Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
10/02/2022 21:02 # 1
vutmaihoa
Cấp độ: 20 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 68/200 (34%)
Kĩ năng: 5/20 (25%)
Ngày gia nhập: 03/03/2021
Bài gởi: 1968
Được cảm ơn: 15
TIẾNG ANH LÀ "BÁNH" KHI BẠN ĐỔI CÁCH NHÌN


1. Học tiếng Anh như người Anh

Ngôn ngữ là đại biểu cho cách tư duy của một dân tộc. Nó xuất phát từ nhu cầu diễn đạt suy nghĩ, hành xử, và lâu dần biến nó thành một phần của văn hóa bản địa. Khi bạn học sâu vào một ngôn ngữ, bạn sẽ dần nhìn thấy lịch sử của một dân tộc. Ví dụ, Tiếng Anh là sự pha trộn của tiếng Anh cổ, tiếng Latin, tiếng Pháp, tiếng Hy Lạp, hình thành từ hàng trăm năm bành trướng thế lực của Hoàng gia Anh. Tiếng Hoa là tập hợp của vô vàn chữ tượng hình, phương pháp giao tiếp sơ khai mà hiệu quả giữa các bộ lạc tản mát khắp Đông Á từ ít nhất 6000 năm trước. Bộ lạc này có thể không hiểu bộ lạc kia đang nói gì, nhưng sẽ hiểu họ đang vẽ gì. Các bạn thấy đấy, mỗi ngôn ngữ là kết tinh của một hệ tư duy khác nhau và được bồi đắp theo năm tháng.

Do đó, điều đầu tiên bạn cần làm để học tiếng Anh, hay rộng hơn là học ngôn ngữ hiệu quả, đó là đừng học nó như học tiếng Việt. Mỗi ngôn ngữ đều có nền tảng cơ bản khá giống nhau, nhưng càng vào sâu sự khác biệt trong cách tư duy sẽ càng lớn. Nếu áp cách tư duy của ngôn ngữ này để học ngôn ngữ khác, bạn đang đặt mình vào thế bơi ngược dòng, càng cố càng thấy đuối vì sự khác trong tư duy quá lớn.

Cách tư duy "học tiếng Anh như tiếng Việt" rất phổ biến tại Việt Nam. Nguyên nhân là vì ai cũng phải học tiếng Anh, một thứ có tính nhân văn, theo một cách vô hồn như những môn tự nhiên: công thức và quy tắc. Bạn có bao giờ tự hỏi, liệu trường học ở Mỹ cũng dạy tiếng Anh bằng vô số công thức và quy tắc? Nên là nếu bạn thấy tiếng Anh "khó nhằn" thì thật ra là do cách học của bạn chưa phù hợp mà thôi.

Để học tiếng Anh như một ngôn ngữ, điều đầu tiên bạn cần làm là ngưng học thuộc lòng những công thức, quy tắc của tiếng Anh. Bạn hãy quay về những ngữ pháp cơ bản nhất để hiểu cách người Anh tư duy ngôn ngữ. Ví dụ như câu điều kiện IF hay reported speech (who, which, that, whose,...) đều có thể quy về THÌ để hiểu cách sử dụng chúng. Thử tưởng tượng vô số công thức, quy tắc đều là những nhánh nhỏ của một vài cành cây lớn. Khi nhìn một cái cây, bạn sẽ nhận ra hình dáng của nó nhờ vô số cành nhỏ hay chỉ một vài cành lớn?

Khi bạn nằm vững những nguyên lí cơ bản, hiểu cách tư duy của tiếng Anh, nó sẽ là nền tảng vững chắc để bạn đi đến tư duy tiếp theo trong việc học ngôn ngữ.

2. Dùng tiếng Anh, nghĩ tiếng Anh

Mình để ý có một thói quen mà hầu hết mọi người (kể cả mình ngày xưa) hay làm khi dùng tiếng Anh. Đó là nghĩ câu tiếng Việt trong đầu rồi dịch nó thành tiếng Anh. Cuộc nói chuyện bằng tiếng Anh bỗng trở thành cuộc thi xem ai chia động từ trong đầu nhanh hơn.

