Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
13/08/2021 16:08 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 191/400 (48%)
Kĩ năng: 14/210 (7%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 7991
Được cảm ơn: 2114
12 kinh nghiệm sống quý báu từ Giáo sư Tâm lý học ĐH Harvard: Làm người đừng quên đối xử tốt với chính mình và luôn nhớ "phải chọn bạn mà chơi"


12 kinh nghiệm sống quý báu từ Giáo sư Tâm lý học ĐH Harvard: Làm người đừng quên đối xử tốt với chính mình và luôn nhớ "phải chọn bạn mà chơi"

Những kinh nghiệm "xương máu" trong cuộc sống của Giáo sư Jordan Peterson Đại học Harvard mà ai cũng có thể làm được nhưng nhiều người thường bỏ qua.

1. Đối xử tốt với bản thân

12 kinh nghiệm sống quý giá nhất của Giáo sư Tâm lý học ĐH Harvard: Phong thái quyết định tầm cao, linh hoạt mới mong tự tại - Ảnh 1.

"Một người có thể chịu đựng bất kỳ kiểu sống nào nếu anh ta biết tại sao mình sống".- Nietzsche, nhà triết học vĩ đại của thế kỷ 19.

Trong thời nguyên thủy, con người hiểu thế giới qua quan điểm sinh tồn. Do đó, hãy nghiêm túc xác định lại bản thân, trau dồi nhân cách, chọn mục tiêu và rõ ràng về sự tồn tại của mình.

Nếu bạn chăm sóc bản thân một cách nghiêm túc thì cuộc sống của bạn trong tương lai sẽ như thế nào? Để trở thành người có giá trị và có ích cho xã hội nên chọn nghề gì? Khi còn thời gian và sức lực, làm thế nào để tôi có thể nâng cao sức khỏe, mở mang kiến ​​thức, bồi bổ cơ thể?

Bạn cần biết mình đang ở đâu trước khi lên kế hoạch cho tương lai của mình; Bạn cần biết mình là ai trước khi có thể cân bằng điểm mạnh và điểm yếu của bản thân; Bạn cần biết mình muốn đi đâu trước khi có thể kiểm soát được những bộn bề của cuộc sống.

Bạn cần phải rõ ràng về các nguyên tắc của mình để người khác không thể dễ dàng lợi dụng bạn; Bạn cần đặt mục tiêu trở thành một người tốt hơn. Những điều tốt đẹp sẽ không tự động đến, chúng ta cần nỗ lực để củng cố bản thân.

Đừng đánh giá thấp sức mạnh của tầm nhìn và phương hướng, chúng có thể biến những chướng ngại vật tưởng chừng như không thể vượt qua thành những con đường rộng rãi và không chướng ngại vật. 

2. Luôn hiên ngang, đón nhận thử thách

Tư thế và thần thái của bạn sẽ ảnh hưởng đến ấn tượng và đánh giá đầu tiên của người đối diện. Do đó, Nếu bạn luôn khúm núm cúi đầu, dáng đứng khom lưng ủ rũ sẽ để lại hình tượng của một kẻ thua cuộc. Ngoài ra, nó còn khiến bạn cảm thấy lo lắng, buồn bã và ngại bảo vệ bản thân.

12 kinh nghiệm sống quý giá nhất của Giáo sư Tâm lý học ĐH Harvard: Phong thái quyết định tầm cao, linh hoạt mới mong tự tại - Ảnh 2.

Đừng giống như con tôm cong lưng cả đời, lúc nào cũng phải oằn mình "đội phân" trên đầu.

Ngược lại, một tư thế hiên ngang, vững vàng sẽ tạo ra uy thế và thần thái đĩnh đạc, mọi người xung quanh sẽ đối xử với bạn khác đi. Hướng người về phía trước sẽ cho bạn nhiều không gian để đối mặt với cuộc sống cũng như có thời gian để chuẩn bị sẵn sàng trước khó khăn. Một thần thái tự tin cũng đem tới tác động tích cực, cho bạn sức mạnh nội tại để phát triển mạnh mẽ hơn.

Giống như tôm hùm, mọi người sẽ đánh giá nhau dựa trên tư thế cơ thể, nếu bạn tỏ ra thất bại, người khác sẽ coi bạn là kẻ thất bại; nếu bạn đứng thẳng, mọi người sẽ đối xử với bạn theo cách khác.

Diễn giả Amy Cuddy đã từng nói rằng: "Tư thế của một người đem tới nguồn năng lượng lớn, có thể gián tiếp quyết định bạn là ai.Và hãy để tư thế quyết định bạn là ai." Vì vậy, hãy luôn đứng thẳng lưng, ngẩng đầu, ưỡn ngực trong tư thế một nhà vô địch.

3. Chọn bạn mà chơi

Khi một người có ý thức thấp về giá trị bản thân, hoặc vô trách nhiệm với cuộc sống của chính mình, họ sẽ chọn làm bạn với những người tương tự.

