thiết bị với chất lượng ảnh, nếu thiếu một số yếu tố quan trọng khác, trong đó có sự sáng tạo, kinh nghiệm của người cầm máy. Giống như đọc một cuốn sách và tiêu hoá nó khác với chỉ đọc xong cuốn sách, việc khai thác tận dụng hết khả năng của một chiếcmáy ảnh đang sở hữu là điều cần thiết, thậm chí rành rọt về kiến thức lý thuyết nhiếp ảnh, nhưng, người mới chơi chụp ảnh còn phải học hỏi những kinh nghiệm của những người đi trước. Đó là những kiến thức thủ đắc được từ thực tế, những thủ thuật về mỹ thuật, về cảm nhận ánh sáng và cảnh vật, những tình huống xử lý cụ thể, những cái cơ bản nhất một người thích chụp phong cảnh cần biết... Anh Trung Nguyên là người có nhiều kinh nghiệm như thế trong thể loại ảnh phong cảnh.Camera Tinh tế mời các bạn xem bài chia sẻ của anh và có thể đặt câu hỏi trao đổi tiếp tục trong chủ đề này.
 



Thông tin liên hệ anh2bmw khi có bất kỳ thắc mắc:
skype: trantien281
mail: 
anh2bmw@gmail.com


 

 
03/04/2015 09:04 # 6
anh2bmw
Cấp độ: 48 - Kỹ năng: 44

Kinh nghiệm: 255/480 (53%)
Kĩ năng: 408/440 (93%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 11535
Được cảm ơn: 9868
Phản hồi: Mẹo chụp ảnh phong cảnh đẹp


11 Bí quyết để chụp ảnh phong cảnh đẹp

Để có bức ảnh phong cảnh đẹp và có tính nghệ thuật, chắc chắn bạn không thể chỉ giơ máy lên và chụp. 11 bí quyết chụp ảnh phong cảnh dưới đây là của chuyên gia Darren Rowse, biên tập viên và sáng lập viên của Digital Photography School.

1. Tăng tối đa độ sâu trường ảnh

11_bi_quyet_de_chup_anh_phong_canh_dep_01

Đôi khi bạn muốn có thêm một chút sáng tạo hơn với độ sâu trường ảnh (Depth of Field -DOF) trong các bức ảnh chụp phong cảnh của bạn – cách giải quyết thông thường là bạn sẽ cố gắng sao cho có càng nhiều thứ trong bức ảnh của bạn được lấy nét thì càng tốt. Cách đơn giản nhất để làm điều này là lựa chọn một thiết lập độ mở ống kính nhỏ (chọn con số lớn, ví dụ f/16, để chọn khẩu độ nhỏ), bởi vì khẩu độ càng nhỏ thì độ sâu trường ảnh càng lớn.

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng khẩu độ nhỏ hơn có nghĩa là ít ánh sáng hơn tới được bộcảm biến của máy ảnh, do đó bạn cần bù sáng cho ảnh bằng cách tăng giá trị ISO hoặc kéo dài tốc độ màn trập, hoặc cả hai.

PS : Tất nhiên có những khi bạn có thể nhận được một số kết quả tuyệt vời với một DOF rất nông trong một bức ảnh phong cảnh. Hãy xem hiệu quả ánh sáng trong bức ảnh trên.

2. Sử dụng Tripod

11_bi_quyet_de_chup_anh_phong_canh_dep_02

Để có một tốc độ màn trập lâu hơn khi bạn cần bù sáng cho khẩu độ nhỏ, bạn sẽ cần phải tìm cách để đảm bảo máy ảnh của bạn là hoàn toàn yên tĩnh trong suốt thời gian phơi sáng. Trong thực tế, ngay cả khi bạn có thể chụp ở tốc độ màn trập nhanh, việc sử dụng chân máy tripod luôn có lợi cho bạn. Ngoài ra, bạn nên xem xét sử dụng dây bấm hoặc thiết bị điều khiển không dây để thực hiện bấm máy từ xa, tăng thêm độ ổn định cho máy.

