Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
21/07/2022 22:07 # 1
vutmaihoa
Cấp độ: 20 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 68/200 (34%)
Kĩ năng: 5/20 (25%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1968
Được cảm ơn: 15
Cơ chế tác động của kháng sinh


Ức chế quá trình tổng hợp vách (vỏ) của vi khuẩn:

Các nhóm kháng sinh gồm có penicillin, bacitracin, vancomycin. Do tác động lên quá trình tổng hợp vách nên làm cho vi khuẩn dễ bị phá vỡ do thay đổi áp suất thẩm thấu và bị các đại thực bào tiêu diệt.

Ức chế chức năng của màng tế bào:

Các nhóm kháng sinh gồm có : colistin, polymyxin, gentamicin, amphoterricin. Cơ chế làm mất chức năng của màng làm cho các phân tử có khối lượng lớn và các ion bị thoát ra ngoài.

Ức chế quá trình sinh tổng hợp protein:

Nhóm aminoglycosid gắn với receptor trên tiểu phân 30S của ribosome làm cho quá trình dịch mã không chính xác.

Nhóm chloramphenicol gắn với tiểu phân 50S của ribosome ức chế enzym peptidyltransferase ngăn cản việc gắn các acid amin mới vào chuỗi polypeptide.

Nhóm macrolides và lincocinamid gắn với tiểu phân 50S của ribosome làm ngăn cản quá trình dịch mã các acid amin đầu tiên của chuỗi polypeptide.

Ức chế quá trình tổng hợp acid nucleic:

Nhóm refampicin gắn với enzyme RNA polymerase ngăn cản quá trình sao mã tạo thành mRNA (RNA thông tin).

Nhóm quinolone ức chế tác dụng của enzyme DNA làm cho hai mạch đơn của DNA không thể duỗi xoắn làm ngăn cản quá trình nhân đôi của DNA.

Nhóm sulfamide có cấu trúc giống PABA (p aminobenzonic acid) có tác dụng cạnh tranh PABA và ngăn cản quá trình tổng hợp acid nucleotid.

Nhóm trimethoprim tác động vào enzyme xúc tác cho quá trình tạo nhân purin làm ức chế quá trình tạo acid nucleic.

Mỗi ngày lại có thêm rất nhiều loại kháng sinh được các dược sĩ bào chế ra bởi vì quá trình kháng kháng sinh của vi khuẩn ngày càng gia tăng. Cuộc chạy đua này chưa phân thắng bại và chưa kết thúc do đó người thầy thuốc phải thường xuyên cập nhật thông tin, nghiên cứu cho thấu đáo để có thể sử dụng tốt kháng sinh trong quá trình điều trị và không gây hại cho bệnh nhân.

 

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024