Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
03/10/2022 21:10 # 1
vutmaihoa
Cấp độ: 20 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 68/200 (34%)
Kĩ năng: 5/20 (25%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1968
Được cảm ơn: 15
Caffeine tác động đến cơ thể con người như thế nào?


Caffeine có những tác động tích cực và tác động tiêu cực đến sức khoẻ của con người. Bài viết này cung cấp thông tin một cách tổng quan về những tác động đó, đi kèm theo đó là liều lượng nên sử dụng caffeine, những lý giải về các triệu chứng dành cho người muốn cai caffeine.

Caffeine là chất kích thích thường được sử dụng ở khắp các độ tuổi, rộng rãi phổ biến trên thế giới. Có nhiều trong các thực phẩm: hạt của cây cà phê, lá của cây chè, cacao,… caffeine có tác dụng kích thích hệ thần kinh, tăng khả năng tập trung và tỉnh táo trong công việc.

Công thức hoá học: C8H10N4O2, thuộc nhóm methylxanthines. Với việc sử dụng caffeine ở liều lượng phù hợp, caffeine mang lại một số tác dụng tích cực. Trước tiên là những tác động tích cực caffeine mang lại. Caffeine có hoạt tính trong khoảng thời gian 15-45 phút, thời gian bán huỷ 5-6 giờ. Ngay sau khi sử dụng caffeine, caffeine sẽ được vận chuyển theo đường thực quản xuống dạ dày, qua ruột non, tại đây theo các nhu mô ở ruột caffeine một phần được vận chuyển vào máu, một phần sẽ tiếp tục được cận chuyển đến khắp các trung tâm cảm giác của cơ thể người.

Caffeine là chất kích thích, giúp cơ thể tỉnh táo tập trung cao trong công việc.

Caffeine tác động đến hệ thần kinh trung ương. Caffeine sẽ ức chế thụ thể adenosine. Adenosine là một chất dẫn truyền thần kinh ức chế, xuất hiện khi não bộ ngủ, trong điều kiện bình thường, nó thúc đẩy giấc ngủ và ngăn chặn sự kích thích. Caffeine sẽ block các các thụ thể adenosine, ngăn cản cơn buồn ngủ, giúp cho bộ não trong trạng thái tỉnh táo. Khi trong cơ thể có caffeine, caffeine sẽ “tạo hiện tượng khẩn cấp giả” khiến não bộ tăng cường sự tập trung, đây cũng là lý do não bộ ở trạng thái tỉnh táo hơn. Caffeine giúp tích luỹ dopamine nhiều hơn trong não. Dopamine là một chất dẫn truyền thần kinh hạnh phúc, dopamine trong não nhiều, khiến trạng thái chúng ta hưng phấn vui vẻ. Caffeine thường được sử dụng ở khắp độ tuổi và có tính phổ biến, vì cơ bản an toàn đối với sức khoẻ của con người. Việc sử dụng caffeine được đánh giá qua các hoạt động, những công việc đòi hỏi sự tập trung liên tục cao như trạng thái tỉnh táo để lái xe là an toàn, làm việc dưới một áp lực lớn hiệu quả bởi khả năng truyền thông tin nhanh và liên tục của hệ thống truyền tin.

Tuy nhiên, caffeine có tác động tiêu cực với cơ thể người, đặc biệt ở những đối tượng sử dụng quá liều và lạm dụng caffeine.

Với những người nhạy cảm với caffeine, không khuyến khích sử dụng, caffeine có thể gây ra trạng thái căng thẳng, lo âu. Theo nghiên cứu trên người, 10% các tình nguyện viên sử dụng caffeine như là một chất kích thích trong trạng thái lo lắng, và càng căng thẳng và lo lắng hơn. Caffeine có ảnh hưởng đến hệ tim mạch. Theo nghiên cứu, người có sức khoẻ bình thường khi sử dụng caffeine đập nhanh hơn một vài nhịp so với bình thường. Sử dụng caffeine khiến tín hiệu thần kinh bị tác động, khiến huyết áp tăng cao tim đập nhanh hơn. Vậy nên caffeine không khuyến khích sử dụng với những người có vấn đề về tim mạch, vì gây rối loạn nhịp tim. Caffeine tác động đến hệ tiêu hoá, khiến dạ dày và ruột co bóp nhiều hơn. Caffeine có tác dụng ngăn chặn hormone chống lợi tiểu (antidiurectic hormone), là lí do khiến cơ thể bài tiết nhiều nước hơn, nước không được giữ lại nhiều trong cơ thể ảnh hưởng đến việc tái tạo collagen, khiến làn da bị lão hoá sớm hơn. Đối với nữ giới sử dụng caffeine thường xuyên gây ảnh hưởng đến thay đổi hormone, đặc biệt là estrogen.Đối với trường hợp estrogen giảm, khiến cơ thể rơi vào trạng thái  căng thẳng lo âu, giảm ham muốn tình dục. Còn đối với trường hợp estrogen tăng, sẽ gây ra một vài hội chứng liên quan đến chu kì kinh nguyệt, trầm cảm,… Caffeine tác động đến răng, gây vàng răng. Caffeine có tính acid, có hại cho răng miệng. Khi sử dụng caffeine cơ thể bài tiết nhiều nước, giảm lượng nước bọt trong khoang miệng có tác dụng bảo vệ răng, khiến răng dễ tổn thương. Đi kèm caffeine trong đồ uống có tanin gây vàng răng, khiến răng trở nên ố hơn. Một số người sau khi uống cafe có chứa caffeine để tránh vàng răng, đã đánh răng ngay sau khi uống, điều này khiến răng bị tổn thương nặng hơn. Bởi ngay sau trạng thái tiếp xúc với acid, răng dễ tổn thương hơn bao giờ hết, đánh răng ngay sau khi uống café ảnh hưởng đến men răng, nên đánh răng sau khi uống ít nhất là 30 phút.

