Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
12/05/2022 15:05 # 1
vutmaihoa
Cấp độ: 20 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 68/200 (34%)
Kĩ năng: 5/20 (25%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1968
Được cảm ơn: 15
Nghề marketing cho nhãn hiệu là gì?


Chào các bạn, như có chia sẻ trước đó, mình thấy các bạn trẻ đang “rất quan tâm nghề MKT” nhưng trong các group chỉ toàn nói chuyện về content, digital, cách kiếm tiền online, các khóa học liên quan tới content, marketing digital, bốc phốt “K.H.Á.C.H H.À.N.G”/ “C.L.I.E.N.T” (Client là tên gọi thân thương mà agency hay dành cho khách hàng của mình đó mấy bạn ) … mà chưa thấy ai đề cập tới mảng marketing cho brand.

Điều này dễ hiểu vì thời thế bây giờ khó kiếm tiền, các công ty lớn nhỏ ai cũng đè đầu phòng mkt ra để “tối ưu hóa ngân sách mkt” (nói bạc bẽo là liên tục cắt ngân sách mỗi năm) nhưng “doanh số phải luôn tăng” (kiểu cắt cánh của mkter rồi bảo bay đi, bay mạnh với cao vào), thành ra người làm marketer có ít tiền, nên đành phải dồn tâm sức vào internet, đẩy chất xám vào digital marketing. Cung lớn nên cầu nhiều, thành ra một thế hệ các bạn trẻ giờ nghe tới marketing là cứ nghe tới content cả digital.

Nên hôm nay mình mạn phép chia sẻ về biển trời mênh mông của marketing, mình đã theo nghề marketing in brand được 14 năm rồi mà vẫn “lết đi học: miệt mài và thấy chưa bao giờ đủ

Vậy “MARKETING IN BRAND” là gì?

Định nghĩa đơn giản ngắn gọn: là làm marketing cho brand (các nhãn hiệu cụ thể, nổi tiếng hoặc chưa nổi tiếng) trong các công ty lớn nhỏ, hoặc các tập đoàn đa quốc gia). Làm mkt ở đây, các bạn sẽ hiểu & hình dung được toàn bộ các mảng mà mkt đề cập tới, sure!

Nói tới đây các bạn chắc cũng lờ mờ mường tượng được rồi.

Nếu chưa, mình share ví dụ cụ thể, trong ngành hàng sữa tươi uống, các bạn nghĩ tới brand nào? Nổi tiếng, mà bự của Việt Nam có Vinamilk, tập đoàn nước ngoài có Dutch Lady,… hay nói tới điện thoại bạn nghĩ ngay tới Iphone của Apple, nói tới mì gói bạn nghĩ tới Hảo Hảo, Omachi, .. Nói tới thời trang nữ hàng hiệu giá vừa tiền bạn nghĩ tới Zara, H&M. Giày dép nghĩ tới Nike hay Bitis, … Trà xanh nghĩ ngay tới Trà xanh không độ của THP hay là anh hai Ô Long

Hoặc có các công ty bánh kẹo lớn như Kinh Đô thì người ta dùng là bánh trung thu Kinh Đô, hay như bánh kẹo Hữu Nghị, Bibica các công ty này họ xài “umbrella branding” (thương hiệu mẹ) để quảng bá cho các dòng sản phẩm của họ. Bạn sẽ bắt gặp nhiều các sản phẩm kiểu: Bánh Xốp Hữu Nghị, Bánh trung thu KInh Đô, Bánh quy Bibica, blah blah… Hoặc là về mảng dịch vụ giải trí & mạng xã hội bạn nghĩ tới Facebook, mới nổi sau này là chú em Tik Tok, vân vân và mây mây các loại ví dụ.

Đấy, làm marketing cho brand là làm cho các nhãn hiệu hay dịch vụ có tên cụ thể là như vậy.

Làm mkt cho các cty trên đây sẽ được làm toàn bộ các hđ của mkt, từ việc nghiên cứu phát triển sản phẩm, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, phân tích thị trường - đối thủ- khách hàng - nội/ ngoại lực của cty, cho tới lập kế hoạch mkt, work vs các agency về research/media/digital/… để đưa sản phẩn tới tay người tiêu dùng, khiến họ mua sp của bạn chứ không mua sản phẩm của “đội bạn” (đội bạn là nick name thân thương mình dành cho tụi cty đối thủ á bạn)

Bạn hình dung là tất cả các công ty có sản phẩm hay dịch vụ có brand lớn nhỏ như trên được các bạn Agency gọi nick name là “Client”. Vậy người làm “marketing in brand” gọi là gì, gọi thân thương là marketer thôi các bạn ^^!.

