Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
07/11/2021 20:11 # 1
phanvanvy
Cấp độ: 24 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 46/240 (19%)
Kĩ năng: 6/20 (30%)
Ngày gia nhập: 07/02/2020
Bài gởi: 2806
Được cảm ơn: 16
Quái vật hồ Loch Ness có thật hay chỉ là trò lừa bịp?


 Cùng với Bigfoot (quái vật chân to) và Yeti (người tuyết), Nessie là một trong những bí ẩn nổi tiếng trong lĩnh vực động vật học kỳ bí.

Quái vật hồ Loch Ness có thật hay chỉ là trò lừa bịp? - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Ảnh đồ họa về quái vật huyền thoại hồ Loch Ness dựa trên những miêu tả trong nhiều năm qua.

Quái vật hồ Loch Ness, thường còn được gọi là "Nessie" hay "Ness" là một động vật hoặc nhóm sinh vật bí ẩn và chưa thể xác định sống ở hồ Loch Ness, gần thành phố Inverness tại Scotland.

Trải qua nhiều thế kỷ, hàng ngàn người đã tuyên bố họ nhìn thấy con quái vật nổi lên trên hồ Ness, thường là vào ban đêm. Họ thậm chí đưa ra bằng chứng xác thực từ ảnh chụp. Tuy nhiên sau hàng trăm cuộc săn tìm đã diễn ra nhằm truy vết con quái vật nổi tiếng, thì tới nay vẫn chưa ai bắt được nó.

Theo một thống kê của Google vào năm 2018, chỉ riêng mỗi tháng đã có 200.000 lượt tìm kiếm và 120.000 thông tin về quái vật hồ Loch Ness. Vậy rốt cuộc, con quái vật này có thật, hay chỉ là một sản phẩm của trí tưởng tượng của loài người?

Những bằng chứng về quái vật hồ Loch Ness

Cho đến nay đã có hàng nghìn câu chuyện, hình ảnh thậm chí video cho thấy dấu hiệu xuất hiện của quái vật hồ Loch Ness.

Bản ghi chép đầu tiên về việc tận mắt chứng kiến quái vật được ghi nhận vào năm 1802. Đó là một nông dân bản địa, tên là Anderson. Anh cho biết đã trông thấy một con vật rất to, dài chừng 45m, trồi lên mặt nước.

Năm 1880, một chiếc du thuyền đang dạo chơi trên hồ Loch Ness thì chợt có một cơn sóng dữ làm ngã thuyền và toàn bộ du khách đều thiệt mạng. Lúc đó, có người mô tả một con quái vật có chiếc cổ dài thon màu đen trồi lên mặt nước. Nguồn tin này đã gây chấn động toàn nước Anh về hồ Loch Ness.

Cùng năm đó, một người thợ lặn xuống hồ tìm một xác tàu mất tích. Nhưng khi anh quay về thì mặt trắng bệch, toàn thân run lẩy bẩy chẳng nói được một lời. Trong cơn lo sợ, anh nói là đã thấy một con quái vật khổng lồ nằm trên một ghềnh đá dưới đáy hồ, hình dáng như một con ếch khổng lồ, trông khủng khiếp.

Quái vật hồ Loch Ness có thật hay chỉ là trò lừa bịp? - 2
 

Nhấn để phóng to ảnh

Bức ảnh nổi tiếng về quái vật hồ Loch Ness của Surgeon, chụp năm 1934.

Năm 1933, hai vợ chồng George Peter chợt phát hiện một con quái vật trông giống trâu nước đang đi xuống hồ, nhưng nó to gấp trăm lần trâu bình thường.

Tháng 5/1934, một người nông dân địa phương đã trông thấy con quái vật trong phạm vi 200m. Theo đánh giá của anh thì phần lộ ra trên mặt nước của con quái vật là khoảng 2m, đầu nhỏ nhưng rất linh hoạt.

Cũng trong thời gian này, Wilson - một bác sĩ ngoại khoa ở một bệnh viện London đã chụp được một tấm hình về quái vật hồ Loch Ness.

Vào những năm 1960, đoàn làm phim điều tra quái vật hồ Loch Ness được nhà làm phim tài liệu Dick Raynor thành lập năm 1967 với mục đích quyết tâm làm sáng tỏ thực hư về sự tồn tại của Nessie. Đoàn làm phim nhận định rằng có rất nhiều dấu hiệu cho thấy quái vật hồ Loch Ness có thực và đang lởn vởn dưới đấy hồ.

Sau thập niên 70, các nhà khoa học trên nhiều quốc gia đã vận dụng nhiều thiết bị tiên tiến nhất để khảo sát hoạt động của quái vật.

Quái vật hồ Loch Ness có thật hay chỉ là trò lừa bịp? - 3
 

Nhấn để phóng to ảnh

Hình ảnh chụp nghi quái vật hồ Loch Ness tháng 8/2012.

Trong đó, kết quả của Boston - một nhà tự nhiên học người Anh với cộng sự là các nhà khoa học thuộc viện nghiên cứu khoa học Mỹ dường như rõ nhất. Cụ thể vào năm 1972, Boston đã công bố tấm hình về các vây khổng lồ của quái vật từ dưới nước, đồng thời nhờ sóng âm mà họ chứng minh được các vây này đang hoạt động.

Đến tháng 6/1975, Boston cũng có một tấm hình toàn thân và phần đầu của con quái vật trong nước. Trên hình hiện ra một phần cơ thể của quái vật, nó có một chiếc cổ dài thon, nhưng do chụp ở dưới nước nên hình lờ mờ và không thấy rõ.

