Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
14/02/2021 21:02 # 1
nguyenthuongtra
Cấp độ: 28 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 154/280 (55%)
Kĩ năng: 38/70 (54%)
Ngày gia nhập: 17/09/2015
Bài gởi: 3934
Được cảm ơn: 248
[ToMo] Mẹo Thần Tốc Học Mọi Ngôn Ngữ Trong Vài Tháng


Ban đầu, tôi chỉ viết điều này dưới dạng một bình luận trả lời cho câu hỏi của ai đó; nhưng tôi nghĩ nó cũng có thế có ích với những độc giả khác.

Khi còn trẻ, tôi học ngôn ngữ rất tệ. Sau hiều năm học tiếng Pháp ở trung học cơ sở và trung học phổ thông, tôi vẫn gần như không thể hình thành một câu văn mạch lạc. Sau khi tốt nghiệp đai học, tôi có thêm chút thời gian và quyết định giải quyết việc học ngôn ngữ của mình, một trong những điểm yếu, một thử thách đối với tôi. Tôi đã ngạc nhiên phát hiện bạn có thể đi từ con số 0 đến mức khá ở hầu hết các thứ tiếng chỉ trong vòng vài tháng. Tôi bắt đầu với tiếng Hi Lạp được dùng ở các nước Địa Trung Hải, sau đó là tiếng Do Thái cổ đại và sau đó là Aramaic. Sau khi học được 3 thứ tiếng trong 7 tháng, như một động lực tìm hiểu thêm về tôn giáo bằng cách xem qua các bản thảo cổ, tôi luyện tập thông qua việc đọc toàn bộ Kinh thánh trong các bản thảo cô của ngôn ngữ đó. Hoàn thành việc này trong 9 tháng (tôi đang lên kế hoạch đọc Kinh Quran bằng tiếng Ả Rập vào một lúc nào đó), tôi tiếp tục giải quyết hàng chục ngôn ngữ khác, bao gồm cả tiếng Pháp, ngôn ngữ đã khiến tôi đau đầu trong vài năm qua.

Dưới đây là một số kĩ thuật học ngôn ngữ tôi đã biên soạn trong vài năm mà chúng đã hiệu quả với tôi.

1. Phương pháp học quy nạp và diễn dịch

Theo tôi, lý do lớn nhất của giải thích thất bại của người lớn trong việc học ngôn ngữ trên trường lớp là các phương pháp học diễn dịch. Trẻ con không sợ mắc lỗi. Chúng không dành hàng trăm giờ đồng hồ học thuộc những quy tắc ngữ pháp. Não bộ của chúng tiếp nhận các mẫu câu một cách tự nhiên và vô thức hình thành quy tắc. Trái lại, người lớn dành nhiều thời gian ghi nhớ từ vựng, quy tắc ngữ pháp khiến não bộ của họ quên rằng ngôn ngữ được sử dụng tự nhiên và linh hoạt. Do đó, cách tiếp cận việc học ngôn ngữ của tôi là tiếp xúc với ngôn ngữ đó càng nhiều càng tốt để não bộ tự hình thành các quy tắc ngữ pháp và chính tả; thay vì dành hàng giờ đọc sách giáo khoa và liên tục lo lắng về điều gì đó là đúng hay sai theo cuốn sách.

2. Các kỹ thuật tiếp xúc

a, Đọc sách văn học và nghe nhạc hoặc xem phim bằng ngôn ngữ bạn đang học. Ngay cả việc tiếp xúc thụ động với ngôn ngữ cũng có hiệu quả ở một mức độ nào đó (ví dụ: bật radio nói thứ tiếng đó trong lúc bạn đang làm một việc khác). Những phương pháp học quy nạp giúp cải thiện các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ.

b, Một khi bạn đạt đến mức độ đủ tốt (nói B1), hãy ép bản thân bắt đầu suy nghĩ bằng ngôn ngữ đó. Tôi nhận ra rằng thay đổi từ cách nghĩ rất khó nhưng cũng rất hiệu quả.

c, Rủ những người nói thứ tiếng đó chỉ dùng nó khi nói chuyện với bạn. Nhờ họ chữa lỗi cho bạn một cách thành thật và kiên nhẫn. Hoặc nếu được, hãy luyện tập với người lạ! Đi du lịch và đưa bản thân vào môi trường bản địa. Đừng sợ biến bản thân thành một kẻ ngốc. Nếu bạn muốn trở nên tốt hơn, bạn phải vượt qua nỗi sợ mạo hiểm và mắc lỗi.

