Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
05/02/2021 21:02 # 1
nguyenthuongtra
Cấp độ: 28 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 154/280 (55%)
Kĩ năng: 38/70 (54%)
Ngày gia nhập: 17/09/2015
Bài gởi: 3934
Được cảm ơn: 248
[ToMo] Bí Quyết Cải Thiện Khả Năng Vận Dụng Kiến Thức Mọi Mặt Vào Thực Tiễn


 

Bộ não cũng tương tự như dạ dày của chúng ta vậy đó. Nạp vào nó quá nhiều thức ăn, mà không chịu đào thải ra, cơ thể liền sinh bệnh.

 

Ta ham thích đọc thêm về những nội dung mới, truy cầu tri thức sẽ mang lại cho ta những lợi ích cụ thể, cũng chẳng có gì là sai khi chủ động tìm tòi về thế giới, tuy nhiên, ta buộc phải tự vấn bản thân rằng, “Được rồi! Mình nên làm gì với mớ thông tin này đây?” Nếu ta không bao giờ cân nhắc tới câu hỏi ấy, việc tiếp thu kiến thức sẽ chẳng khác chi là một....cơn nghiện - không mang lại cho ta dù chỉ một chút lợi lộc. 

 

 

Đây là quý ông Podcast.

Ông ấy vô cùng thú vị. Ông truyền tải thông tin tức thì đến với thính giả. Chúng ta vẫn có thể làm vô số các hoạt động khác trong lúc lắng nghe thông tin từ ông.

Còn đây là quý bà Video.

Bà ấy là một nguồn tài nguyên đồ sộ về chủ đề giáo dục để ta khai thác, bà có năng lực cô đọng các khái niệm lý thuyết khó nhằn thành những nội dung dễ hiểu. Bà giúp cho việc học trở nên thú vị hơn, khiến chúng ta cảm thấy bản thân ham hố học hỏi y hệt những đứa trẻ vậy đó.

Cuối cùng thì, đây là ông Sách.

Ông ấy là một nhà hiền triết đã có tuổi rồi, chính vì vậy nếu chúng ta có gặp gỡ ông ấy, chí ít cũng nên tôn trọng ông một chút.

Chúng ta ai cũng yêu quý ba người bọn họ cả. Họ luôn kể cho ta nghe những câu chuyện tuyệt cú mèo, ta vô cùng yêu thích cách họ tiếp thêm cho ta một nguồn sinh lực để thể nghiệm một cuộc đời có ý nghĩa nhất. Hằng ngày, họ đều nạp cho não bộ của chúng ta một nguồn lực dồi dào. Cùng với mỗi câu chữ ta nghe thấy, mỗi hình ảnh ta ngắm nhìn, từng câu từ ta lướt mắt đọc qua, bộ não ta lại tích cóp thêm nhiên liệu, khai sáng cho ta hiểu thêm về thế giới này.

Điều này quả là tuyệt vời, tuy nhiên, vào một vài thời điểm, ta có cảm giác như thể, bộ não có vẻ hơi…quá tải.

Ta cảm thấy bù đầu rối não, nhưng vẫn luôn tự nhủ bản thân vẫn cần phải bước tiếp. Ta sẽ không bao giờ học đủ tất tần tật mọi kiến thức ở đời, dẫu sao thì, tiếp thu kiến thức cũng không phải là một việc nhọc nhằn mấy….

Vậy là, bộ não lại tiếp tục nạp thêm “nhiên liệu”…

Cho tới một ngày, ta cảm thấy quá tải.

Bộ não cũng tương tự như dạ dày của chúng ta vậy đó. Nạp vào nó quá nhiều thức ăn, mà không chịu đào thải ra, cơ thể liền sinh bệnh.

Ta ham thích đọc thêm về những nội dung mới, truy cầu tri thức sẽ mang lại cho ta những lợi ích cụ thể, cũng chẳng có gì là sai khi chủ động tìm tòi về thế giới, tuy nhiên, ta buộc phải tự vấn bản thân rằng, “Được rồi! Mình nên làm gì với mớ thông tin này đây?” Nếu ta không bao giờ cân nhắc tới câu hỏi ấy, việc tiếp thu kiến thức sẽ chẳng khác chi là một cơn nghiện.