Theo phân tích thì con vật này dài 6,5m, trong đó phần cổ dài 2,1 - 3,7m. Do phim quá mờ nên không có một bằng chứng thuyết phục về sự tồn tại của quái vật hồ Loch Ness.

Bằng chứng rõ ràng nhất từng được biết đến về quái vật hồ Loch Ness là của Diana Turner, một nữ "thợ săn" người Mỹ ghi nhận vào năm 2017. "Lúc này, xung quanh vùng nước đó không có bất cứ tàu thuyền nào hoạt động. Đó là ngày 29/9/2017, ngày mà tôi quan sát được biểu hiện có sự xuất hiện của một sinh vật khổng lồ, rất có thể đó là quái vật hồ Loch Ness mà bấy lâu nay nhiều người vẫn nghi ngờ", Diana Turner cho biết.

Đoạn video dài 2 phút của cô cho thấy sự chuyển động lạ thường của một vùng nước tĩnh lặng ở khu hồ Loch Ness. Sau đó cô này đã giao lại đoạn clip cho Gary Campbell, người phụ trách website chuyên thu thập dữ liệu về quái vật hồ Loch Ness.

Quái vật hồ Loch Ness có thật hay chỉ là trò lừa bịp? - 4
 

Nhấn để phóng to ảnh

Bức ảnh Diana Turne chụp được cho thấy sự chuyển động bất thường của dòng nước hồ ở Loch Ness.

Các nhà khoa học phủ nhận sự tồn tại

Cho tới thời điểm hiện tại, các nhà khoa học đều ra sức phủ nhận sự tồn tại của một sinh vật được cho là tồn tại từ thời tiền sử. Cộng đồng khoa học coi quái vật hồ Loch Ness là một hiện tượng không có cơ sở sinh học.

Lý do là vì một con quái vật với kích thước lớn như thế thì nhiều khả năng sẽ là hậu duệ của khủng long hoặc bò sát biển thời tiền sử. Nhưng điều này đã phủ nhận sự tồn tại của nó thông qua việc không thể nào sống đơn độc hàng triệu năm qua.

Và nếu con quái vật này bơi từ biển thì càng không thể vì hồ Loch Ness không thông ra biển. Ngách thông duy nhất của hồ nằm ở phía Tây với một cửa sông rất nhỏ, quái vật không thể chui qua, còn phía đông bắc thì nhiều nhánh sông chặn đứng.

Quái vật hồ Loch Ness có thật hay chỉ là trò lừa bịp? - 5
 

Nhấn để phóng to ảnh

Địa hình của hồ Loch Ness không thể là nơi sinh sống và phát triển của một sinh vật khổng lồ từ thời tiền sử. (Ảnh: AP)

Vì vậy, khoa học đã khẳng định với một địa hình nhỏ hẹp như vậy, hậu duệ của khủng long không thể cư trú đơn độc để sinh sôi nảy nở triệu năm qua. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng quái vật hồ Loch Ness là sinh vật đột biến của một giống loài nào đó sinh sống bên trong hồ.

Năm 2020, Giáo sư Neil Gemmell thuộc Đại học Otago (New Zealand) đã phân tích 500 triệu chuỗi ADN thu thập từ 250 mẫu nước lấy trong hồ Loch Ness.

Sau một thời gian nghiên cứu miệt mài, nhóm các nhà khoa học khẳng định không phát hiện ra ADN của các loài bò sát thời kỳ kỷ Jura như thằn lằn đầu rắn, cũng như không có dấu hiệu của cá mập hay cá da trơn.

Tuy nhiên, lại có một lượng lớn ADN của cá chình. Đây là loài sinh sống khá phổ biến tại hồ Loch Ness. Theo Giáo sư Neil Gemmell, không loại trừ khả năng có thể xuất hiện những cá thể cá chình khổng lồ do đột biến, hiện vẫn đang sinh sống trong hồ Loch Ness

Trước đây từng có ghi nhận của các thợ lặn cho rằng có những "con lươn to bằng bắp chân của người" dưới lòng hồ. Dựa trên kinh nghiệm nghiên cứu về di truyền học, Giáo sư Gemmell cho biết một con cá chình nước ngọt dài khoảng 4m như những hình ảnh xa xưa chụp lại "không phải là không thể tồn tại".

Quái vật hồ Loch Ness có thật hay chỉ là trò lừa bịp? - 6
 

Nhấn để phóng to ảnh

Các nhà khoa học tin rằng cá chình có thể là lời giải thích hợp lý cho hiện tượng "Quái vật hồ Loch Ness". 

Đây có lẽ là lời giải thích hợp lý nhất mà các nhà khoa học tìm ra khi nói về sinh vật kỳ bí sống trong hồ Loch Ness. Và qua đó cũng gián tiếp phủ nhận những câu chuyện về quái vật nổi tiếng, khi cho rằng chúng chỉ là do trí tưởng tượng của con người thêu dệt nên.

Tuy nhiên, điều này không khiến những người tin vào sự tồn tại của Nessie từ bỏ hy vọng. Họ tin rằng một ngày nào đó, bí ẩn sẽ được giải đáp, và quái vật hồ Loch Ness sẽ được đưa ra ánh sáng.

Tính đến nay, sổ đăng ký chính thức hiện đã ghi lại tổng cộng 1139 lần nhìn thấy quái vật Loch Ness từ các hồ sơ và bằng chứng khác trải dài qua nhiều thế kỷ.

Ngành du lịch địa phương cũng nhờ vào hình ảnh của Nessie mà nở rộ, với ước tính trị giá khoảng 41 triệu USD vào tháng 7/2021.

Minh Khôi

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024