12 kinh nghiệm sống quý giá nhất của Giáo sư Tâm lý học ĐH Harvard: Phong thái quyết định tầm cao, linh hoạt mới mong tự tại - Ảnh 3.

Sự sa sút dễ dàng hơn nhiều so với việc rèn giũa. Do đó, hãy tránh xa những người bạn xấu

Việc chọn những người bạn có động lực, mang lại lợi ích tích cực cho mình hoàn toàn không phải là một phép chọn lựa ích kỷ, mà đây là cách "làm cho nhau tốt hơn". Người bạn tốt sẽ khuyến khích bạn đối xử tốt với bản thân và người khác, đồng thời thúc đẩy bạn vào thực hiện mọi việc một cách nghiêm túc.

Ngược lại, người bạn xấu sẽ "đưa điếu thuốc cho người đã cai thuốc, rót rượu cho người đã cai rượu", thậm chí sẵn sàng từ bỏ sự ủng hộ và đồng hành của mình vì ghen tị với nỗ lực và thành công của bạn, thậm chí có khi còn "chơi xấu" bạn.

Do vậy, hãy làm bạn với những người thực sự muốn bạn trở nên tốt.

4. So sánh bản thân với ngày hôm qua

Một số người khi đặt ra mục tiêu, sai lầm phổ biến nhất là so sánh mình với những người khác. Mục tiêu đúng phải là: "Tôi của ngày hôm nay phải tốt hơn so với hôm qua".

Sau đó, hãy tự hỏi bản thân: "Tôi có thể làm gì và sẵn sàng làm gì để đạt được mục tiêu?" Khi bạn kiên trì làm điều này, theo thời gian, đường cơ sở so sánh của bạn sẽ cải thiện một cách kỳ diệu. Bền bỉ theo con đường này trong ba năm, và cuộc sống của bạn sẽ hoàn toàn khác.

Sau đó, bạn có thể đặt ra những mục tiêu lớn hơn, những lý tưởng đầy tham vọng hơn. Đôi mắt của bạn cũng sẽ trở nên rõ ràng hơn, và bạn sẽ dần có thể nhìn thấy thế giới một cách rõ ràng.

Ngoài ra, để phép so sánh hiệu quả, nên hết sức chú ý đến môi trường thể chất và tâm lý của bạn, lưu ý tới những điều khiến bản thân cảm thấy không thoải mái hoặc bị làm phiền, mà bản thân bạn có khả năng thay đổi và sẵn sàng thay đổi.

5. Đừng ép con cái làm theo ý mình

Mỗi đứa trẻ đều giống một tờ giấy trắng, cần không ngừng tô vẽ mới hình thành nên giá trị, quan niệm, tư duy và lối sống riêng. Mỗi người lớn tồn tại trong môi trường xung quanh, đặc biệt là cha mẹ, đều có thể trở thành thước đo, khuôn mẫu hành vi để chúng học tập.

Ngoài ra, sinh một đứa con ra rồi nuôi dưỡng nó thế nào cho đúng cách quả thực không phải là điều dễ dàng gì. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ đang mắc sai lầm lớn trong việc giáo dục con cái. Họ luôn cố gắng làm những điều tốt nhất cho con mình nhưng đôi khi họ quên mất việc xem xét những điều ấy có thực sự phù hợp hay không.

12 kinh nghiệm sống quý giá nhất của Giáo sư Tâm lý học ĐH Harvard: Phong thái quyết định tầm cao, linh hoạt mới mong tự tại - Ảnh 4.

"Đừng giới hạn đứa trẻ trong hiểu biết của bản thân bạn bởi nó được sinh ra vào thời gian khác bạn." - Rabindranath Tagore.

Chẳng có gì tốt bằng việc để con mình là chính bản thân nó. Hãy cứ để con mình làm những gì nó thích và để tự nó khám phá xem những gì mới thật sự tốt cho nó. Việc của cha mẹ chỉ là tạo điều kiện tốt nhất và ở bên cạnh hỗ trợ chúng. Hãy dừng việc áp đặt con cái, bởi điều đó có thể giết chết tương lai của con mình.

6. Kiểm điểm bản thân trước khi phê phán người khác

Nếu bạn cảm thấy rằng mình không được trọng dụng, không được yêu mến, thì trước khi chỉ trích hay trách giận, hãy đặt ra câu hỏi: Liệu bạn đã tận dụng tốt những cơ hội mình có chưa? Liệu bản thân bạn có những thói quen đang hủy hoại hạnh phúc của chính bạn hay không? Bạn có đối xử tốt với mọi người xung quanh? Bạn có tôn trọng gia đình và người thân? Hay vẫn mang bực dọc, phiền toái về nhà trút giận?