Tất nhiên sau này khi tuổi nghề đã nhiều, năng lực nâng cao, bạn sẽ được thăng cấp thành các manager, director, … tên gọi hay chức danh cũng sẽ muôn hình vạn trạng, mức lương cũng sẽ tăng tỉ lệ thuận với title & năng lực.

(Lương bổng ngành này thuộc diện hot và cực cao, nếu bạn được vào làm tại các cty lớn. Như mình có chia sẻ ở bài trước trong group. Tuy nhiên bạn phải cạnh tranh nhiều & nâng cao năng lực nghề, năng lực càng cao lương càng khủng, cái này mình cam đoan)

LÀM MARKETING CHO BRAND (Marketing trong brand cho 1 nhãn hiệu cụ thể) LÀ LÀM GÌ?

Làm tất cả đó các bạn =))). Định nghĩa ngắn gọn và giản đơn dành cho người mới keng thì “marter in brand là người giúp cho khách hàng biết tới và mua dùng sản phẩm hay dịch vụ của công ty mình”. (đây là nhiệm vụ quan trọng nhất bởi làm trời làm bể gì, marketer dù có giỏi tới đâu mà phía cuối con đường không giúp cho công ty có doanh số, bán được hàng thì chỉ có “lên đường” (qua công ty khác) hoặc “về vườn” (tìm việc khác mần ăn)).

Nói chơi vậy thôi và đúng thật là như thế! =))))

Vì khi bạn gắn cuộc đời mình với một sản phẩm, hay một nhãn hiệu cụ thể thì mình làm công việc giống như một “vú em” hay là “mẹ ghẻ” hoặc là “mẹ ruột” đó mấy bạn.

Đầu tiên, mình giải thích vụ mẹ ruột trước nhé! (chỉ sơ sơ thôi, còn các thú vui của nghề marketing in brand khi ở trong hoàn cảnh “mẹ ruột”, “mẹ ghẻ”, “vú em” detail như nào mình xin chia sẻ ở các bài khác, các chủ đề khác).

MARKETER LÀ MẸ ĐẺ :))))

“Mẹ đẻ” là người đẻ ra mình, vậy làm marketing cho sản phẩm với vai trò là “mẹ đẻ” nghĩa là bạn là marketer “tạo ra sản phẩm đó”, bạn sẽ theo “đứa con này” từ A tới Z, từ khâu lên ý tưởng cho sản phẩm trên giấy, tìm thông tin từ khách hàng và thị trường (khách hàng ở đây là những người sẽ bỏ tiền ra mua sản phẩm về xài hoặc tặng lại cho người khác xài là tính hết nha các bạn), sau đó bạn làm việc với các agency nghiên cứu thị trường để test ý tưởng này, song song đó khi ý tưởng có tiềm năng tốt, được khách hàng yêu thích và dự án được phòng tài chính của công ty đánh giá là có cơ hội mang về doanh số cho công ty, bạn sẽ được chi ngân sách và bước qua giai đoạn làm việc với các agency để tung sản phẩm ra thị trường thông qua hoạt động tung hàng (cái này thì công ty lớn sẽ có cả hoạt động ATL – Above the line & BTL – Below the line), và trong ATL có Tivi, digital, PR/newspaper, … lúc này là agency về digital sẽ đảm nhiệm một phần công việc khi kế hoạch marketing của bạn muốn dùng tới digital nè. Còn trong BTL thì sẽ có các hoạt động: Sampling (dùng thử sp tại siêu thị/chợ các bạn hay gặp), event, activation, hội nghị tung hàng, …

Trong quá trình nghiên cứu phát triển sản phẩm, và chuẩn bị cho trước và sau tung hàng bạn sẽ làm việc với muôn hình vạn trạng các Agencies, phải kể đến như phụ trách về các mảng quan trọng trong chiến dịch marketing như Media (trên báo, đài, tivi, digital, …), Agency Inhouse (phụ trách sản xuất hay thiết kế các loại bộ nhận diện, các loại TVC hay virial clip cho thương hiệu của bạn, …), Agency về Activation/Event , Creative agency cũng có luôn các bạn,… tùy thuộc vào kế hoạch marketing bạn đưa ra có hoạt động cụ thể nào nào sẽ có agency có chuyên môn trong hoạt động đó phục vụ bạn tận răng hoặc nếu bạn chưa có ý tưởng để quảng cáo cho sản phẩm, Agencies cũng sẽ bán luôn chất xám cho bạn, đồng hành cùng xây dựng với bạn miễn bạn có đủ tiền.

