Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
21/06/2010 17:06 # 1
kedoitra
Cấp độ: 2 - Kỹ năng: 3

Kinh nghiệm: 10/20 (50%)
Kĩ năng: 0/30 (0%)
Ngày gia nhập: 02/02/2010
Bài gởi: 20
Được cảm ơn: 30
Nỗi khổ của SV ngành du lịch


Nỗi khổ của SV ngành du lịch 
 
Du lịch là ngành mới nên “hot”. Do vậy, thiên hạ đua nhau đi học - đua nhau mở trường. Nào trường nghiệp vụ, trường trung cấp nghề. Hễ có trường là có khoa Du lịch hoặc khoa Du lịch + (đính kèm một ngành khác) nên bằng cấp cũng rất phong phú.

Nào Địa lý du lịch (Đại học xã hội - Nhân văn), Văn hóa du lịch (Đại học Văn hóa, Cao đẳng Văn hóa), Môi trường - Du lịch (Đại học Nông Lâm), Việt Nam học (Đại học Sư phạm, Sài Gòn, Tôn Đức Thắng…). Có trường chưa phân biệt được các thuật ngữ du lịch (tourist) bao gồm cả lữ hành(travel), khách sạn (hotel), nhà hàng (restaurant) nên mới có tên trường Nghiệp vụ du lịch khách sạn nhà hàng thay vì chỉ cần Nghiệp vụ Du lịch là đầy đủ.

Vì thiên hạ đua nhau đi học và đua nhau mở lớp nên thiếu thầy. Ai cũng mở lớp được nên ai cũng có thể làm thầy dạy du lịch. Nhiều thầy cô chỉ học lý thuyết, dù có bằng giáo sư - tiến sĩ nhưng chưa một ngày làm việc trong ngành nên toàn dạy chuyện trên mây. Một số lãnh đạo doanh nghiệp có thực tế thì lại thiếu kiến thức sư phạm. Có mấy sinh viên giỏi, được giữ lại trường, học lên cao học - thạc sĩ. Thế là thành giáo viên toàn lý thuyết. Có thầy dạy hoạt náo mà học vấn chưa xong lớp 12…

Thay vì dạy từng chuyên ngành riêng biệt: Lữ hành, Nhà hàng, Khách sạn thì nhiều trường trung cấp, cao đẳng và một số trường đại học gộp chung một lớp. Vì học đủ thứ nhưng chỉ làm một thứ nên không chuyên. Thực trạng này là hệ quả của việc nhà trường không hiểu gì về ngành du lịch. Hoặc hiểu nhưng tuyển sinh không đủ, gộp lớp để có lời nhiều hơn. Có trường còn lập lờ đào tạo Quản trị du lịch. Sinh viên cứ ngỡ học ngành này để ra làm lãnh đạo trong khi thực tế chưa thể làm nhân viên vì trường dạy toàn lý thuyết.

Nhưng khổ nhất là việc thực hành tuyến điểm của ngành hướng dẫn viên. Thay vì cùng với sinh viên chọn các công ty có uy tín hoặc đấu thầu để chọn mặt gửi vàng thì nhiều trường tự tổ chức để kiếm lời. Có trường còn xem đây là dịp làm ăn lớn. Có trường trung cấp tổ chức tour xuyên Việt 21 ngày với giá 9 triệu đồng/người trong khi biết vận dụng có thể làm với giá trên dưới 7 triệu đồng. Sinh viên biết các thầy cô và nhà trường “hét giá” nhưng nếu không tham gia thì khỏi tốt nghiệp! Lỡ chọn nhầm trường đành phải theo lao. Chương trình học cứ áp đặt theo chủ quan của Bộ chứ không cần biết du khách cần gì. Những môn chính cần học thì dạy qua loa và học chay là chủ yếu thay vì dạy thực hành trên tour hoặc trong khách sạn - nhà hàng. Do vậy, đa phần sinh viên tốt nghiệp phần lý thuyết ở trường xong là phải học tiếp phần thực hành ở các đơn vị du lịch. Môn thiết kế tour (producer) đáng lẽ phải có chuyên ngành riêng hoặc phải học thật kỹ thì nhiều trường không dạy (có khi muốn dạy nhưng không kiếm ra thầy) hoặc chỉ dạy qua loa từ 30 - 45 tiết! Không có các “producer” thì sản phẩm nghèo nàn vì ăn cắp, bắt chước tour của nhau là tất yếu.

