Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
08/11/2021 11:11 # 1
Hajimarimomvn
Cấp độ: 4 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 38/40 (95%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 18/06/2021
Bài gởi: 98
Được cảm ơn: 0
“Sự dịu dàng” của trẻ có thể được nuôi dưỡng bằng cách con đối xử với cha mẹ


Chắc hẳn người mẹ nào cũng mong muốn con trai của mình lớn lên ngoan hiền. Nếu con có thể đối xử tử tế với mọi người, chắc chắn con sẽ trở thành một người đàn ông được người khác yêu mến. Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến mẹ một số cách nuôi dạy bé trai, giúp con phát triển trở thành một người hiền lành, tốt bụng. 

Tính cách của trẻ được xác định ở độ tuổi nào?

Thông thường, người ta nói rằng khoảng 80% bộ não của con người được hình thành vào năm ba tuổi. Một số người nói rằng khoảng thời gian trẻ lên 3 rất quan trọng vì tính cách và suy nghĩ được tạo ra cùng với sự hình thành của não bộ. Trong thời thơ ấu, chúng ta có xu hướng nghĩ rằng bản thân mình sẽ không biết gì, nhưng chúng ta tiếp thu tất cả những gì mình nghe, thấy và trải nghiệm. Tính cách của con bạn có thể thay đổi tùy thuộc vào hành vi của cha và mẹ, vì vậy điều quan trọng là phải luôn cẩn thận trong cách hành xử mỗi ngày kể cả khi trẻ còn nhỏ. 

Cách nuôi dạy bé trai trở nên hiền lành, tốt bụng

Mẹ cần biết rằng hành vi vô thức có thể ảnh hưởng đến nhân cách của con. Vì vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những điều cần lưu ý khi nuôi dạy bé trai mẹ nhé! 

Nói những lời quan tâm đến đối phương

Nếu con bạn bị ngã hoặc bố của bé gặp khó khăn, hãy hỏi: “Con có sao không?”, “Anh có sao không?”. Trẻ sẽ cảm nhận được sự thoải mái khi được mẹ quan tâm, đồng thời học được tầm quan trọng của việc quan tâm đến những người xung quanh. Cơ sở của lòng tốt là sự quan tâm tinh tế và chu đáo. Những lời hỏi han chân thành từ mẹ sẽ là nền tảng để trẻ thấu hiểu và nuôi dưỡng tâm hồn mình. 

Không mắng trẻ

Việc la mắng trong quá trình nuôi dạy trẻ có thể là một điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, khi la mắng, mẹ hãy cố gắng tránh những từ ngữ dùng để phủ định đối phương. Ngay cả khi cha mẹ không có ý định phủ định những tính cách, bản thân trẻ. Trẻ nhỏ sẽ nhạy cảm và nghĩ rằng mình không được công nhận. Khi con không thể hiểu và tự tin với chính mình, con sẽ không thể học cách đối xử tối với người khác. Vì vậy, khi con làm điều gì sai, đừng phủ nhận điều đó một cách đột ngột mà trước hết hãy lắng nghe những suy nghĩ và cảm xúc của trẻ.

Không cản trở sự tò mò của trẻ

Nhiều ông bố, bà mẹ lo lắng sẽ bị tổn thương vì bé trai thường muốn thử thách sở thích và đam mê của mình. Tuy nhiên vì sự lo lắng, cha mẹ thường ngăn cản điều đó. Nhưng trẻ em chỉ học được nhiều mới từ những sai lầm của chúng. Đặc biệt, trẻ sẽ tự rút được những kinh nghiệm quý báu cho bản thân từ những thất bại và hối tiếc. Con sẽ có được sức mạnh để cảm thông với người khác vì trẻ đã từng mắc sai lầm và cảm thấy hối hận. Do đó, nếu bạn nghĩ đến con bạn, đừng ngăn cản sự tò mò của trẻ, trừ khi điều đó rất nguy hiểm.

Tạo nhiều cơ hội cho con giao lưu với những đứa trẻ khác

Tăng cơ hội giao tiếp của con với các bé ở các độ tuổi khác nhau và khác giới, không chỉ với những bé cùng thế hệ. Bằng cách này, trẻ sẽ có thể đồng cảm nhiều hơn và nâng cao khả năng giao tiếp của bản thân. Mẹ có thể tạo nhiều cơ hội cho con qua các lớp học thêm, hay tham dự các sự kiện, lễ hội.

Lòng tốt của cha mẹ chính là tấm gương sáng cho con noi theo! 

Nếu bạn muốn con trở thành một cậu bé ngoan hiền, điều quan trọng là cha và mẹ phải là hình mẫu tốt của trẻ. Đứa trẻ lớn lên với suy nghĩ “Con sẽ giống như thế này” khi thấy cha mẹ đối xử tử tế với mọi người. Hãy đối xử tốt với con cái và những người xung quanh và làm tấm gương tốt cho con mẹ nhé! 



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024