3. Hãy tìm một điểm nhấn cho ảnh

11_bi_quyet_de_chup_anh_phong_canh_dep_03

Tất cả các bức ảnh đều cần có một điểm thu hút người xem và ảnh phong cảnh cũng vậy.  Những ảnh phong cảnh mà không có điểm nhấn thì trông sẽ rất trống rỗng, và sẽ khiến người xem ảnh của bạn chỉ xem lướt qua ảnh mà không dừng lại, nghĩa là không có gì thu hút để họ xem kỹ bức ảnh của bạn.

Bạn có thể chọn điểm nhấn cho ảnh từ phong cảnh xung quanh, như một tòa nhà, một cái cây, một tảng đá, những gì mà bạn muốn nhấn mạnh trong bức ảnh của bạn.

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý xem nên đặt đối tượng lấy nét đó của bạn ở đâu trong ảnh. Nên sử dụng nguyên tắc 1/3 để xác định khuôn hình.

4. Suy nghĩ về tiền cảnh

11_bi_quyet_de_chup_anh_phong_canh_dep_04

Một yếu tố có thể giúp tạo sự khác biệt cho bức ảnh của bạn so với những bức ảnh khác, đó là tiền cảnh. Hãy suy nghĩ thật kỹ về tiền cảnh cho bức ảnh của bạn và đặt những điểm thú vị của tiền cảnh vào trong bức ảnh của bạn. Khi làm điều này, bạn sẽ cho người xem thấy một con đường đi vào bức ảnh của bạn, cũng như tạo một cảm giác có chiều sâu cho bức ảnh.

5. Hãy để ý đến bầu trời

11_bi_quyet_de_chup_anh_phong_canh_dep_05

Một yếu tố quan trọng khác cần xem xét trong ảnh phong cảnh, đó là bầu trời.

Hầu hết các ảnh phong cảnh sẽ có một tiền cảnh hoặc một bầu trời chiếm lĩnh phần lớn bức ảnh. Nếu bức ảnh phong cảnh của bạn không có bầu trời hoặc tiền cảnh đẹp thì trông sẽ rất tẻ nhạt.

Nếu bầu trời nhạt nhẽo không có gì nổi bật, hãy đừng để nó choán chỗ quá nhiều trong bức ảnh của bạn. Hãy đặt đường chân trời ở phần 1/3 phía trên bức ảnh, tuy nhiên bạn cũng cần chắc chắn là tiền cảnh của bạn có gì đó thú vị. Nhưng nếu bầu trời có những màu sắc và những đám mây hình dáng độc đáo, hãy để nó lấp lánh trong ảnh bằng cách đặt đường chân trời xuống thấp hơn.

Bạn cũng nên xem xét việc tăng cường vẻ đẹp của bầu trời bằng phần mềm xử lý ảnh, hoặc sử dụng các kính lọc, ví dụ như kính lọc polarizing filter để tăng thêm màu sắc và độ tương phản cho ảnh.

6. Chụp các đường thẳng

11_bi_quyet_de_chup_anh_phong_canh_dep_06

Một trong những câu hỏi mà bạn hãy luôn tự hỏi mình khi chụp ảnh phong cảnh, đó là “mình sẽ làm thế nào để thu hút người xem đối với bức ảnh này?”

Có nhiều cách để trả lời câu hỏi này (nhấn mạnh vào tiền cảnh hoặc bầu trời chẳng hạn), trong đó một trong những cách tốt nhất là cho người xem thấy những đường kẻ, những nét thẳng để dẫn họ vào trong bức ảnh.

Các đường thẳng, đường kẻ sẽ cho bức ảnh có chiều sâu, có bề rộng và có một điểm thú vị hấp dẫn mắt người xem và giúp mang lại những đường nét sáng tạo cho bức ảnh của bạn.