Ta bắt đầu tự huyễn hoặc mình rằng, trau dồi tri thức mới là mục tiêu tối thượng. Và kể từ đó, ba nhân vật mà ta đã cùng đề cập tới ở bên trên không còn giá trị chi nữa, dẫu cho họ có cung cấp cho ta đa dạng các thể loại thông tin ra sao. Trong chớp mắt, những gì họ nói ta hay, đều trở thành những điều sáo rỗng, như một mớ thức ăn lót dạ, ta liền cảm thấy bản thân đã no đủ chỉ bằng việc hấp thụ một thứ gì đó. Nhưng, để có thể tận dụng nguồn kiến thức ấy phục vụ cho đời sống thực tế, chỉ có duy nhất một biện pháp mà thôi.   

Tỉ lệ Giải phóng

Vào tháng trước, tôi đã có một cuộc trò chuyện vô cùng ý nghĩa với một cậu bạn thân. Anh kể với tôi rằng, gần đây anh đã đọc được rất nhiều điều thú vị, nhưng rồi, anh lại cảm thấy có đôi chút không thỏa mãn. Anh đã tiếp thu quá nhiều kiến thức, nhưng lại không biết nên tận dụng chúng ra sao. Anh hỏi tôi về câu hỏi hóc búa ấy như sau: “Làm thế nào để tăng phần trăm tỉ lệ giữa những gì tôi sáng tạo nên và số kiến thức tôi đã trau dồi được?”

Quả là tinh tế khi sử dụng từ “tỉ lệ” ở đây, anh vừa lột tả được vấn đề, đồng thời, vừa chỉ ra được lời giải đáp cho vấn đề đó.

Để có thể biến những kiến thức bản thân ta tích lũy được thành một trợ thủ đắc lực, ta buộc phải sáng tạo hoặc tận dụng được những nền tảng kiến thức ấy vào trong đời sống. Thành quả có thể là một sản phẩm hoặc một dịch vụ ta sáng lập nên, hoặc cũng có thể là một yếu tố nào đó được định hình theo năm tháng, như một thói quen, hoặc một nền văn hóa. Bất kể bạn có sáng tạo nên điều gì, đây chính là biện pháp duy nhất có thể giải phóng năng lượng của não bộ. Tất cả những kiến thức bạn có đều là một chiếc “túi khôn”, nhưng bạn sẽ không bao giờ tận dụng được chiếc túi khôn đó nếu không chịu ứng dụng những gì mình biết vào trong đời sống thực tiễn.

Mức tỉ lệ mà anh bạn của tôi đã đề cập đến – tôi xin được gọi nó là Tỉ lệ Giải phóng – sẽ là một biện pháp hiệu quả cân chỉnh lại mức năng lượng tồn đọng của não bộ.

Não bộ của chúng ta, hay, khung chứa của kiến thức, sẽ luôn có một chiếc khóa van. Khi ta vặn mở khóa van, kiến thức trong ta liền được giải phóng để ta thỏa sức vận dụng.  

Tỉ lệ ấy sẽ quyết định lượng kiến thức được giải phóng. Phần trăm tỉ lệ càng cao thì lượng kiến thức được tận dụng càng nhiều, tương tự, tỉ lệ càng thấp thì não bộ càng kém huy động kiến thức.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi cài đặt cố định ban đầu của chiếc khóa van ấy điều chỉnh mức tỉ lệ giải phóng về con số 0. Con người ta luôn dễ dàng dành ra hàng giờ đồng hồ để nghe đài, xem video và đọc sách, thay vì dành thời gian sáng tạo với lượng kiến thức của bản thân. Nếu có phải lựa chọn, ta thường sẽ chấp nhận bản tính thụ động hơn là hành động.

Tuy nhiên, như tôi đã bàn trước đó, chiếc khóa van siêu chặt ấy sẽ là nguyên nhân khiến cho não bộ của chúng ta luôn làm việc không ngừng nghỉ. Ta ắt sẽ thấy mỏi mệt khi tiếp thu vào thêm bao nhiêu kiến thức mà không tận dụng được.

Bởi vậy, bước tiến đầu tiên vô cùng đơn giản: Giữ cho mức Tỉ lệ Giải phóng lớn hơn 0, bất kể kết quả của phần trăm tỉ lệ ấy có thấp đến đâu.

