Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
01/10/2021 13:10 # 1
buiducduong
Cấp độ: 22 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 7/220 (3%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 25/09/2020
Bài gởi: 2317
Được cảm ơn: 0
Kinh nghiệm khi thuê Nhà Trọ cho Sinh viên


Đây là kinh nghiệm đợt trước đi mướn phòng và dính phốt, xong note lại, giờ share với bác.

Nghe chừng Hà Nội sắp được học trực tiếp nên em bế một bài review cực có tâm bên old voz qua cho các tân sinh viên đây cho mọi người tham khảo.

MỘT SỐ TIÊU CHÍ CHỌN NHÀ:

  • Tiền nhà một tháng bao nhiêu? Hình thức trả tiền nhà? Cần đặt tiền cọc hay không?
  • Hợp đồng bao lâu hay tự do trả phòng?
  • Tiền điện, tiền nước, tiền vệ sinh, tiền gởi xe, tiền Internet, tiền an ninh? Và còn các khoản chi phí phát sinh nào khác không? (Phải ghi đầy đủ trong hợp đồng)
  • Cho bạn vào phòng chơi không? (ghi trong hợp đồng).
  • Cho nấu ăn trong phòng không?
  • Giờ giấc ra sao?
  • Nhà vệ sinh riêng? Sạch sẽ?
  • Kiểm tra đầy đủ về điện nước, tủ giường… xem có hỏng hóc gì không trước khi nhận phòng.
  • Nhà có an ninh, lịch sự?
  • Phòng ồn ào hay yên tĩnh?

MỘT SỐ LƯU Ý TRƯỚC KHI KÝ HỢP ĐỒNG:

Kinh nghiệm khi thuê Nhà Trọ cho Sinh viên

Kiểm tra trước khi thuê phòng

Bạn cần kiểm tra tình trạng của hệ thống điện nước, nhà vệ sinh, cửa ra vào… trong phòng đến thời điểm ký hợp đồng. Nếu có hỏng hóc thì hãy yêu cầu chủ nhà sửa ngay lúc đó. Thêm nữa, bạn cần kiểm tra số điện, nước tại thời điểm bắt đầu, tránh trường hợp sau này trả tiền oan.

 

An ninh và môi trường xung quanh

Người thuê được khuyến cáo nên đi xem nhà vào ban ngày để thấy rõ điều kiện nhà cũng như đời sống thực xung quanh. Nhà thuê ở khu trị an kém, có người nghiện hút, xã hội đen, hay không… là những điều đầu tiên phải tính đến.

Nhiều người không để ý kiểm tra xem nhà có bị ồn ào không, đến khi ký hợp đồng, về ở rồi mới chợt thấy quán karaoke hay vũ trường ngay gần nhà mình, về đêm mở hết công suất, khỏi học hành ngủ nghỉ gì nổi.

Vì vậy, những người có kinh nghiệm thường qua xem nhà buổi sáng, ghé lại buổi chiều và buổi tối tiếp tục ghé qua xem thế nào. Ngày nắng đi, ngày mưa đi tiếp càng tốt.

“Tốt nhất nên uống café ở đó vài buổi cho chắc. Ngồi đó chuyện trò hỏi han người ta là ra hết, chắc ăn”, Nguyễn Văn Tú, đang thuê căn hộ ở Gò Vấp, truyền kinh nghiệm sau hơn chục năm thuê nhà học và làm việc tại TP.HCM.

 

Kiểm tra điều kiện sinh hoạt, đi lại, tiện ích

Trước khi đặt cọc, người thuê cần xem xét vị trí của nơi thuê sao cho phù hợp nhất với mục đích học tập, làm việc, cũng như gần các hạ tầng xã hội (chợ, trường học, y tế, vui chơi).

Về tiện ích, nhà vệ sinh, phòng tắm là điều cần phải đặt lên hàng đầu. Loại phòng trọ chung nhà vệ sinh nếu mức độ người dùng vừa phải còn được, nếu phải chung nhà vệ sinh với 2-3 gia đình ở thuê trở lên sẽ vô cùng phiền toái.

Những nơi hạn chế giờ giấc, ra vào phải xin phép, nhờ mở cổng, cửa sẽ hạn chế sự tự do quý giá của người thuê.

Tìm hiểu chủ nhà

Với dữ liệu khổng lồ trên internet, kiểm tra qua về nhân thân, tính cách và lịch sử sơ bộ của chủ nhà trên mạng cũng là một gợi ý hay. Các trao đổi cụ thể, thân mật sau đó càng bổ sung thêm chất liệu để có thể đánh giá chủ nhà trước khi đặt bút thuê.

