Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
03/04/2022 11:04 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 199/400 (50%)
Kĩ năng: 14/210 (7%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 7999
Được cảm ơn: 2114
Dấu hiệu nhận biết người có khả năng vươn cao trong cuộc sống: Gặp sự không hoảng, thắng lợi không kiêu, thất bại không nản


Dấu hiệu nhận biết người có khả năng vươn cao trong cuộc sống: Gặp sự không hoảng, thắng lợi không kiêu, thất bại không nản

Cách sống để không lãng phí một kiếp người là sống trải nghiệm để tích lũy kinh nghiệm. Từ kinh nghiệm đúc rút, ta lĩnh hội ra chân lý sống và dần trở nên trưởng thành hơn.

"Đời người là một cơ hội tu hành hiếm có, đừng dễ dàng bỏ lỡ nó".

BẠI SỰ KHÔNG NẢN, LÀ MỘT LOẠI TÂM THÁI

Sau một trận mưa lớn, mạng nhện bị nước mưa phá hủy. Con nhện bị thổi bay xuống đất, nó cố gắng trèo lên nhưng do tường quá trơn nên cứ leo lên là lại rơi xuống.

Lúc này, người đầu tiên đi qua thấy vậy liền thở dài: "Cuộc đời tôi cũng thất bại như con nhện này, tôi thật sự vô dụng."

Người thứ hai thấy vậy cảm thán: "Tinh thần của con nhện thật đáng khen ngợi và khâm phục".

Tâm thái khác nhau thì cuộc sống cũng sẽ khác nhau.

Một số người không thể chịu đựng được sự vùi dập của cuộc sống, mới gặp một chút khó khăn đã vội đầu hàng. Trong khi một số người dù thất bại nhiều lần vẫn luôn âm thầm cố gắng đấu tranh.

Chú họ của tôi là một người như vậy. Chú là một vị cảnh sát đã luống tuổi. Ở tuổi 50, ông khiến mọi người vô cùng kinh ngạc khi quyết định tham gia kỳ thi tư pháp.

Ông thi trượt liên tiếp nhiều lần nhưng cuối cùng vào năm thứ năm ông cũng đã nhận được chứng chỉ.

Thường ngày công việc của ông rất bận rộn. Ông chỉ có thể cố gắng chắt bóp chút thời gian nghỉ ngơi ít ỏi trong ngày cho việc học. Khi ông thi trượt ba năm liên tiếp, mọi người trong gia đình đều đã mất lòng tin khuyên ông nên bỏ cuộc.

Nhưng chú tôi lại là người tuy bại nhưng không nản. Càng thất bại ông lại càng nỗ lực cố gắng học tập hơn.

Ngày thường, đâu đâu cũng thấy bóng dáng ông học tập. Trên tàu đi công tác, trong khách sạn, trong phòng chờ sau những giờ tăng ca phá án..., hễ có thời gian là sẽ thấy ông lật đi lật lại tài liệu ôn tập.

Khi học mệt rồi, ông cũng không ép buộc nhồi nhét bản thân. Ông sẽ thư giãn bằng cách đi chụp ảnh hoặc ở nhà luyện thư pháp hay đọc những cuốn sách mình thích.

Ông từng nói: "Học hành và cuộc sống bổ trợ cho nhau. Thất bại có thể xảy ra, nhưng tâm lý không được gục ngã".

Đến kỳ thi thứ 4, ông lại trượt do phải chăm sóc mẹ bị thương nằm viện mấy tháng trời. Đối mặt với kết quả như vậy, ông chỉ bình thản cười nói: "Có sao đâu, sang năm lại chiến đấu tiếp."

Chính với tâm lý như vậy, cuối cùng ông cũng đã lấy được chứng chỉ vào năm thứ năm, vẽ nên một dấu ấn tuyệt đẹp trong đời mình.

Người chú ngoài 50 tuổi đã làm được điều mà nhiều bạn trẻ không làm được.

Có công mài sắt, có ngày nên kim.

Trong Phim The Eve từng nói: "Người có chí không phải không bao giờ thất bại, mà là không bao giờ đầu hàng".

 Dấu hiệu nhận biết người có khả năng vươn cao trong cuộc sống: Gặp sự không hoảng, thắng lợi không kiêu, thất bại không nản  - Ảnh 1.

 THÀNH SỰ KHÔNG KIÊU, LÀ MỘT LOẠI TU DƯỠNG.

Tôi rất thích một câu nói: "Cách tốt nhất để nhìn thấu một người là nhìn họ khi ở đỉnh cao của danh vọng tiền tài."

Nếu bạn xuất thân địa vị thấp, tôn trọng người khác là bản năng. Nhưng khi ở địa vị cao mà bạn vẫn không quên đối xử khiêm nhường với người khác thì đó lại là một cốt cách tuyệt vời..

Bình nhớ lại vài chuyện giữa anh và Thường:

Vào đầu những năm 1950, Thường chủ trì việc biên tập và duyệt các sách giáo khoa. Bình cũng là một thành viên trong công cuộc cải cách biên tập đó.

Do Thường lần đầu ra bắc, tiếng địa phương của anh ấy không chuẩn. Vì vậy Thường đã nhờ Bình góp ý cho mình trong quá trình cải cách biên soạn sách.