7. Chụp chuyển động

11_bi_quyet_de_chup_anh_phong_canh_dep_07

Hầu hết mọi người khi nghĩ về ảnh phong cảnh đều nghĩ rằng chúng rất yên tĩnh, thanh bình và thụ động, tuy nhiên các cảnh quan thiên nhiên hiếm khi yên tĩnh hoàn toàn và việc truyền đạt sự chuyển động này vào trong ảnh sẽ giúp tăng thêm sự thú vị, khơi dậy tâm trạng cho người xem và tạo điểm nhấn thu hút người xem.

Các ví dụ về chuyển động: gió trên cây, sóng trên bãi biển, dòng nước chảy qua một thác nước, chim bay trên đầu, những đám mây di chuyển…

Chụp chuyển động thường đồng nghĩa với việc bạn phải để tốc độ màn trập lâu hơn (đôi khi tới một vài giây). Tất nhiên điều này có nghĩa là ánh sáng sẽ đánh vào cảm biến nhiều hơn và bạn sẽ cần phải giảm khẩu độ nhỏ lại, sử dụng một số bộ lọc hoặc thậm chí phải chụp vào đầu giờ sáng hoặc cuối ngày khi cường độ ánh sáng giảm đi.

8. Đừng bỏ qua các yếu tố thời tiết

11_bi_quyet_de_chup_anh_phong_canh_dep_08

Một cảnh vật có thể thay đổi đáng kể tùy thuộc vào thời tiết tại bất kỳ thời điểm nào. Kết quả là, chọn đúng thời điểm để chụp ảnh là thực sự quan trọng.

Nhiều người mới tập chụp ảnh khi nhìn thấy một ngày nắng đẹp thường nghĩ rằng đó là thời gian tốt nhất để đi ra ngoài với máy ảnh, tuy nhiên một ngày u ám, thậm chí có nhiều dấu hiệu sắp mưa có thể mang tới cho bạn một cơ hội tốt hơn để tạo ra những hình ảnh có tâm trạng và những sắc thái độc đáo. Hãy tìm kiếm những cơn bão, gió, sương mù, những đám mây vần vũ, mặt trời chiếu xuyên qua bầu trời tối, cầu vồng, hoàng hôn và bình minh… và làm việc với các điều kiện thời tiết nhiều biến động ấy thay vì chỉ chờ đợi đến ngày nắng đẹp trời xanh.

9. Chọn “giờ vàng” để chụp

11_bi_quyet_de_chup_anh_phong_canh_dep_09

Rất nhiều nhà nhiếp ảnh cho biết kinh nghiệm của họ là không bao giờ chụp ảnh vào ban ngày, mà chỉ chụp lúc bình minh và hoàng hôn – bởi vì đó là khi ánh sáng tốt nhất và phong cảnh trở nên sống động.

Những giờ “vàng” này được xem là tuyệt vời cho chụp phong cảnh vì một số lý do, trong đó có lý do đáng chú ý là: ánh sáng vào những khoảng thời gian này luôn có ánh vàng rất đẹp và phản chiếu vào ảnh rất lung linh. Ngoài ra, khoảng thời gian này cũng rất dễ cho bạn lựa chọn những góc ánh sáng đẹp và tìm ra những phản chiếu của ánh sáng lên cảnh vật xung quanh.

10. Hãy suy nghĩ về các đường chân trời

11_bi_quyet_de_chup_anh_phong_canh_dep_10

Đây là một mẹo cũ nhưng tốt nhất. Trước khi bạn có chụp một bức ảnh phong cảnh, hãy luôn xem xét đường chân trời theo hai cách.

–  Nó có thẳng không? Mặc dù bạn có thể chỉnh hình ảnh cho thẳng bằng xử lý hậu kỳ, nhưng tốt nhất hãy làm điều đó ngay từ lúc bạn chụp ảnh.

