Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
14/07/2021 15:07 # 1
Hajimarimomvn
Cấp độ: 4 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 38/40 (95%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 18/06/2021
Bài gởi: 98
Được cảm ơn: 0
Lý do con không muốn làm bài tập về nhà là gì?


Không hiểu rõ nội dung bài tập

Khi trẻ không hiểu rõ nội dung bài tập được giao, thì con sẽ không có hứng thú để làm chúng. Nguyên nhân chính là trẻ không hiểu được nội dung bài tập mà trẻ cần phải làm. Trong trường hợp này, mẹ cần hiểu tâm lý của con rằng không phải vì con không muốn làm mà vì trẻ không hiểu rõ bài học. Trẻ lo sợ sẽ bị cha mẹ la mắng khi nói lên suy nghĩ của bản thân. Do đó mà trẻ chỉ còn cách trì hoãn việc làm bài tập. Điều đầu tiên mẹ cần hiểu rằng, năng lực tiếp thu và học tập ở trường của mỗi trẻ là khác nhau. Tuy nhiên, thầy cô lại lượng bài tập và trình độ là giống nhau. Hiểu được điều này, mẹ có thể tìm được những hướng giải quyết tốt hơn dành cho con.

Bị thu hút bởi những việc khác

Khi trẻ có điều muốn làm, trẻ thường sẽ trì hoãn việc làm bài tập. Chẳng hạn như, consey mê chơi cùng bạn bè, con bị thu hút và tập trung vào việc chơi game và xem Youtube, … Bạn đã bao giờ trải nghiệm rằng nếu bạn được làm những gì bạn thích, thời gian sẽ trôi qua trong nháy mắt? Và khi bạn mải mê với những điều bản thân muốn làm, bạn sẽ quên mất thời gian. Điều này cũng lý giải cho việc trẻ trì hoãn việc làm bài tập. Và khi nhận ra thời gian không còn nhiều, thì trẻ dù cố gắng đến mấy cũng không thể hoàn thành tốt.

Trẻ không hiểu được ý nghĩa của việc làm bài tập và cảm thấy điều đó là việc tốn thời gian

Đôi khi mặc dù trẻ hiểu nội dung bài tập mình được giao, nhưng vì trẻ dễ mất động lực hoặc trẻ không cảm thấy ý nghĩa của việc làm bài tập nên trẻ sẽ trì hoãn việc làm bài tập. Nói cách khác, trẻ sẽ cảm thấy việc làm bài tập chiếm nhiều thời gian của con và cảm thấy điều đó là phiền phức. Ví dụ như, mặc dù đã nhớ mặt chữ nhưng con vẫn phải chép 10 lần, hay cho dù trẻ có thể tính nhẩm nhưng phải dành thời gian trình bày cách tính cho một bài toán. Do đó, nếu trẻ không tìm thấy ý nghĩa của việc làm bài tập về nhà, trẻ có thể nói sẽ nói với bạn rằng “Con không làm vì nó rất phiền phức.”

Những phương pháp giải quyết mẹ không nên áp dụng

Sau đây, chúng tôi sẽ nói về 2 việc mà mẹ không nên áp dụng khi con không chịu làm bài tập.

Ưu tiên hoàn thành bài tập về nhà của trẻ

Bởi vì trẻ bắt buộc phải nộp bài tập về nhà, nên nhiều mẹ sẽ có xu hướng ưu tiên việc hoàn thành bài tập về nhà. Vì mẹ nghĩ rằng, nội dung bài tập sẽ phù hợp với năng lực của con, cũng như việc bài tập sẽ bổ trợ cho con trong các tiết học ở trường. Vì vậy mà mẹ sẵn sàng cùng còn hoàn thành lượng bài tập được giao. Tuy nhiên, nếu mẹ ép con làm bài tập không phù hợp với trình độ của trẻ, điều này sẽ khiến cho trẻ trở nên chán ghét việc học ở trường.

La mắng khi con không hoàn thành bài tập

Sẽ có nhiều lúc mẹ sẽ nổi giận và la mắng yêu cầu con phải hoàn thành bài tập về nhà. Vì trẻ sợ bị cha mẹ la nên sẽ làm theo những gì được yêu cầu. Thế nhưng, điều này sẽ vô tình tạo cho con một thói quen xấu. Đó là con sẽ không tự giác học bài nếu không bị la mắng.

Cách xử lý khi con không học bài

Tạo cho con môi trường tập trung học tập

Mẹ hãy để ý xem trong phòng học của trẻ có nhiều truyện tranh và các trò chơi hay không? Trong một môi trường như vậy, dường như nhiều trẻ sẽ không thể tập trung học tập vì con dễ dàng bị thu hút bởi mọi thứ xung quanh. Trẻ có xu hướng sẽ đặt những điều trẻ yêu thích trong phòng của con. Vì vậy, mẹ hãy quan sát và tạo cho con một môi trường học tập lý tưởng.

Bắt đầu từ những bài tập cơ bản

Nếu trẻ không hiểu nội dung bài học và không thể làm bài tập về nhà, hãy bắt đầu với những bài tập đơn giản. Cha mẹ cũng nên gợi ý cho con những câu trả lời đứng trên quan điểm của một đứa trẻ. Nếu trẻ giải được những câu hỏi đơn giản, trẻ không chỉ có sự tự tin mà có thể cảm nhận được niềm vui khi học tập. Từ đó, trẻ sẽ có thể chủ động hơn trong việc làm bài tập.

Khen ngợi trẻ khi con tập trung học tập

Khi con bắt đầu tự giác làm bài tập về nhà, đừng ngần ngại mà hãy dành lời khen cho con mẹ nhé! Trẻ rất thích khi nhận được lời khen từ cha mẹ. Và để được khen ngợi nhiều hơn, trẻ sẽ cố gắng hơn trong việc học tập. Khi trẻ làm bài tập với suy nghĩ tích cực, điều này sẽ giúp cho con rèn luyện được thói quen tự học mỗi ngày.

Cho con tự quyết định thời gian học của trẻ

Bước đầu tiên trong việc giúp con hình thành thói quen tự giác làm bài tập là cho trẻ tự chọn thời gian học tập. Chẳng hạn như, con sẽ làm bài tập ngay sau khi đi học về, hay con sẽ làm bài tập sau khi ăn cơm tối. Điều quan trọng là hãy để trẻ tự quyết định và học cách chịu trách nhiệm về những gì mình quyết định.



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024