Giải phóng cho não bộ lượng năng lượng nhỏ xíu bằng cách bắt đầu với một con số nhỏ

Khi bắt đầu quá trình căn chỉnh mức tỉ lệ Giải phóng, ta chỉ cần ghi nhớ rằng, dẫu kết quả phần trăm có là 0.1 hay 0.01 cũng chả sao cả.

Hãy cứ bắt đầu với một con số nhỏ. Hãy dành ra 5 đến 10 phút mỗi ngày – thậm chí là ít hơn, để vận dụng kiến thức của bản thân. Quan trọng trên hết là đảm bảo được chiếc khóa van đã được nới lỏng. Ta có thể sử dụng nhật ký, đặt bút viết ra hết những suy nghĩ của bản thân, cũng như lượng kiến thức ta đã thu gom được – hành động này, thực chất, cũng chính là một sự sáng tạo. Từng dòng chữ tuôn chảy dưới ngòi bút là sản phẩm của riêng ta, không một ai có thể sao chép lại được. Kể cả nếu ta có dành 3 giờ đồng hồ mỗi ngày ngồi nghe đài, và sau đó, lại dành 10 phút note lại vào nhật ký, ta cũng đã tổng hợp được những thông tin chủ chốt, góp phần làm phong phú thêm quan điểm của bản thân ta.

Quan trọng hơn hết, thông qua một hoạt động giản đơn như viết nhật ký, ta đã tự sáng tạo nên một điều gì đó mới. “Sáng tạo nên một điều chi đó” nghe có vẻ không mấy dễ dàng, nhưng thực chất, ai ai cũng làm được cả, tỉ như, thu âm lại một đoạn lưu chú ngắn sau khi đọc sách, note lại một vài ý tưởng kinh doanh nảy sinh trong tâm trí, họa nhanh một nhân vật trong trí tưởng tượng, hoặc một nhân vật có mặt ngay ngoài đời thực – chỉ một hành động sáng tạo nhỏ bé đó thôi có thể giúp ta tận dụng năng lượng của não bộ, và mở khóa van, để cho chiếc “khung chứa” ấy có thêm chút không gian để thở!

Tương tự như bao kế hoạch quan trọng khác, phần khởi đầu của quá trình luôn luôn là phần khó nhằn nhất. Nhưng xin hãy nhớ rằng, tất cả những gì bạn cần làm là giữ cho mức phần trăm tỉ lệ Giải phóng ở trên con số 0. Đó chính là quy tắc vàng! Một khi bạn đã có thể thiết lập cho mình một thói quen như vậy, bạn đã sẵn sàng cho bước tiếp theo rồi.

Cam kết với những dự án nâng cao tỉ lệ phần trăm mức kiến thức được giải phóng

Nếu bạn muốn tận dụng được hết nguồn năng lượng của não bộ, đây chính là thời điểm phải đặt ra cam kết cá nhân. Dành ra 10 phút mỗi ngày là một cách tốt để khởi động, nhưng khi đã kiên trí hành động, ta buộc phải toàn tâm gắn bó với những dự án lâu dài. Khi ấy, những bài ghi âm ngắn để tổng kết kiến thức sẽ được thay thế bằng những nội dung có bố cục rõ ràng, ngốn hết gần giờ đồng hồ. Những đoạn nhật ký ngắn sẽ biến thành một bài blog chi tiết hoàn chỉnh. Kế hoạch xây dựng doanh nghiệp của bạn khi ấy cũng đã được đưa vào vận dụng thực tiễn.

Đây chính là thời điểm ta bắt đầu tận dụng toàn bộ kiến thức mà ta có. Năng lượng của bộ não hiện đã được lên kế hoạch chuẩn bị cho một dự án mà ta toàn tâm toàn lực đầu tư vào, ta tích cực sử dụng đều đặn nguồn năng lượng ấy.

Và kết quả thì thật là tuyệt vời, tôi có thể minh chứng cho điều đó thông qua các kinh nghiệm của bản thân tôi.