Nếu câu trả lời là chưa, thì tức là bạn cần phải thay đổi mà không nên chần chờ, trì hoãn.

Trước những chuyện mà bản thân bạn không thể làm tốt được, đừng chỉ biết phán xét người khác. Nếu ai cũng chủ động quét dọn trước cửa nhà mình ngăn nắp, gọn gàng thì cả thế giới sẽ trở nên sạch sẽ.

7. Theo đuổi ý nghĩa, cự tuyệt cẩu thả

Theo giáo sư Jordan, nên chủ động tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống của bạn, thiết lập các quy tắc sống cá nhân và sau đó tuân theo những quy tắc đó. Nhà tâm lý học nhấn mạnh, trong quá trình đó, mỗi người nên giữ cho mình sự khiêm tốn, cẩn trọng, thay vì cao ngạo bởi kiến thức, giá trị của bản thân.

Hãy cố gắng giữ sự khiêm tốn, bởi vì niềm tự hào về quyền lực sẽ được thể hiện bằng sự sai lầm ngốc nghếch.

8. Đừng nói dối

Chạy trốn hay nói ra sự thật không chỉ là hai sự lựa chọn khác nhau, mà còn là hai con đường sống, hai cách tồn tại hoàn toàn khác nhau. Một người không đủ can đảm nói "Không", giả tạo dối trá, biết sai vẫn làm, là người sẽ đánh mất nguyên tắc và giới hạn bản thân không sớm thì muộn.

Một lời nói dối giống như quả cầu tuyết, càng lăn càng lớn, càng để lâu thì càng phải dùng nhiều lời nói dối khác để che đậy. Nhưng cây kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra, bạn không thể sống mãi với sự dối trá mệt mỏi. Cho nên, ngay từ đầu, hãy chọn con đường ngắn nhất nhưng đem lại hiệu quả nhanh nhất, đó là đối mặt với chân tướng.

12 kinh nghiệm sống quý giá nhất của Giáo sư Tâm lý học ĐH Harvard: Phong thái quyết định tầm cao, linh hoạt mới mong tự tại - Ảnh 5.

Đối mặt với vấn đề và tìm ra nguyên nhân gốc rễ là giải pháp tốt nhất

9. Im lặng lắng nghe

Khi bạn lắng nghe người khác, bạn thực sự đang lắng nghe chính mình. Trong một cuộc trò chuyện chân thành, hầu hết thời gian bạn nên lắng nghe, bởi lắng nghe là hiệu suất của sự chú ý.

Khi ai đó trò chuyện với bạn, họ có thể sẽ nói với bạn rất nhiều điều. Đôi khi họ cho bạn biết vấn đề của họ và ý định giải quyết chúng. Điều này, nếu bạn chú ý lắng nghe, cũng có thể giúp bạn giải quyết một số vấn đề của riêng mình.

10. Dũng cảm đối mặt với vấn đề

Khi xuất hiện bất đồng quan điểm giữa người với người, đừng vội tránh né, cũng đừng tranh chấp, cưỡng ép đối phương phải phân định đúng sai rạch ròi. Phương thức giải quyết tốt nhất là nhìn thẳng vào vấn đề, cùng phân tích trực diện để tìm ra căn nguyên khác biệt ở đâu. Trong quá trình đó, luôn phải nói ra ý tưởng chân thật của bản thân bằng ngôn từ chính xác nhất để đôi bên có thể hiểu rõ nhau.

Không ngừng tìm lỗi, xác định lỗi và sửa chữa lỗi mới là phương thức phát triển đúng đắn của mỗi người.

11. Thừa nhận thực tế và chống lại định kiến

Những người thực sự muốn cải thiện thế giới thường không cố gắng thay đổi người khác, ít nhất họ sẽ bắt đầu bằng việc thay đổi chính mình. Sự lựa chọn này không phải vì hèn nhát, mà vì sức mạnh.

12. Trân trọng giá trị tốt đẹp của hiện tại

12 kinh nghiệm sống quý giá nhất của Giáo sư Tâm lý học ĐH Harvard: Phong thái quyết định tầm cao, linh hoạt mới mong tự tại - Ảnh 6.

Trong nỗ lực điều chỉnh bản thân, bạn sẽ nhận thấy giá trị của hiện tại. Với những vấn đề làm phiền đến bạn, hãy dành một thời gian nhất định trong ngày để đối phó với nó, nghĩ về nó, và để phần thời gian còn lại tập trung cho những gì đang cấp thiết trong đời sống.

Đừng vì những mối lo mà quên đi việc tận hưởng đời sống. Đôi khi, chạm vào những điều đơn giản, bình dị của hiện tại, bạn sẽ được bổ sung hạnh phúc. Trong những ngày khó khăn, nó cũng trở thành động lực cho bạn đi tiếp hành trình.

Theo Aboluowang

Lâm Ngọc

Theo Trí thức trẻ



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024