– Đặt đường chân trời ở đâu – một đường giao nhau giữa trời và đất thật tự nhiên để thể hiện chân trời chính là một trong các đường phân chia bức ảnh làm ba trong nguyên tắc 1/3, tức là đường 1/3 phía trên hoặc phía dưới, đừng để ở giữa bức ảnh. Tất nhiên quy tắc này vẫn có thể phá vỡ, nhưng trừ khi điều đó mang lại một tác dụng cực kỳ ấn tượng, còn thì nguyên tắc này luôn luôn đúng.

11. Thay đổi góc nhìn khi chụp ảnh

11_bi_quyet_de_chup_anh_phong_canh_dep_11

Bạn lái xe dọc theo địa hình để tìm cảnh chụp, đến khi thấy cảnh ưng ý là ra khỏi xe, lấy máy ảnh, bật nó lên, đi bộ đến một điểm nào đó, nâng máy ảnh lên mắt, xoay trái xoay phải một chút, phóng to thu nhỏ một chút, và chụp một vài bức ảnh, sau đó thì lại lên xe để đi tìm điểm chụp tiếp theo.

Chúng ta phần lớn đều làm như vậy khi đi chụp ảnh phong cảnh, tuy nhiên việc này khó mà có thể mang lại những bức ảnh bất ngờ mà ai cũng phải trầm trồ – mà đó mới là điều mà ta đang tìm kiếm.

Hãy chịu khó mất thêm một chút thời gian nữa cho các bức ảnh của bạn – đặc biệt là tìm kiếm một góc ảnh thú vị hơn. Hãy bắt đầu với việc tìm kiếm một vị trí khác để chụp, hay đi lang thang xuống các con đường, các lối mòn, thậm chí là những nơi chưa có lối đi, để tìm những góc chụp mới. Hãy thử tìm cách cúi xuống thấp hơn, hoặc đi lên phía cao hơn để tìm một điểm thuận lợi và chụp.

Khám phá môi trường và thử nghiệm với các điểm chụp khác nhau và bạn sẽ có thể tìm thấy một cái gì đó thật sự độc đáo.

Nguồn: tổng hợp



Thông tin liên hệ anh2bmw khi có bất kỳ thắc mắc:
skype: trantien281
mail: 
anh2bmw@gmail.com


 

 
03/04/2015 09:04 # 7
anh2bmw
Cấp độ: 48 - Kỹ năng: 44

Kinh nghiệm: 255/480 (53%)
Kĩ năng: 408/440 (93%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 11535
Được cảm ơn: 9868
Phản hồi: Mẹo chụp ảnh phong cảnh đẹp


Kinh nghiệm chụp ảnh phong cảnh

 

Chụp phong cảnh thường cần nét sâu (DOF dày) nên người chụp phải khép khẩu nhỏ, lưu ý từ f5,6 đến f11.

Với những tay máy chuyên nghiệp, việc ghi lại cảnh đẹp không phải quá khó, tuy nhiên phần đông người cầm máy lại gặp khó khăn khi mô tả lại những cảnh quan hoành tráng mà họ đã trông thấy. Có lúc là lỗi kỹ thuật - bầu trời trắng ngắt không đường nét, có khi lại là lỗi thẩm mỹ - hình cứ bẹt bẹt bố cục không rõ ràng…

Dưới đây là một số lưu ý về chụp ảnh phong cảnh.

Thiết bị.

1000033838_anh_phong_canh_1.jpg

Chân máy là thiết bị quan trọng trong chụp ảnh phong cảnh. 
Ảnh: Thedigitalbean.

Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp thường sử dụng thiết bị tối ưu nhất cho chất lượng hình ảnh: máy phim khổ lớn (large format), máy phim hoặc lưng số (digital back) cỡ trung (medium format) hoặc SLR. Ống kính góc rộng và tele, kể cả tilt-shift. Chân máy và đầu gắn (tripod, head). Filter các loại (polarizer, ND, graduated ND filter…). Các phụ kiện quan trọng khác: dây bấm mềm, đo sáng…

Tuy nhiên, với nhu cầu phổ thông: chia sẻ trên mạng và in hình ở khổ vừa và nhỏ thì bất cứ thiết bị chụp ảnh nào cũng có khả năng gây sửng sốt cho người xem, từ máy ảnh DSLR dòng khởi điểm với ống kit, hay máy compact, siêu zoom, thậm chí là điện thoại; nếu chúng ta nắm được các yếu tố kỹ thuật và chau dồi một chút thẩm mỹ.

Thiết lập chụp và lưu ý về kỹ thuật.

1000033838_anh_phong_canh_2_480x0.jpg

Phú Quốc. Ảnh: Nguyễn Nhật Thanh.

Độ sâu trường ảnh: Chụp phong cảnh thường cần nét sâu (DOF dày) và do đó cần khép khẩu nhỏ, lưu ý từ f5,6 đến f11, nhưng không phải càng khép khẩu thì ảnh càng nét, bởi khép nhỏ quá sẽ chịu hiệu ứng tán xạ (diffraction) làm ảnh mờ mềm trên toàn khung hình. Tùy loại máy mà ngưỡng ảnh hưởng tán xạ tại F nhỏ sẽ khác nhau đôi chút.

Chọn điểm lấy nét đúng: Cho dù lấy nét tự động hoặc nét tay thì điểm lấy nét cần ở vị trí sao cho khoảng nét rõ sâu nhất (trừ khi bạn muốn chụp đặc tả). Những tay chơi nâng cao có thể lưu ý khái niệm hyperfocal distance (khoảng nét tới vô cực) khi chụp cảnh xa tới chân trời. Điểm lấy nét đúng không phải là vô cực, mà là một điểm cụ thể nào đó gần hơn, tùy tiêu cự và khẩu độ. Lý tưởng là có bảng tham chiếu để có trị số hợp lý nhất. Nếu không có thì có thể tương đối chọn điểm nét lấy nét cách chỗ đặt máy vài chục mét.

Đo sáng: Thường là đo toàn khung (matrix, evaluative) hoặc chỉnh tay hoàn toàn tùy theo kinh nghiệm, nhưng nguyên tắc chung là không để bị cháy vùng sáng và tối mất chi tiết vùng sẫm, thậm chí có thể chụp liên tiếp chênh sáng (Ev Bracketing) để ghép lại khi làm hậu kỳ nếu bối cảnh quá chênh sáng. Nên kiểm tra histogram và điều chỉnh thông số sau mỗi lần bấm máy.

Chống rung: Các tay máy chuyên nghiệp gần như không thể thiếu hệ thống nâng đỡ máy vững chắc (tripod), người nghiệp dư cũng nên trang bị một chân máy bình dân, nhưng cũng đem lại giá trị rất tốt. Trong điều kiện không có chân máy thì phải lưu ý tốc độ tối thiểu để rung tay không ảnh hưởng quá lớn tới chất lượng hình. Ngoài ra cũng có thể để máy tại một vị trí vững vàng và hẹn giờ (2 giây hoặc 10 giây) để tránh rung.

Bố cục ảnh.

Một buổi sáng Hội An. Ảnh: Nguyễn Nhật Thanh.

Một buổi sáng Hội An. Ảnh: Nguyễn Nhật Thanh.

Địa điểm và ý tưởng chụp: Một cảnh rất đẹp không đảm bảo cho một bức hình đẹp vì mắt người thường nhìn khá chọn lọc và cảm thấy vẻ đẹp của từng chi tiết. Tuy nhiên, máy ảnh thì lại ghi lại toàn bộ khung cảnh, bởi vậy trước khi chụp, cần mường tượng như đang vẽ một bức tranh và tìm điểm nhấn cho khung hình. Không nên tham quá nhiều chi tiết mà chỉ tập trung vào những gì muốn mô tả.