3. Các kĩ thuật ghi nhớ

a, Lặp lại và ngắt quãng: Khi ngắt quãng thời gian học, bạn sẽ có cơ hội ghi nhớ kĩ hơn. Ví dụ, nếu bạn muốn ghi nhớ một từ nào đó, học nó một lần sau đó ngay lập tức nhắc lại. Lặp lại nó sau 5 phút, sau đó là 1 giờ, 1 ngày và 1 tháng. (Nhiều ứng dụng ngôn ngữ tích hợp chức năng lặp lại ngắt quãng này). Khi sử dụng kĩ thuật này, bạn sẽ khó có thể quên được những từ đã học. Hãy thực hiện nó khi não bộ không quá mệt mỏi. Đừng học quá sức. Ngủ trưa hoặc đi làm một điều gì khác nếu chưa thể nhớ từ ngay. Sáng sớm là khi não bộ được tỉnh táo, việc học vào khoảng thời gian này thường hiệu quả hơn vào buổi tối muộn.

b, Những cung điện trí nhớ: Đâu là một kĩ thuật mà nhiều nhà vô địch về trí nhớ sử dụng. Họ tưởng tượng ra một nơi với rất nhiều cửa. Đằng sau mỗi cánh cửa là một căn phòng hoàn toàn khác nhau. Ẩn từ của bạn sau một trong những cánh của này và liên kết với hình ảnh của nó. Kĩ thuật này đòi hỏi một chút luyện tập nhưng tính hiệu quả của nó đã được chứng minh.

c, Học dựa trên vị trí: Những người đa ngôn ngữ cũng như bản thân tôi thấy được sự hữu ích của phương pháp này khi vừa học vừa đi bộ hay lái xe. Sau này, khi chúng ta cần nhớ lại từ hoặc cụm từ đó, chúng ta hình dung lại chình mình tại nơi ta đã học được thông tin kia. Sự liên kết giữa vị trí và thông tin này có vẻ là một trong những phương pháp học từ vựng hiệu quả nhất.

d, Phóng đại: Bộ não của chúng ta có xu hướng nhớ những mẩu thông tin bất thường. Liên kết từ hoặc cum từ bạn đang học với thứ gì đó hài hước thậm trí là kì quặc, khả năng cao là bạn sẽ nhớ nó. Nhiều nhà vô địch trí nhớ sử dụng kết hợp kĩ thuật này với kĩ thuật được nhắc đến ở phần b và c.

e, Tìm ra các liên kết: Não bộ hoạt động hoàn toàn khác với máy tính. Một mặt, lưu trữ và xử lý mà vấn đề dễ xử lý với máy tính. Chúng ta không thường phải lo rằng máy tính sẽ quên những gì mà nó đã lưu trữ. Mặt khác, một chiếc máy tính chỉ có bộ nhớ nhất định trong khi bộ não của chúng ta thì không. Chúng ta học tập bằng liên kết. Trên thực tế, càng học bạn càng tạo ra nhiều liên kết và càng bổ sung thêm kiến thức một cách dễ dàng. Phương pháp này thực sự hiểu quả với tôi trong quá trình tiếng Do Thái hay tiếng Ả Rập, khi ban đầu hệ thống chữ viết hoàn toàn xa lạ và tôi phải dựa vào tín hiệu thính giác. Tìm những từ có cũng âm tiết với từ ở ngôn ngữ khác, sau đó, liên kết từ đó với nó. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả khi tôi liên kết tên mọi người với các từ. Ví dụ, tôi có một người bạn tên là Amar (viết tắt của Amaryllis). “amar” có nghĩa là “nói” trong tiếng Do Thái và “amarillo” có nghĩa là “màu vàng” trong tiếng Tây Ban Nha. Giờ đây, bất cứ khi nào tôi cố gắng nhớ lại một trong những từ này, khuôn mặt cô ấy cũng hiện ra trong tâm trí tôi. Tôi cũng nhận ra rằng càng học nhiều ngôn ngữ, tôi càng có thể tạo ra nhiều liên kết. Nó tạo ra một mạng lưới kì lạ các từ trong các ngôn ngữ khác nhau của riêng tôi dù trên thực tế, chúng không có chút liên hệ nào với nhau.

f, Lặp lại nhấn mạnh: Tôi học được cái này từ một kĩ thuật ghi nhớ Kinh thánh của John Piper: nhấn mạnh từng từ một. Trong trường hợp này, khi muốn học thuộc cách đánh vần của một từ nhất định, lặp lại nó thật nhiều lần, nhấn vào từng chữ cái khác nhau mỗi lần. Ví dụ: Amarillo: A-m-a-r-i-l-l-o, a-M-a-r-i-l-l-o, a-m-A-r-i-l-l-o… Phương pháp này buộc bạn phải chú ý vào từng âm tiết của từ. Bạn cũng có thể làm tương tự với cụm từ, nhấn mạnh vào từng từ khác nhau thay vì từng chữ cái mỗi lần.