Có chủ nhà cứ thét tiền điện, tiền nước tùy hứng theo tháng, trong khi người thuê ngại chuyển dịch nhiều lần, đành ngậm đắng nuốt cay với gia chủ. Có gia chủ lại khó chịu, nói linh tinh khi bạn bè, người thân tới thăm… Và có chủ thích đuổi người thuê lúc nào họ …chán! Do vậy, cần tìm hiểu kỹ vấn đề này.

Tiền cọc

Đi thuê nhà, khách thường phải chuẩn bị sẵn khoản tiền đặt cọc (bắt buộc). Có thể đặt cọc 1 tháng tiền thuê (với căn hộ thuê diện tích lớn, khép kín, cơ bản nội thất), hoặc chỉ vài trăm nghìn đồng (phòng nhỏ do gia đình tự xây).

Tốt nhất là không đặt cọc, hoặc giảm thiểu chừng nào hay chừng đó. Đồng thời phải xem kỹ khoản cọc này nếu muốn lấy lại thì phải làm những gì, có dễ không.

 

Khi người thuê hủy giữa chừng, họ thường bị mất tiền cọc. Thuê nhà ở thành phố lớn thường sẽ phải chuyển nhà khá thường xuyên theo thay đổi công việc, học hành hoặc chi phí phát sinh. Do vậy, tốt nhất là chỉ nên ký hợp đồng thời hạn ngắn.

Trong khi người thuê nếu ra trước sẽ bị mất cọc, chủ nhà muốn lấy lại nhà thường chỉ cần báo trước 1 tháng. Đây là thỏa thuận bất công mà các chủ nhà thường đưa ra. Cần làm rõ vấn đề này, chẳng hạn nếu chủ nhà phá vỡ hợp đồng thì phải bồi thường gấp đôi tiền cọc.

Xem chi tiết hợp đồng

Chuyện thuê nhà không hợp đồng được xem là phổ biến xưa nay hoặc nếu có thì cả hai thường làm qua loa rồi ký cho xong.

Trước khi ký hợp đồng do chủ nhà soạn sẵn, khách cần đọc kỹ các điều khoản về thông tin người cho thuê, người thuê; giá thuê nhà, tiền đặt cọc, bồi thường nếu xảy ra hư hỏng thiết bị trong nhà.

Để tránh việc chủ nhà tự tiện phá hợp đồng đột ngột, cần giao kết về thời gian thông báo trước khi một trong hai bên muốn chấm dứt giao dịch, trong đó ghi rõ khoản đền bù nếu vi phạm điều này…

Giá điện nước

Bên cạnh giá thuê đã thỏa thuận trước đó, những yếu tố “phụ” như giá điện, nước hàng tháng thường bị người thuê không chú ý. Lý tưởng nhất cho người thuê là phòng trọ có đồng hồ nước và công tơ điện riêng song ít khi điều này xảy ra.

Có trường hợp người thuê phải trả tiền cao, coi như trả luôn phần gia đình cho thuê sử dụng. Điều này gây bức xúc cho người thuê. Do vậy cần xác định khung giá từ đầu, hợp lý thì thuê, không thì chọn chỗ khác.

Bên cạnh điện nước, nếu ở chung cư, phí quản lý ai trả cũng cần làm rõ. Phí này thường bao gồm: chi phí quản lý cho bộ phận bảo vệ, bảo trì, tiếp tân, điện, nước, chiếu sáng khu vực chung…

Ứng xử khi gặp rắc rối

Bị quỵt tiền, chủ nhà cứ khất lần không chịu trả lại tiền cọc, chủ nhà bắt chẹt, dọa nạt… Những rắc rối này không phải hiếm gặp trong chặng đường thuê nhà.

Nếu rơi vào tình cảnh đó, hãy củng cố lực lượng bằng cách chia sẻ với người thân, bạn bè, mờ họ tới chơi và chọn người nói chuyện thiệt hơn, đồng thời đó cũng là một cách biểu dương lực lượng nhẹ nhàng, cho thấy mình không đơn độc trong cuộc chiến.

 

Với các rắc rối có nguy cơ bùng phát lớn sau này, hãy thu thập bằng chứng bằng cách bật điện thoại ghi âm, chụp ảnh, quay hình để làm cơ sở đấu lý sau này.

Trong trường hợp khẩn, đừng ngần ngại gọi cảnh sát khu vực tới. Cho thuê nhà cũng là một chuyện làm ăn. Đã làm ăn thì hầu hết ngại đụng chạm tới cảnh sát, do vậy đây là chiêu mà nhiều chủ nhà rất ngại.




 
18/10/2021 14:10 # 2
Pantrading2021
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 3/10 (30%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 31/08/2021
Bài gởi: 3
Được cảm ơn: 0
Phản hồi: Kinh nghiệm khi thuê Nhà Trọ cho Sinh viên


uhmn nếu đc hơn thì phòng trọ thoáng mát thì tuyệt 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024