Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
13/08/2022 22:08 # 1
vutmaihoa
Cấp độ: 20 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 68/200 (34%)
Kĩ năng: 5/20 (25%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1968
Được cảm ơn: 15
Cách để sử dụng 7 ngày trong tuần theo phương pháp 5+1+1


“5 ngày làm việc”: Học từ 7:00-9:00.

Bởi vì sau khi kết thúc một ngày làm việc, rất khó để chúng ta có thể tĩnh tâm lại tập trung vào việc học, hầu hết đều muốn xem phim, nghe nhạc hoặc làm một vài cái gì đó để có thể giải trí, thả lỏng đầu óc, cho nên mình nghĩ nên học sớm một chút. Thời gian học cũng không nhiều, bạn có thể nghĩ là "học hai tiếng thôi mà, rất nhanh rồi qua, ai ai cũng cố gắng, mình mỗi hai tiếng thôi mà cũng không cố được". Có những khi mình thật sự rất rất thích thành phố này, mình thích sự ồn ào, dồn dập và tấp nập của nó, để có vô số những người ở đây vẫn đang không ngừng nỗ lực, kể cả trong thời gian nhẽ ra nên đi ngủ thì họ vẫn đang nỗ lực, để rồi từng bước, từng bước một kéo gần khoảng cách mục tiêu mà họ muốn đạt được đến gần mình hơn.

“Hai ngày cuối tuần” một ngày trong đó sẽ là hoạt động tự do, tự do sắp xếp theo ý muốn của bản thân bạn, ngày hôm đó bạn có thể thoải mái đi chơi, thoải mái xem phim, nghe nhạc lướt tóp tóp. Fb… nói chung là muốn làm gì cũng được hết.

Ngày còn lại hãy tập trung 100% năng lượng vào việc năng cao trình độ của bản thân, dùng phần lớn thời gian trong ngày học, hãy học những thứ thuộc về sở thích thật sự của bản thân, tìm hiểu về một cái gì đó mà bản thân bạn thật sự yêu thích, hãy học những cái mà bình thường bạn không phải cố gắng tranh thủ từng chút thời gian một để học. Ví dụ như cuối tuần là thời gian mình tranh thủ tìm cảm hứng để vẽ vời chẳng hạn

Năm 2022 đi hết được nửa chặng đường rồi, mục tiêu đầu năm đang dần dần sắp đi đến tổng kết, cố gắng lên nàoooo.

1. Hãy duy trì một thói quen nào đó có thể đưa bạn vào “nề nếp quân đội” làm những việc có thể rèn luyện tính kỷ luận của bản thân, như thế sẽ giúp bạn rèn được tính kiên nhẫn, sự tịnh tâm, kiên trì và nhẫn nại, sẽ không dễ bị tác động từ bên ngoài mà làm bạn xao nhãng, việc bạn có thể làm ví dụ như là, dành ra 1 tiếng để đọc sách, ghép 100 mảnh ghép, tô 100 ô tranh số, hoặc là nhảy dây 1000 đều là những ý tưởng không tồi.

2. Cố gắng hết sức để học cũng cố gắng hết sức để chơi, ngắn gọn là học ra học mà chơi thì ra chơi. Cố gắng tập trung làm một cái gì đó trong vòng ít nhất 1 tiếng đồng hồ, trong một tiếng đó chỉ làm đúng việc đó thôi, không đổi sang việc khác, muốn gặp anh cường cũng cố mà nhịn =)))))) mình đùa thôi, vẫn nên đi nhé không thì hại thận lắm, như thế mỗi khi bạn hoàn thành xong một việc nào đó sẽ đem lại một cảm giác đạt được một cái gì đó cho bạn, từ đó về sau càng làm càng hăng hái hơn.

3. Duy trì thói quen học tập, ví dụ ngày học hai tiếng là hai tiếng, phải đều như vắt chanh. Duy trì lòng hiếu kỳ yêu thích với những thứ mới lạ, kiến thức mới duy trì tính hiếu kỳ với nó sẽ khiến cho năng lực học tập của bạn trở nên mạnh hơn, ví dụ như gần đây các bạn học sinh, sinh viên sắp đến ngày khai giảng, các trường cũng thế mà tổ chức tuyển sinh, tuyên truyền về ngành học, văn hóa của trường rầm rộ, có những trường có content thật sự rất sáng tạo và độc đáo, vì thế mình cũng đang thử học một chút về Viết content, vừa để mở rộng cơ hội cho bản thân, lại biết đâu có thể ứng tuyển được vào ban truyền thông ở trường mà mình yêu thích.

4. Mỗi khi làm một chuyện gì đó hãy tìm ra được lý do để bạn thích làm nó, sẽ giúp bạn có động lực hơn, hứng thú đối với thứ mình yêu thích luôn luôn là thầy giáo dạy học tốt nhất của chúng ta, thứ mình thích có như thế nào cũng khiến chúng ta “khổ trong niềm vui” đúng không nào.

Tự giác, kỷ luật để làm một chuyện gì đó đối với mình từ trước đến nay đều không phải làm phải cứng nhắc nhất nhất phải đi theo một lối mòn, tuy nhiên mình cũng không cho phép bản thân buông lỏng bản thân, chủ động tìm ra lý do, sự hứng thú, niềm yêu thích và trách nhiệm để thực hiện một việc gì đó rồi từ đó lập ra kế hoạch cho mình đó mới là những gì mà mình cần

 

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024