g, Luyện tập cảm giác kèm (vẫn đang thử nghiệm): Cảm giác kèm (Synesthesia) là hiện tượng kì lạ nơi các giác quan của một cá nhân giao nhau. Nhớ đó, họ có thể nhìn thấy nhạc, ngửi thấy màu và nếm được các chữ cái. Hình thức phổ biến nhất của cảm giác kèm là khả năng tự động dịch chữ cái thành màu sắc (1/200 người có khả năng này). Theo thống kê, con người với cảm giác kèm có trí nhớ tốt hơn vì họ có thể chuyên đổi loại thông tin (quá trình này diễn ra một cách tự động và không kiểm soát). Tôi có nhiều hình thức đồng bộ số/ngày khác nhau, cho phép tôi học thuộc chúng một cách dễ dàng. Tuy nhiên, phương pháp này không cho phép tôi ghi nhớ những loại thông tin khác. Tôi đang cố gắn các số ngẫu nhiên vào các từ để xem chúng có giúp tôi ghi nhớ tốt hơn không. Cho đến nay, nó vẫn cho ra kết quả hỗn họp. Một trong những dự án kĩ thuật tôi đang chuẩn bị là tạo ra các ứng dụng có thể giúp những người không có cảm giác kèm phát triển trải nghiệm với cảm giác này để có khả năng ghi nhớ vượt trội hơn. Tôi hi vọng nó sẽ sớm thành công.

h, Học thông qua vận động (vẫn đang thử nghiệm): Khi tôi bắt đầu học Ngôn ngữ kí hiệu của Mỹ (American Sign Language – ASL), tôi nhận ra rằng không chỉ tôi mà cả các học viên khác trong lớp đều tiếp nhận nó nhanh hơn các ngôn ngữ khác. Dù không rõ có phải sự tham gia của vỏ não trong quá trình thu nhận ngôn ngữ gia tăng tốc độ học những kí hiệu này hay không; nhưng tôi đã thử dịch thứ tiếng tôi đang học sang bảng chữ cái ASL để xem tôi có thể học những ngôn ngữ đó nhanh hơn không.

4. Sự kiên trì

Não bộ là một loại cơ, cũng như cơ bắp của cơ thể, nó cần được kéo giãn hàng ngày. Quay lại thời kì tôi học 7 thứ tiếng chỉ trong 1 năm, tôi đã dành 2-4 tiếng học mỗi ngày (tôi có thời gian di chuyển rất dài đi và về từ chỗ và đó là lúc tôi học hầu hết các ngôn ngữ). Hiện tại, vì lịch học ở trường khá dày nên tôi chỉ có 5 phút mỗi ngày cho việc học ngôn ngữ. Tuy nhiên, tôi nhận ra 5 phút mỗi ngày cực kì hữu ích trong việc hình thành và duy trì các kết nối não bộ, tôi vẫn có thể học một cách đều dặn.

5. Các công cụ hữu ích

Nhiều người hỏi tôi sử dụng những công cụ nào trong quá trình học ngôn ngữ. Thật ra, nó phụ thuộc vào thứ tiếng, mức độ tập trung và thoải mái của bạn.

a, Đối với các ngôn ngữ hiện đại: Kĩ năng ngôn từ

Nếu bạn chỉ đang cố gắng học nói và hiểu một ngôn ngữ - để gây ấn tượng với mẹ vợ hay đi du lịch bụi ở nước ngoài, tiếp xúc với môi trường có lẽ là phương pháp học tập hiệu quả nhất. Nếu bạn hoàn toàn là người mới bắt đầu, Mango Languages là một trang web hay để bắt đầu học ở từ con số 0. Ứng dụng có thể tạo cảm giác lặp đi lặp lại nhưng đó là cách học. Nó cũng tự động xây dựng những kĩ thuật ghi nhớ tôi đã nói ở trên. Một khi bạn có đủ nền tảng, nói chuyện với người khác bằng ngôn ngữ đó, đừng sợ mắc lỗi! Để bản thân tiếp xúc nhiều nhất có thể với môi trường có ngôn ngữ đó: qua chương trình TV, báo đài… Buộc mình phải nghĩ bằng ngôn ngữ đó nữa. Mango Languages cũng phù hợp với những người hướng nội, sợ hãi với ý tưởng là ngoài và “trở thành kẻ ngốc”. Họ không đủ tự tin với kĩ năng nghe hiểu và nói của bản thân. Sau cùng, nỗi sợ thường không phải cơ sở tốt cho việc học.

b, Đối với ngôn ngữ hiện đại + cổ đại: Đọc và viết

Duolingo là nguồn tài liệu đọc và viết của tôi. Duolingo sử dụng phương pháp học quy nạp mà tôi đã nhắc đến ở trên. Memrise là một ứng dụng bổ trợ tuyệt vời cơ Duolingo, cho phép bạn củng cố các từ bạn đã học. Nó được tạo ra bởi hai nhà vô địch trí nhớ và xâu dựng rất nhiều kĩ thuật ghi nhớ mà tôi nói bên trên.

----------
Tác giả: Jin Wu

Link bài gốc: How To Learn Any Language in a Few Months — Language Learning Tips I Gathered Over the Last Few Years from Studying Almost a Dozen Languages

Dịch giả: Trần Thanh Phương - ToMo - Learn Something New

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024