Bố cục Một phần ba: Nên tuân thủ theo bố cục một phần ba để cho bức hình được cân đối, chỉ phá vỡ và sáng tạo khi hiểu rõ bố cục và biết mình làm gì.

Tiền cảnh hậu cảnh: Một bức ảnh đẹp kinh điển sẽ có đủ tiền cảnh, hậu cảnh. Một bức ảnh phong cảnh đẹp nên có tiền cảnh để tạo chiều sâu cho bức hình, lưu ý chọn tiền cảnh sao cho không quá sáng và chi tiết làm phân tâm người xem.

Thời khắc chụp: Các cảnh chụp thiên nhiên đẹp là vào lúc bình minh và hoàng hôn, khi đó ánh sáng có độ bão hòa màu cao, không gắt và có hướng giúp ảnh có kịch tính và chiều sâu.

Xác định phong cách chụp: Đây là yếu tố mang tính cá nhân, xác định phong cách chụp cho riêng mình. Phong cách thợ săn - liên tục di chuyển “bám đuổi ánh sáng” tìm những góc chụp biến thiên khoảnh khắc, cảm hứng mới lạ. Phong cách thợ câu - xác định vị trí chụp và chờ đợi. Người chụp đã biết trước một số vị trí chụp đẹp, nhưng để ấn tượng phải cần các yếu tố phù hợp về thời tiết, khoảnh khắc ánh sáng.

Xác định phong cảnh chụp cho riêng mình. Ảnh: Nguyễn Nhật Thanh.

Xác định phong cảnh chụp cho riêng mình. Ảnh: Nguyễn Nhật Thanh.

Chụp phong cảnh đòi hỏi di chuyển nhiều và ở trong những bối cảnh khá khắc nghiệt về thời tiết, độ ẩm và bụi, thiết bị có thể hư hỏng bất cứ lúc nào, vì vậy tốt nhất nên mang thêm máy phụ đề phòng trục trặc. Lưu ý bảo quản chống dính nước, cát, bụi và va đập.

Thiết bị tốt nhất là thiết bị bạn đang có trong tay, hãy sử dụng thành thạo và nắm các nguyên tắc căn bản về kỹ thuật và thẩm mỹ, công thêm một chút hậu kỳ, bạn sẽ có những tấm ảnh phong cảnh ưng ý.

\

Nguyễn Nhật Thanh

 


Thông tin liên hệ anh2bmw khi có bất kỳ thắc mắc:
skype: trantien281
mail: 
anh2bmw@gmail.com


 

 
03/04/2015 09:04 # 8
anh2bmw
Cấp độ: 48 - Kỹ năng: 44

Kinh nghiệm: 255/480 (53%)
Kĩ năng: 408/440 (93%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 11535
Được cảm ơn: 9868
Phản hồi: Mẹo chụp ảnh phong cảnh đẹp


Mách bạn kỹ thuật chụp ảnh phong cảnh đẹp không thể bỏ qua

Nét đẹp của phong cảnh không cố định mà luôn có sự thay đổi, theo mùa, theo thời gian. Để tránh lưu lại những hình ảnh phong cảnh nhạt nhẽo, đánh mất cái hồn của sự vật và chủ thể, hãy thử thực hiện theo những lời khuyên dưới đây từ trang Exposure Guide. Đó rất có thể là những kỹ thuật chụp ảnh phong cảnh đẹp mà bạn đang cần.

Tạo chiều sâu cho bức ảnh

Khi bạn chụp một bức ảnh phong cảnh, hãy thử tạo cảm giác về chiều sâu cho bức ảnh đó bằng cách lấy nét nhiều yếu tố khác nhau trong hình ảnh. Để làm điều này bạn cần phải sử dụng một khẩu độ nhỏ, từ f/16 - f/22 bởi vì khẩu độ càng nhỏ thì độ sâu trường ảnh sẽ càng lớn.