Phản xạ "Google dịch" này xuất phát từ tư duy học tiếng Anh như tiếng Việt như ở trên đã nói. Tuy nhiên, nó là một con dao hai lưỡi. Dùng ít, "Google dịch" giúp bạn làm quen từ vựng mới và tăng phản xạ ngữ pháp. Nhưng dùng nhiều và lâu dài sẽ dẫn đến lạm dụng, trở thành một thói quen có hại nhưng khó bỏ. Điểm yếu dễ thấy nhất là bạn sẽ mất thời gian nghĩ câu tiếng Việt trước, rồi từ từ dịch từng chữ trong đầu, sau cùng mới nghĩ ngữ pháp phù hợp. Sự tự tin mà bạn có được sẽ sớm bị thay sự ngập ngừng và lo lắng.

Và quan trọng nhất, nó là "quả tạ" khiến bạn khó sử dụng tiếng Anh hay hơn, hiệu quả hơn. Trong đầu bạn lúc nào cũng phải suy nghĩ tiếng Việt trước thì còn chỗ trống nào mà suy nghĩ cách biểu đạt hay bằng tiếng Anh?

Vậy thì, nếu ta không dùng "Google dịch" thì dùng cái chi để dùng tiếng Anh vừa hay vừa đúng?

Đơn giản thôi. Khi dùng tiếng Việt, ta nghĩ bằng tiếng Việt. Thế thì khi dùng tiếng Anh, ta cũng nghĩ bằng tiếng Anh. Đây là điều cơ bản rất đương nhiên nhưng lại là "điểm mù" của nhiều bạn khi học tiếng Anh. "Nghĩ bằng tiếng Anh" sẽ loại đi bước trung gian phiền phức bạn tạo cho chính mình. Không có "Google dịch" trong đầu, bạn có thể tập trung diễn đạt điều mình muốn nói thay vì nghĩ xem nói thế này có đúng ngữ pháp hay chưa. Nếu bạn còn phản xạ "Google Translate" trong đầu, có hai cách luyện tập để bạn thay đổi.

1. Đọc tiếng Anh nhiều hơn và chỉ cần HIỂU ĐẠI Ý. Vế trước thì khá đơn giản ha. Bạn đọc tiếng Anh nhiều hơn để có thêm vốn liếng (có vào thì mới có ra), đồng thời giúp não quen dần với tiếng Anh. Vậy còn "hiểu đại ý" nghĩa là sao? Nghĩa là khi đọc tiếng Anh, bạn đừng cố gắng dịch từng từ thành tiếng Việt. Bạn chỉ cần đọc lướt qua câu và hiểu đại ý của nó là được. Từ nào không biết hẵng tra từ điển. Hãy cho phép não thả lỏng khi đọc tiếng Anh để từ từ "tắt" phản xạ Google Dịch.

Ví dụ nhé:

- Câu tiếng Anh: That vacation has certainly rejuvenated him.

- Dịch từng chữ: Chuyến du lịch đó chắc chắn khiến anh ta như trẻ lại.

- Hiểu đại ý: Đi chơi về ổng trẻ hẳn ra.

Bớt gắt gao về nghĩa sẽ giúp bạn dần quên đi phản xạ "Google Dịch".

2. Tập nghĩ và nói bằng tiếng Anh, bắt đầu bằng những câu đơn giản. Hãy nhớ lại lúc bạn nói "Good morning" hay "How are you", bạn có nghĩ tiếng Việt trong đầu trước khi nói không? Vì chúng đơn giản và dùng thường xuyên nên bạn có thể dùng tự nhiên mà không cần nghĩ nhiều. "Dùng như phản xạ, không cần nghĩ" chính là mục tiêu của bài tập này. Bạn hãy thử nghĩ bằng tiếng Anh những điều đơn giản hàng ngày như "Today is beautiful" hay "It's raining so hard right now". Baby steps. Nếu được, hãy viết nhật ký bằng tiếng Anh, mô tả lại những điều nhỏ nhặt, đơn giản bạn trải nghiệm mỗi ngày.

Đây là một bài tập cần kiên trì làm mỗi ngày. Một khi hình thành phản xạ "nghĩ tiếng Anh, nói tiếng Anh", bạn sẽ nhận ra khả năng dùng tiếng Anh của mình trôi chảy hơn thấy rõ.

Không còn thói quen dùng "Google Dịch" trong đầu, bạn đã sẵn sàng cho bước tư duy cuối cùng để "dùng tiếng Anh như người bản xứ".

 

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024