Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
18/06/2010 22:06 # 1
nxduck
Cấp độ: 7 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 27/70 (39%)
Kĩ năng: 67/70 (96%)
Ngày gia nhập: 20/01/2010
Bài gởi: 237
Được cảm ơn: 277
Kỳ I: Santiago Calatrava - KTS “ 30 cây cầu”


 (Kienviet.net)- Kiến trúc sư, nhà nghệ thuật, kĩ sư Santiago Calatrava sinh ngày 28/7/1951 tại Valencia, Tây Ban Nha. Ông nổi tiếng toàn thế giới với hơn 30 cây cầu.

santiago.jpg

Ảnh: Santiago Calatrava


Đa tài, đa ngành như Santiago Calatrava

Calatrava cho biết ông coi kiến trúc là “ngành vĩ đại nhất trong tất cả ngành nghệ thuật” bởi vì nó bao hàm trong đó cả các ngành nghệ thuật khác như âm nhạc, hội họa và điêu khắc.

Kiến trúc sư Santiago Calatrava sinh năm 1951 tại Valencia, Tây Ban Nha. Ông học tiểu học và cấp 2 tại quê nhà, Valencia
8 tuổi, ông theo học tại trường nghệ thuật và các nghề thủ công, nơi ông bắt đầu những nét vẽ đầu tiên của mình.

Năm 13 tuổi, gia đình gửi ông sang Pháp với tư cách là học sinh trao đổi văn hóa. Ngay khi kết thúc chương trình cấp 3 tại Valencia, ông tới Paris với dự định xin học tại trường nghệ thuật ở đây.

Kế hoạch bất thành tháng 6/1968 ông trở về Valencia và xin học tại trường kỹ thuật cao cấp về kiến trúc (trường mới được thành lập lúc bấy giờ). Tại đây, ông lấy bằng về kiến trúc và bằng sau đại học về chủ nghĩa đô thị. Trong quá trình học, ông thường thực hiện các dự án độc lập cùng với một nhóm các bạn học cùng và giới thiệu 2 đầu sách về kiến trúc của Valencia và Ibiza.

Bị cuốn hút bởi những tính toán khoa học từ các công trình kiến trúc lịch sử vĩ đại, và đồng thời ông cảm thấy rằng những gì mình được đào tạo ở Valencia không chỉ ra cho ông con đường đi rõ ràng, Calatrava quyết định nghiên cứu sau đại học về xây dựng dân dụng.

Năm 1975, ông theo học tại Học viện công nghệ ETH tại Zurich, Thụy Sĩ, nhận bằng tiến sĩ năm 1979. Trong thời gian này,ông gặp gỡ và kết hôn với một sinh viên luật tại Zurich.

alamillo bridge.jpg

Ảnh: Cầu Alamillo, Tây Ban Nha. Cây cầu có một tháp làm điểm tựa, với các sợi dây căng từ hai bên góc cạnh.


Ghi danh bằng các cuộc thi

Sau đó, ông bắt đầu tiếp nhận các công trình xây dựng nhỏ như thiết kế mái của thư viện hay ban công ở dinh thự tư nhân. Ông cũng bắt đầu tham gia vào các cuộc thi. Ông cho rằng đây là con đường tốt nhất để ông thực hiện sứ mệnh của mình.
Năm 1983, ông lọt vào ứng cử giải nhất cho thiết kế và xây dựng ga tàu Stadelhofen tại Zurich. Đây cũng là thành phố nơi ông đặt văn phòng riêng.

Năm 1984, Santiago thiết kế và cho xây dựng cây cầu Bach de Roda tại Barcelona. Đây là công trình cầu đầu tiên khiến cho danh tiếng của ông lan rộng khắp thế giới.

Bach_de_Roda_10.jpg

Bach_de_Roda_11.jpg

Ảnh: Cầu Bach de roda

Các công trình nổi tiếng sau đó là cầu Alamillo và cầu cạn, công trình phục vụ hội chợ quốc tế tại Seville (1987-1992), cầu đi bộ Campo Volantin tại Bilbao (1990-1997), cầu Alameda và ga điện ngầm tại Valencia (1991-1995).

