Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
06/03/2021 02:03 # 1
Vovanhung77h120
Cấp độ: 23 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 6/230 (3%)
Kĩ năng: 3/20 (15%)
Ngày gia nhập: 06/03/2018
Bài gởi: 2536
Được cảm ơn: 13
Có thể bạn chưa biết, tàu thăm dò Perseverance trị giá 2,7 tỉ USD của NASA chỉ được trang bị CPU 1 nhân và xung nhịp 233MHz



Tàu thăm dò Sao Hỏa mới nhất của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) - Perseverance đã chính thức hạ cánh thành công xuống bề mặt của hành tinh đỏ sau "7 phút kinh hoàng" một cách an toàn vào ngày 19/2 vừa qua, bắt đầu sứ mệnh lịch sử tìm kiếm sự sống cổ đại.

Perseverance mang sứ mệnh phải tìm thấy và nghiên cứu các hình dạng sinh học trong những mẫu trầm tích cổ đại của Sao Hỏa rồi sau đó gửi về Trái Đất. Perseverance được NASA cho biết là mang những công nghệ hiện đại nhất hiện nay với trị giá khoảng 2,7 tỉ USD, tuy nhiên bạn có biết rằng, nó chỉ được trang bị CPU tương tự được trang bị trong iMac G3 mang tính biểu tượng của Apple vào năm 1998.

Cụ thể, tàu thăm dò Perseverance mới nhất của NASA được trang bị bộ vi xử lý có tên RAD750, một biến thể được làm cứng để chống lại bức xạ của PowerPC 750 do hãng BAE Systems sản xuất. CPU này chỉ có 1 nhân duy nhất với 6 triệu bóng bán dẫn và hoạt động ở xung nhịp cực thấp là 233MHz. Tuy nhiên điều đặc biệt là nó có thể chịu được bức xạ lên tới một triệu rads và nhiệt độ hoạt động từ -55C đến 125C. Đây cũng là loại CPU tương tự được trang bị trong iMac G3 mang tính biểu tượng của Apple vào năm 1998.
 


Nhiều người có thể đặt ra câu hỏi rằng với tiềm năng hiện có của NASA thì tại sao họ lại không trang bị cho Perseverance một CPU tiên tiến nhất hiện nay như Core i9-10900K có giá chỉ $500 của Intel với 10 nhân và tốc độ xung nhịp tối đa là 5,3 GHz gấp hàng trăm lần so với một CPU được ra mắt từ năm 1998 như PowerPC 750 trong một dự án trị giá lên tới 2,7 tỉ USD. Tuy nhiên theo New Scientist giải thích, một CPU tiên tiến như Intel Core i9-10900K thực sự gây hại cho các điều kiện hoạt động độc đáo của sao Hỏa.

Việc lựa chọn PowerPC 750 cho tàu thăm dò Perseverance của NASA là do bầu khí quyển của sao Hỏa có khả năng bảo vệ khỏi bức xạ có hại và các hạt tích điện ít hơn nhiều so với bầu khí quyển của Trái đất. Một vụ nổ bức xạ tồi tệ có thể phá hỏng các thiết bị điện tử nhạy cảm như trong Intel Core i9-10900K (chip càng phức tạp thì càng có nhiều lỗi). Cách xa 138 triệu dặm thì NASA không thể sửa lỗi được trong trường hợp CPU bị hỏng hóc. Do những điều kiện đó, Perseverance thực sự có hai mô-đun CPU, một là mô-đun dự phòng trong trường hợp xảy ra sự cố.
 


Để làm cho hệ thống bền hơn, con chip PowerPC 750 trong Perseverance có một chút khác biệt so với chip trong iMac cũ. Về mặt kỹ thuật, đó là chip RAD750 , một biến thể đặc biệt được làm cứng chống lại bức xạ và có giá lên tới 200.000 USD (đắt gấp hàng nghìn lần so với Intel Core i9-10900K). Con chip này cũng phổ biến cho các tàu vũ trụ: ngoài tàu thăm dò Perseverance và Curiosity, nó cũng được NASA trang bị trên kính viễn vọng không gian Fermi, tàu quỹ đạo trinh sát Mặt Trăng, tàu vũ trụ săn sao chổi Deep Impact và kính thiên văn Kepler, cùng nhiều loại khác.
 

Theo Theverge



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024