(Còn nếu công ty không có tiền thì quên agencies đi, lúc này bạn và các đồng đội trong cty sẽ phải làm hết. Theo mình thì cứ cố gắng làm, làm càng nhiều càng đúc kết kn nhiều, năng lực nghề càng được nâng cao nhanh, với 1 điều kiện là sếp hay giám đốc bạn có nhiều kn/ strong để train & định hướng cho bạn làm được, nếu sếp hay giám đốc mà “tay ngang” không học hỏi được nữa thì kiếm anh chị mkter senior làm mentor. Chứ cái này mà tự bơi biết bơi đi đâu, bơi chừng nào cho giỏi, chỉ có nản kèo sớm là đích đến mất thôi)

Rồi tung sản phẩm xong, bạn tiếp tục theo sát “con đẻ” của mình, coi nó bán trên thị trường ra sao, có cần chỉnh sửa gì, coi đối thủ có rục rịch làm gì không để phòng bị, rồi tiếp tục làm plan marketing để thu hút người tiêu dùng nhiều hơn trên các kênh truyền thống như chợ, siêu thị, cửa hàng, hoặc trên online như các trang bán hàng thương mại điện tử, website, … (lúc này là có job dành cho digital marketing mà các bạn trẻ trong các group quan tâm nhiều nè).

MARKETERS LÀ MẸ GHẺ HAY VÚ EM! ^^! (đa số ta sẽ làm nhiều hai vị trí này)

“Mẹ ghẻ” là người không “trực tiếp sinh ra” nhưng hoàn cảnh đưa đẩy phải sống cùng ta và nuôi dưỡng ta, thì sản phẩm cũng vậy, người marketer tới và đảm nhiệm vị trí quản lý nhãn hiệu, làm cho nhãn hiệu sau khi sản phẩm tung ra thị trường thì được gọi là “mẹ ghẻ” hoặc “Vú em”.

Vị trí này chỉ xuất hiện khi “mẹ đẻ” rời cuộc chơi (chuyển quan làm brand khác, được thăng chức, chuyển cty khác, chán nghỉ làm vì giàu quá rồi, …) và bạn sẽ được tuyển để làm tiếp vị trí đó.

“Vú em” vị trí, vai trò và chức năng giống hệt như mẹ ghẻ mình vừa nêu.

Chỉ có một điểm khác biệt duy nhất đó là khi bạn phụ trách làm marketing cho nhãn hiệu XYZ nào đó, một ngày đẹp trời nhãn hiệu đó nhờ vào “chiến dịch marketing của bạn” doanh số đột ngột rớt thảm hại, bạn loay hoay chỉnh sửa, hành động, phản ứng lại, mà vì nhiều yếu tố khách quan hay chủ quan nào đó, doanh số liên tục đi xuống, bạn bị hệ lụy đi kèm (đoạn này bạn sẽ bị đời trêu người giống như mẹ ghẻ, bỏi vì bạn không đẻ ra nó nên bạn không dạy dỗ quan tâm), nên mình gọi giai đoạn làm marketer cho brand khi brand tăng trưởng âm là “mẹ ghẻ”.