Năm 1989, ông thành lập văn phòng thứ 2 tại Pháp khi ông đang cho thực hiện công trình sân bay Lyon (1989-1994). Văn phòng thứ 3 được mở tại Valencia năm 1991.

Thời gian đầu, ông chủ yếu hành nghề ở Thuỵ Sỹ và Tây Ban Nha. Giờ đây, ông có công trình trên hầu hết các nước châu Âu và Mỹ La tinh.


Công trình và triển lãm của Santiago Calatrava

Các công trình công cộng quy mô lớn của ông là BCE Place Hall tại Toronto (1987-1992), ga Oriente tại Lison (1993-1998), nhà thờ St.John the Divine tại New York, Mỹ (1981), sân bay Sondica ở Bilbao (1990-2000), nhà hòa nhạc Tenerife tại quần đảo Canary (1991-2001), công trình thành phố nghệ thuật và khoa học tại Valencia. Bảo tàng khoa học tại Valencia ( năm 2000), cầu Orléans tại Orléans, Pháp (năm 2000)…

Bach_de_Roda_12.jpg

Ảnh: Cầu Bach de roda

Triển lãm đầu tiên của Calatrava được thực hiện vào năm 1985 với 9 tác phẩm điêu khắc tại phòng triển lãm Jamileh Weber ở Zurich. Bên cạnh đó, ông còn tổ chức 2 triển lãm solo đánh dấu bước ngoặt mới trong sự nghiệp của mình: một là triển lãm tổ chức tại Học viện kiến trúc Hoàng gia Anh (RIBA) năm 1992 , hai là triển lãm tại Bảo tàng nghệ thuật hiện đại tại New York năm 1993.

Cuộc triển lãm lớn nhất mà Calatrava thực hiện có lẽ là cuộc triển lãm Santiago Calatrava: Nhà nghệ thuật, kiến trúc sư, kĩ sư tại Palazzo Strozzi (Florence, Italy) từ tháng 10/2000 đến tháng 1/2001. Một cuộc triển lãm tương tự, có quy mô nhỏ hơn được tổ chức tại Dallas năm 2001.


Các giải thưởng, thành tựu Santiago Calatrava đạt được

Dưới đây là một số giải thưởng chủ yếu mà Santiago Calatrava được trao tặng:

- Huân chương vàng do học viện kiến trúc Hoa kỳ trao tặng năm 2005

- Giải thưởng Eugene McDermott do hội đồng nghệ thuật của Học viện công nghệ Massachusetts MIT trao.

- Giải thưởng MIPIM dành cho thiết kế nhà ở xuất sắc nhất tại Malmo, Thụy Điển

- Khách mời danh dự thường xuyên của trường đại học Zurich

- Huân chương vàng củaViện kĩ sư xây dựng London

- Học bổng danh dự của Học viện kiến trúc Hoàng gia Anh

- Thành viên danh dự của Hội kiến trúc Đức

- Thành viên của Học viện nghệ thuật hoàng gia San Carlos, Valencia

- Giải thưởng thiết kế đô thị Toronto

- Huân chương vàng vì những đóng góp về nghệ thuật do Bộ văn hóa Granada cấp

- Thành viên của Les Arts et Lettres, Paris, Pháp

- Giải thưởng xuất sắc về nghệ thuật do trường nghệ thuật Meadows trao tặng

- Giải thưởng Principe de Asturias

Trong sự nghiệp của mình, Calatrava nhận được 11 danh hiệu tiến sĩ.

santiago calatrava 2.jpg

Santiago Calatrava 


(còn nữa)



           Họ cười vì tôi không giống họ.Tôi cười vì họ quá giống nhau.
-----Be Yourself-----

 
Các thành viên đã Thank nxduck vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024