Liều lượng được khuyên khi sử dụng caffeine:

Đối với người trưởng thành: ⩽400mg với người 65kg. (khoảng 6 mg/kg) Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản: ⩽300mg với người 65kg (khoảng 4.6 mg/kg) Trẻ em:⩽ 2,5 mg/kg

Cai caffeine, cơ thể sẽ có những triệu chứng gì?

Caffeine là một chất kích thích, sử dụng caffeine khiến cơ thể hưng phấn, khi ngưng sử dụng caffeine khiến cơ thể trở nên thiếu năng lượng, não bộ có xu hướng “thèm” và cần thêm caffeine, dẫn đến tình trạng nghiện caffeine. Thông thường caffein được nạp vào cơ thể thông qua cafe, gây nên tình trạng nghiện cafe. Khi ngưng sử dụng caffein trạng thái cơ thể đột ngột thay đổi gây ra một vài triệu chứng.

Trước tiên, caffeine gây mất cân bằng trạng thái. Caffeine giúp cơ thể hưng phấn, tín hiệu thần kinh được truyền đi nhanh chóng và liên tục, khi ngưng sử dụng lượng dopamine được tích luỹ trong não về trạng thái bình thường, thời gian truyền tín hiệu không được liên tục và chậm hơn so với có caffeine, khiến hiệu quả làm việc và khả năng tập trung giảm đi, gây stress, dễ cáu gắt nổi giận. Ngưng sử dụng caffeine, gây đau đầu. Khi caffeine được vận chuyển vào mạch máu, mạch máu co lại. Caffeine giống như một chất ức chế cạnh trạnh với adenosine, khiến adenosine được giải phóng nhiều vào máu và tích tụ trên tế bào máu nhiều hơn, tế bào máu sẽ dãn ra, trong khi đó caffeine lại tương tác với các thụ thể khác trên tế bào máu khiến tế bào máu co lại. Việc mạch máu co lại làm giảm lưu lượng máu, theo nghiên cứu lưu lượng máu giảm 27%. Đây là lí do một số người nghiện café sẽ đau đầu vì thiếu máu lên não. Tuy nhiên, nhiều người sau khi cai nghiện cafe cũng xuất hiện tình trạng đau đầu, lí do là vì sau khi ngưng sử dụng caffeine đột ngột, các recepter trên tế bào máu vẫn còn nhiều tế bào vẫn dãn ra, mạch máu dãn ra đột ngột, gây một cú sốc cho hệ thống thần kinh. Việc dãn mạch khiến lượng máu lưu thông nhiều hơn, tốt cho cơ thể. Khi ngưng sử dụng caffeine, khả năng bài tiết giảm. Vì caffein có chức năng ngăn chặn hormone chống lợi tiểu (antidiurectic hormone), khi ngưng sử dụng caffeine, khiến cho cơ thể khó khăn với việc bài tiết hơn. Giấc ngủ chập chờn, không sâu giấc, chất lượng giấc ngủ kém đi,... Khi ngưng sử dụng caffeine, trong cả một ngày dài não bộ phải xử lí bù đắp bằng các hormone, mất cân bằng hormone trong cơ thể đặc biệt là dopamine dẫn đến stress mất ngủ.

Những triệu chứng trên sẽ duy trì trong khoảng 7-10 ngày, hoặc hơn tuỳ vào liều lượng và thời gian sử dụng caffeine. Những dấu hiệu sinh ra khi cơ thể đột ngột ngưng sử dụng caffeine, khiến cơ thể chưa kịp thích ứng nhưng nhìn chung đều tốt với cơ thể. Người sau khi ngưng sử dụng caffeine trở về trạng thái bình thường, có trạng thái tập trung hơn trước khi sử dụng caffeine, tâm trạng tốt hơn. Điều này được lí giải bởi trước đó cơ thể cần caffeine để làm việc, khi không sử dụng chất kích thích cơ thể đã quen dần và có khả năng tập trung trong thời gian liên tục dài hơn.

Trên đây là toàn bộ tác động caffeine với sức khoẻ ở người mình đã tìm hiểu được, mong nhận được sự góp ý để bài viết được hoàn thiện hơn!

------------------------ Một cách rất tình cờ, bài viết ra đời vì một câu nói vô tình lướt được trên page vào ngày hôm qua 23/09/2022: “Caffeine -amagical substance that makes it all better”. Bài viết mở đầu cho series về Hoá Sinh.

Nguồn:

[1].  P. Nawrot, S. Jordan, J. Eastwood, J. Rotstein, A.Hugenholtz, M. Feeley. 2010. Effects of caffeine on human health

[2] Hari Prasad Devkota, Bhakta Prasad Gaire, Kengo Hori, S. 2021. The science of matcha: Bioactive compounds, analytical techniques and biological properties

[3] A. Smith. 2002. Effects of caffeine on human behavior

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024