Còn “Vú em” là ngược lại, khi bạn tới sau, nhưng quản lý thương hiệu và nhờ các yếu tố chủ quan và khách quan nào đó, các hoạt động marketing bạn triển khai dù ít hay nhiều giúp thương hiệu tăng trưởng chóng mặt vượt bậc (đoạn này giống với các vú, các dì, tới sau mẹ mình nhưng thương mình dứt ruột, dành cả tình thương nuôi mình), nên mình gọi giai đoạn làm marketer cho brand khi brand tăng trưởng dương là “vú em”

ví dụ brand cụ thể nhé ví dụ gần gũi nhất ai mỗi ngày cũng giặt đồ, ở Việt Nam nhắc tới bột giặt nghĩ ngay tới Omo. Người làm mkt cho Omo từ ngày đầu tiên khi phát triển sản phẩm này từ ý tưởng, test tới người tiêu dùng, đạt được kỳ vọng về doanh thu, và tung sản phẩm ra thị trường, đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng mua và xài sản phẩm thông qua các hoạt động marketing. Sau đó tiếp tục làm các kế hoạch marketing để giúp Omo thu hút nhiều khách hàng hơn, bán tại nhiều kênh phân phối hơn, nổi tiếng hơn, được nhiều người yêu mến hơn, … được gọi là “mẹ đẻ của Omo”.

Sau đó người marketer này không tiếp tục làm công việc này nữa, một người A vào đảm nhiệm vai trò marketing cho nhãn hiệu Omo, người này sẽ được gọi là “mẹ ghẻ” hoặc “vú em” tùy thuộc vào giai đoạn phát triển và doanh số của Omo.

Theo mình được các anh chi chia se có những năm bột giặt Tide làm mưa làm gió, chơi chiêu giảm giá, hạ giá sát sàn thì doanh số của Omo lúc bấy giờ giảm sút nhiều, ảnh hưởng nghiêm trọng tới lời lãi, marketer trong giai đoạn này là “mẹ ghẻ” rồi nè.

Còn giai đoạn Omo bừng sáng với các campaign “Vui chơi lo gì lấm bẩn” làm mưa làm gió trên thị trường truyền thông, doanh số tăng vèo vèo ầm ầm thì mình gọi là “Vú em”.

Thật ra đời làm marketer cho brand đa số mình sẽ luân chuyển từ giai đoạn vú em sang mẹ ghẻ, rồi lại quay về làm vú em,mình sẽ tìm được niềm vui và kinh nghiệm qua hai vị trí này là đa số. Còn việc tạo ra một sản phẩm mới toanh, với thương hiệu mới và sản phẩm mới sẽ ít gặp hơn. Đôi khi cả đời làm marketer cũng chỉ tung ra được 1 đến 2 sản phẩm thành công, được nhiều người biết tới và mình được làm “mẹ đẻ” đã là hạnh phúc lắm rồi.

Như mình làm marketing in brand cho các công ty tập đoàn lớn của như Masan, Kinh Đô, Vinamilk, Wilmar, … trong suốt 14 năm, đa số cũng làm “Vú Em” hoặc “Mẹ Ghẻ”, còn tung sản phẩm mới ra thị trường và thành công mới chỉ được đôi lần.

Mình thấy rất nhiều bạn trong group là newbie, hoặc muốn học marketing mà không biết marketing là gì, làm marketing bắt đầu từ đâu, nên học gì, học và rèn luyện như nào, …. các bạn có thể tìm hiểu thêm về nghề qua gg search, hoặc zô fb mình tìm hashtag marketinginbrand , hoặc đọc các cuốn mkt của Kotler (tôn chỉ mình phò lâu ờ)

Thế giới marketing vô cùng rộng lớn, không chỉ có content, agency và digital marketing đâu các bạn, nếu bạn quan tâm tới marketing in brand đừng ngại comment, chia sẻ hoặc nêu những thắc mắc, khó khăn, vấn đề bạn đang gặp phải đổi với Newbie muốn làm marketing cho brand, mình sẽ giải đáp trong tầm kiến thức mình biết.

Hoặc nếu ngại hỏi công khai có thể inbox hay kết bạn với mình, hy vọng với những kinh nghiệm của mình sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ và sáng hơn về nghề làm marketing in brand.

Ps: post lại bài này vì vẫn rất nhiều bạn trẻ nghĩ mkt chỉ đơn giản là digital, là content, là SEO, là chạy ads! Tỉnh lại đi & nhìn xa hơn. Mkt là một thế giới mênh mông, nhiều thách thức và vô cùng thú vị, ở đó nếu năng lực nghề của bạn cao, tôi xin đảm bảo thu nhập của bạn khủng, nếu chưa khủng nghĩa là năng lực nghề vẫn chưa cao, bởi vì nếu cao rồi bạn dư sức tự apply hoặc được headhunt hunt về cty lớn làm rồi (hoặc đỉnh kao hơn lập cty tự làm boss )

 

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024