Hiện nay, tất cả các trường học từ tư thục, dân lập đến công lập đều thu học phí của sinh viên. Dù phải bỏ tiền đi học nhưng sinh viên không được can dự vào bất cứ việc gì liên quan đến mình. Từ việc nội dung, chất lượng dạy đến năng lực của thầy cô. Từ việc tổ chức thực hành tuyến điểm đến việc tăng học phí hoặc bố trí giờ giấc học không phù hợp (do một số thầy cô phải chạy sô). Thay vì nhà trường phải chủ động tìm đơn vị để gửi sinh viên đến thực tập thì bỏ mặc cho sinh viên tự xoay xở. Nhà trường, đặc biệt là các thầy cô tham gia giảng dạy, nhất là các thầy cô tổ chức thực hành tuyến điểm phải có trách nhiệm tìm nơi thực tập và tìm việc làm cho sinh viên. Dĩ nhiên bạn nào tự tìm được thì càng tốt. Nếu sinh viên chưa tìm được việc làm vì thiếu kỹ năng thì phải dạy bổ sung. Như vậy mới công bằng, bởi lẽ sinh viên là sản phẩm của nhà trường. 
Chỉ khi nào mối quan hệ giữa NHÀ TRƯỜNG - SINH VIÊN - DOANH NGHIỆP trở thành tam giác đều, hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau thì lúc đó nỗi khổ của sinh viên - thật ra nhà trường và doanh nghiệp cũng khổ - mới trở thành niềm vui chung của xã hội. 
                                                                                                                                                            

Nguyễn Văn Mỹ

                                               http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/201021/20100523004737.aspx



             

                      Buồn như ly rượu đầy không có ai cùng cạn, buồn như ly rượu cạn không còn rượu để say. Buồn như trong 1 ngày hai đứa không gặp mặt, buồn như khi gặp mặt không còn chuyện để vui....!

 
Các thành viên đã Thank kedoitra vì Bài viết có ích:
22/09/2010 16:09 # 2
nangmoi18
Cấp độ: 2 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 16/20 (80%)
Kĩ năng: 17/20 (85%)
Ngày gia nhập: 10/09/2010
Bài gởi: 26
Được cảm ơn: 27
Phản hồi: Nỗi khổ của SV ngành du lịch


   Sinh viên du lịch khổ ,sviên nào mà chẳng có cái khó của mình nhưg có lẽ sviên đã vượt lên
                   cao hơn  ko còn ở mức độ khó nữa mà cao hơn cả khó .Nắng hy vọng mình sẽ
                      ko gặp quá nhiều khó  khăn trong việc học tập, nhưg Nắng tin_Nắng luôn tin
                                     1 niềm tin  đó là "Điều gì cũng có cái giá của nó "
                        Nắng sẽ lớn lên,trưởng thành hơn sau những khó khăn và sau mỗi thất bại !
                                               CỐ LÊN ,CỐ LÊN VÀ CỐ LÊN nữa nào !

     


          

 
Các thành viên đã Thank nangmoi18 vì Bài viết có ích:
22/09/2010 16:09 # 3
pUni_3bie
Cấp độ: 5 - Kỹ năng: 6

Kinh nghiệm: 29/50 (58%)
Kĩ năng: 0/60 (0%)
Ngày gia nhập: 06/09/2010
Bài gởi: 129
Được cảm ơn: 150
Phản hồi: Nỗi khổ của SV ngành du lịch


hờ hờ, nắng này triết lí ghê


When you smile

I'll smile with you
When you cry
I'll cry with you
And when you are far...far away
I'll smile happily
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024