Bạn nên đặt máy ảnh trên một chân máy để tránh máy bị rung khi chụp và cũng cần lưu ý rằng, khi sử dụng khẩu độ nhỏ hơn có nghĩa ánh sáng sẽ ít hơn khi đi vào thấu kính do đó bạn cần bù sáng cho ảnh bằng cách tăng giá trị ISO hoặc kéo dài tốc độ màn trập, hoặc cả hai.

Sử dụng ống kính góc rộng

Ống kính góc rộng khá được ưa chuộng khi sử dụng chụp ảnh phong cảnh, giúp có được góc nhìn rộng hơn mang lại cảm giác không gian được rộng mở. Chúng cũng vẫn giúp mang đến chiều sâu cho hình ảnh và cho phép bạn sử dụng tốc độ màn trập nhanh hơn vì có nhiều ánh sáng hơn. Chụp ảnh ở khẩu độ f / 16 sẽ làm cho cả chủ thể phía trước và nền phía sau được sắc nét. Hãy nhớ và thử áp dụng để thấy những góc độ thú vị của những bức ảnh.

 

Sử dụng bộ lọc (Filter)

Để có được những bức ảnh phong cảnh tuyệt vời nhất, bạn có thể sử dụng hai filter. Bộ lọc phân cực giúp mang lại bầu trời xanh sâu hơn và tương phản với màu trắng của những đám mây. Bộ lọc cường độ trung bình ND (Neutral Density Filter) giúp giảm lượng ánh sáng đi vào ống kính của máy ảnh nhưng không làm thay đổi cân bằng màu sắc. Điều này rất hữu ích vào những ngày trời sáng, khi máy ảnh không thể điều chỉnh tốc độ màn trập chậm (khi bạn muốn chụp sự chuyển động của bầu trời hoặc nước chẳng hạn).

Chụp chuyển động

Nếu bạn đang muốn chụp một dòng nước đang chảy, bạn có thể tạo hiệu ứng nước trắng tuyệt đẹp bằng cách đặt độ phơi sáng dài. Có hai cách để làm điều đó bạn có thể áp dụng. Một là sử dụng chế độ Tv hoặc S, chọn độ phơi sáng là 2 giây hoặc lâu hơn. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng chế độ AV (Aperture-Priority) và chọn một khẩu độ nhỏ như f / 32 (đòi hỏi nhiều ánh sáng hơn). Nếu bạn chụp với ánh sáng ban ngày, bạn phải sử dụng một bộ lọc ND để giảm lượng ánh sáng va vào máy ảnh, và bằng cách này, máy ảnh sẽ có thời gian màn trập lâu hơn. Một Tripod trong trường hợp này cũng rất cần thiết để đảm bảo độ sắc nét cho ảnh chụp.

 

Sử dụng mặt nước như một tấm gương lớn

Nước trong ánh sáng dịu có thể tạo ra các hiệu ứng phản chiếu rất đẹp. Bạn nên áp dụng loại ảnh này vào trong hai “giờ vàng” đó là thời điểm giờ đầu tiên sau khi mặt trởi mọc và giờ cuối cùng trước lúc mặt trời lặn.

Bạn nên đặt máy ảnh trên một tripod và thiết lập chế độ TV hoặc S (Shutter-Priority). Chọn tốc độ màn trập chậm, máy sẽ đặt khẩu độ phù hợp. Nếu bạn muốn có được hình ảnh sắc nét, bạn có thể đẩy ISO lên mặc dù ISO 125 là một mức khá tốt.

Đừng quên yếu tố con người

Một bức ảnh phong cảnh không có nghĩa chỉ bao gồm cảnh và những vật vô tri vô giác, bạn đừng quên yếu tố con người có thể giúp mang lại một bức ảnh hoàn mỹ.