Cấp bậc địa vị thấp hơn, Bình chỉ dám đưa ra một số gợi ý mang tính xây dựng.

Nhưng Thường lại khiêm tốn nói: "Anh cứ trực tiếp sửa, đừng ngại. Nếu thấy chỗ nào không hợp lý tôi sẽ sửa lại sau".

Sau đó, nếu có chỗ nào cần sửa lại, Thường cũng đều hỏi ý kiến Bình trước. Được Bình đồng ý thì Thường mới bắt đầu chỉnh sửa.

Thường không chỉ khiêm nhường và lịch sự trong công việc, trong cuộc sống hàng ngày anh lại càng khiêm nhường hơn thế.

Trong một cuộc họp, có người yêu cầu Thường phê bình người khác.

Không muốn làm người khác khó xử, anh đã nói với mọi người: "Tất cả những gì tôi có thể làm là phê bình bản thân. Còn chỉ trích người khác đúng sai, tôi thực sự không làm được."

Anh ấy là một người như vậy, luôn dành cho mọi người sự tôn trọng lớn nhất.

Tagore đã từng nói: "Khi chúng ta khiêm tốn và tự trọng, chúng ta đang tiến gần hơn đến sự vĩ đại".

Sống vĩ đại không phải là làm những chuyện to lớn vang danh thiên hạ, mà là luôn có tấm lòng khiêm tốn và tôn trọng người khác.

 Dấu hiệu nhận biết người có khả năng vươn cao trong cuộc sống: Gặp sự không hoảng, thắng lợi không kiêu, thất bại không nản  - Ảnh 2.

 GẶP SỰ KHÔNG HOẢNG, LÀ MỘT LOẠI TRÍ TUỆ.

Kĩ năng gì rất quan trọng, nhưng hầu hết mọi người đều không có?

Đó chính là khả năng giữ được bình tĩnh khi có chuyện không may xảy ra.

Công ty A từng tổ chức một bữa tiệc tri ân khách hàng và mời một nghệ sĩ piano nổi tiếng đến biểu diễn.

Trong hơn một tháng trời, toàn bộ nhân viên công ty dồn hết tâm sức chuẩn bị cho chương trình. Không ngờ trong buổi tổng duyệt lại xảy ra sự cố.

Thiết bị âm thanh và điều hòa của nhà hát bị hỏng cho nên đã liên tục tạo ra những tạp âm. Nghệ sĩ dương cầm đã từ chối biểu diễn trong điều kiện như vậy.

Mọi người lúc đó đều rất hoang mang. Một số người phàn nàn thật đen đủi, một số người cãi nhau với nhân viên nhà hát, một số người khác thì lo lắng không biết phải làm thế nào để vẹn toàn cả đôi bên.

Lúc này, lãnh đạo của công ty A tiến lên, nhanh chóng ổn định tình hình.

Đầu tiên, anh đứng ra làm trung gian hòa giải cuộc cãi vã giữa các đồng nghiệp của mình và phía nhà hát. Anh vừa trấn an, vừa cổ vũ mọi người.

Tiếp theo, anh yêu cầu phía nhà hát khẩn trương bố trí thiết bị dự phòng, đồng thời trao đổi với nghệ sĩ piano xem có thể trình diễn được khi không có âm thanh và máy lạnh hay không.

Sau khi liên lạc với cả ba bên, lãnh đạo công ty A đã lập tức cho các đồng nghiệp gấp rút soạn một bức thư xin lỗi trong trường hợp bất khả kháng.

Cuối cùng, thiết bị không được bố trí và chương trình vẫn phải diễn ra như bình thường.

Đầu tiên lãnh đạo công ty A lên sân khấu cúi đầu chào khán giả, tiếp theo anh xin lỗi và giải thích toàn bộ sự việc bằng lời lẽ chân thành và thái độ điềm tĩnh.

Buổi biểu diễn cuối cùng vẫn diễn ra hết sức thành công, khán giả hưởng ứng bằng những tràng pháo tay nồng nhiệt khi chương trình kết thúc.

Bởi vì mọi người bị cảm động khi nhìn thấy một bữa tiệc tuyệt vời trong điều kiện vật chất khó khăn đến vậy.

Trong cuộc sống, chúng ta có lẽ cũng đều đã trải qua ít nhất một lần những điều này trong đời:

Nếu ngày hôm sau có việc quan trọng thì đêm trước đó sẽ lo lắng đến mất ăn mất ngủ. Hay khi gặp một sự việc bất ngờ không theo đúng kế hoạch dự kiến, chúng ta trở nên mất bình tĩnh và hoảng sợ.

Mọi việc không may dồn dập kéo đến cùng một lúc khiến ta không biết phải xoay sở làm sao. Càng cố gắng sắp xếp thì lại càng rối như tơ vò. Vội vã luôn khiến con người ta đánh mất phương hướng.

Chỉ khi chúng ta bình tâm lại và không để bị cảm xúc điều khiển, chúng ta mới có thể nhìn ra bản chất của vấn đề và nghĩ cách khắc phục chúng.

Theo Đình Trọng

Theo Doanh nghiệp và tiếp thị



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Các thành viên đã Thank nguyenquynhtran vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024