Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
03/04/2022 19:04 # 1
vutmaihoa
Cấp độ: 20 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 68/200 (34%)
Kĩ năng: 5/20 (25%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1968
Được cảm ơn: 15
BIẾT THÊM ĐIỀU NÀY SỚM CÓ THỂ GIÚP BẠN BÌNH AN HƠN


Hỏi thiệt nha. Nếu nhà không có móng các bạn có an tâm để ở không? Hay cứ phải nơm nớp lo sợ 1 ngày nào đó ngôi nhà có thể sụp đổ trên chính sức nặng của nó.

Tương tự về vấn đề tài chính, nhiều bạn có suy nghĩ “khi nào có tiền rồi tiết kiệm sau, còn giờ cứ tận hưởng đã”. Sự ngộ nhận về việc tiết kiệm có thể khiến bạn gặp rắc rối trong việc quản lý tài chính về sau. Tiết kiệm không phải là 1 chiếc áo để bạn có thể mặc vào, cởi ra tùy hứng. Tiết kiệm là 1 thói quen cần được thực hiện đều đặn và càng sớm càng tốt. Tương lai tài chính của bạn phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn giữ được bao nhiêu tiền, chứ không phải bạn kiếm được nhiều tiền nhưng lại chi tiêu không kiểm soát.

Nhưng nói về tiết kiệm không có nghĩa là bạn phải “thắt lưng buộc bụng”, không dám mua sắm, tiêu xài. Tiết kiệm đúng cách là 1 nghệ thuật của sự kỷ luật và kiên trì. Với tư duy tài chính đúng đắn, bạn có thể sống trọn vẹn với tuổi trẻ mà vẫn có được sự bình an về tài chính.

Mình xin trích 1 phần nội dung của khóa học về Quản lý tài chính cá nhân (MoneyTree) để các bạn có thể tự xây dựng cho mình thói quen tiết kiệm.

1/ Tập cách ghi lại chi tiêu của bản thân trong ngày.

- Khi nói đến tiền bạc thì phải xác định rất rõ là mình đang làm việc với những con số. Nhiều bạn gặp vấn đề chi tiêu theo cảm xúc dẫn đến việc chi lố tay. Hãy trực quan hóa số tiền mình sử dụng trong ngày bằng cách ghi vào 1 cuốn sổ, 1 file excel hoặc bất cứ cách nào mà bạn cảm thấy thoải mái. Cách này giúp bạn nhận ra được liệu mình có đang chi tiêu quá mức cần thiết hay không.

2/ Xác định những khoản chi tiêu cần thiết và những chi tiêu có thể cắt giảm.

- Chi tiêu thiết yếu: Tiền nhà, tiền điện nước sinh hoạt, tiền xăng xe đi lại... những chi phí bắt buộc phải bỏ ra để có thể sống và làm việc tao ra thu nhập.

- Các khoản chi có thể cắt giảm: Tiền đi uống trà sữa, tiền đi nhậu, mua 1 món đồ chưa thật sự cần thiết... đó là những chi phí hoàn toàn có thể xem xét cắt giảm. Mình không nói là phải ngưng toàn bộ các hoạt động giải trí, vui chơi mà là cân nhắc về tần suất chi tiền cho các hoạt động đó.

3/ Học cách tiết kiệm trước, chi tiêu sau.

- Nhiều bạn rất muốn có 1 khoản tiết kiệm để phòng thân nhưng chưa thể thực hiện được, có thể vì bạn đang làm sai cách. Mỗi tháng khi vừa nhận lương xong, hãy trích ra 10-15% thu nhập của mình và bỏ vào 1 tài khoản tiết kiệm (số tiền này cần được trích ra đều đặn mỗi tháng), và sau đó mới chi tiêu trên số tiền còn lại bạn đang có.

- Nếu bạn nhận thấy số tiền còn lại (85% thu nhập) là quá ít và không đủ chi tiêu, có lẽ đã đến lúc xem xét việc kiếm thêm thu nhập (từ công việc thứ 2 hoặc chuyển chỗ làm việc có thu nhập cao hơn)

Quản lý được thu nhập của bản thân là nền tảng cho tương lai tài chính của bạn. Ngay từ khi bạn còn trẻ, hãy tập thói quen tiết kiệm 1 phần thu nhập của mình. Chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên với tương lai tài chính của bản thân. Hãy xác định rõ tiền tiết kiệm là để phòng thân, là nền tảng để bạn có thể xây dựng tương lai tài chính cho mình. Nếu bạn thức hiện càng sớm thì “nền móng của ngôi nhà tài chính” của bạn sẽ càng vững chắc.

Viết bởi: AdminRoy




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024