Sự xuất hiện của một đứa trẻ dễ thương hoặc một cô gái xinh đẹp bên những bông hoa. Bạn có thể áp dụng quy tắc 1/3 và sắp xếp bố cục đặt con người lệch tâm để tạo được hiệu quả tốt nhất. Chọn một tốc độ màn trập nhanh, nếu bạn muốn “đóng băng” hình hoặc một tốc độ màn trập chậm hơn nếu bạn muốn chụp sự chuyển động.

Sử dụng quy tắc một phần ba

Van.vn đã từng giới thiệu bài viết tổng hợp các quy tắc bố cục trong nhiếp ảnh trong đó có nhắc đến quy tắc một phần ba. Theo đó quy tắc này mách bạn hãy tưởng tượng ra bốn đường kẻ, hai đường theo chiều ngang và hai đường theo chiều dọc để tạo ra chín ô trên hình ảnh.

Trong một vài trường hợp, việc đặt chủ thể chính ở vị trí trung tâm có thể giúp mang lại hiệu quả tốt, tuy nhiên bạn có thể thử sử dụng quy tắc 1/3 với việc đặt chủ thể lệch tâm tại những điểm giao cắt của các đường thẳng (còn được gọi là “Điểm mạnh”) sẽ giúp tạo được một bố cục hài hòa và dễ chịu với góc nhìn.

 

Các cài đặt bạn nên áp dụng

Khi chụp ban ngày bạn có thể sử dụng một khẩu độ nhỏ hơn f / 22 để chụp hình ảnh được chi tiết và cực kì sắc nét. Nếu bạn muốn bắt chuyển động của nước hoặc của con người hay các con vật, hãy dùng filter để giảm lượng ánh sáng đi vào và thử nghiệm với tốc độ màn trập. Với dòng nước chảy bạn chọn phơi sáng ít nhất 2 giây, còn chụp sự chuyển động của con người hay động vật hãy bắt đầu với tốc độ màn 1/60. Bạn nên luôn sử dụng chân máy cho việc chụp phong cảnh.

Thiết bị nên dùng

Khi chụp dưới ánh nắng bạn nên dùng một nắp đậy ống kính để tránh bị cháy sáng. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một bộ lọc cường độ trung bình ND hoặc bộ lọc phân cực để giảm sự phản xạ và làm nổi bật bầu trời. 

Như đã đề cập ở phần trên, một chân máy là thiết bị cần thiết nếu bạn muốn chụp những bức hình sắc nét hay chụp chuyển động. Việc sử dụng đèn flash sẽ giúp các vùng tối được sáng hơn khi chụp phạm vi gần.

 

Với nhiều người, chụp phong cảnh đã trở thành niềm đam mê không thể từ bỏ. Với loại hình nhiếp ảnh này, bạn có thể dành cả ngày trời và đắm mình vào thiên nhiên. Bạn cũng cần rèn luyện tính kiên nhẫn bởi có khi phải đợi chờ rất lâu để có được điều kiện về ánh sáng và bố cục ưng ý và cũng không được nản lòng khi mọi thứ không được như mình mong muốn.

Nhiều bức ảnh chụp phong cảnh tuyệt đẹp đã được chủ nhân của nó dành nhiều thời gian và công sức mới có được và những bức hình đó xứng đáng với những gì bỏ ra. Hy vọng những kỹ thuật chụp ảnh phong cảnh đẹp vừa giới thiệu trên đây cùng sự kiên nhẫn thực hành sẽ giúp bạn phát triển các kỹ năng và tạo ra được những bức ảnh ấn tượng của riêng mình.

Van.vn (Theo Exposure Guide)

Link bài viết: http://www.van.vn/tu-van/mach-ban-ky-thuat-chup-anh-phong-canh-dep-khong-the-bo-qua.html



Thông tin liên hệ anh2bmw khi có bất kỳ thắc mắc:
skype: trantien281
mail: 
anh2bmw@gmail.com


 

 
Các thành viên đã Thank anh2bmw vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024