Trước khi tôi thiết lập nên trang blog More To That, toàn bộ nội dung kiến thức mà tôi đã học được chỉ được dùng để tích trữ trong đầu mà thôi, tôi chỉ giải phóng nguồn kiến thức ấy khi có cơ hội được truyền đạt lại một vài câu trích dẫn tôi biết cho vợ hoặc cho bạn bè, hoặc khi, tôi bắt đầu học cách thay đổi một tị hành vi của bản thân dựa trên những điều một nhà khoa học uyên bác nào đó khuyên giải. Nhưng, giờ thì, tôi đã có trang blog này, mọi ý tưởng tôi tiếp thu được đều ồ ạt tuôn ra trên bàn phím với khả năng sáng tạo vô tận. Mọi nội dung tuyệt cú mèo mà tôi đã đọc, đã xem, đã thảo luận, hoặc lắng nghe đều có thể trở thành nền tảng để tôi phát triển một bài blog tiếp theo. Mọi điều thú vị mà tôi tìm hiểu được tôi đều có thể thỏa sức bình phẩm. Tôi có thể kết hợp toàn bộ ý tưởng đã học hỏi được để viết nên một bài blog có bố cục đầy hấp dẫn.

Toàn tâm gắn bó với một dự án sẽ tạo cơ hội cho ta thấu hiểu thế giới này hơn, thông qua “lăng kính” của chính dự án ấy. Ta có thể nâng cao nhận thức của bản thân về những nguồn thông tin ta tiếp cận, bởi hiện tại, ta đã có một mục tiêu để theo đuổi. Qua đó, ta thu về được những thành quả đậm tính sáo tạo, đồng thời, điều này còn tùy thuộc vào phần trăm tỉ lệ Giải phóng mà ta căn chỉnh.

Ở giai đoạn này, ta đã dành hàng giờ đồng hồ mỗi ngày để sáng tạo, thay vì từng phút. Lượng kiến thức tích trữ trong bộ nhớ của não bộ được giải phóng lần lần, cho phép ta tiếp thu thêm nhiều kiến thức mới, khiến ta không bị quá tải mà vẫn hoạt động hết công suất.

Tuy nhiên, nếu tỉ lệ Giải phóng của ta thấp dưới 1.0%, điều đó sẽ nói lên rằng, ta vẫn đang nạp vào quá nhiều, thay vì vận dụng các kiến thức đã học hỏi được. Tỉ như, với mức tỉ lệ là 0.5%, điều đó có nghĩa là, ta chỉ đang dành ra 1 giờ đồng hồ để ứng dụng, sau khi đã ngốn hết 2 giờ đồng cày cấy tài liệu, trau dồi hiểu biết. Vậy, chuyện gì sẽ xảy ra khi tử số của phần trăm tỉ lệ ấy được tăng lên đáng kể? Điều gì sẽ xảy ra khi ta muốn dành 5 giờ đồng hồ mỗi ngày để nghiên cứu vận dụng? Liệu ta có phải đầu tư 10 tiếng đồng hồ tìm tòi đọc hiểu để đáp ứng được nhu cầu đó không?

Tất nhiên là không rồi. Rất có thể, ta sẽ không có đủ thời gian để đọc sách, xem video hay nghe đài podcast nữa. Nếu bạn vận dụng kiến thức để sáng tạo hơn 5 tiếng mỗi ngày, có lẽ bạn chỉ còn dư một tiếng vào mỗi tối để tìm tòi đọc hiểu thôi.

 

Đó chính là viễn cảnh khi mức tỉ lệ Giải phóng lớn hơn 1.0%, tức khi bạn sáng tạo nhiều hơn là trau dồi. Viễn cảnh này thường quá đỗi quen thuộc đối với các nhà sáng tạo nội dung như giới nhà văn, nghệ sĩ, nhà thiết kế, doanh nhân,…Trên thực tế, đó có thể là một quy tắc làm việc mặc định đối với nhóm ngành nghề ấy. Dẫu có được thúc đẩy bởi một niềm cảm hứng bất chợt hay một lề thói hằng ngày, các nhà sáng tạo nội dung có thể làm việc hàng tiếng đồng hồ mỗi ngày với từng khung giờ ổn định.

Ắt hẳn bạn sẽ cảm thấy làm việc như vậy vô cùng năng suất, nhưng trên hết, hãy ghi nhớ một điều rằng, giữa sức sáng tạo và khả năng trau dồi, luôn luôn tồn tại một sự gắn bó mật thiết.

Khả năng sáng tạo của chúng ta còn phụ thuộc vào những gì chúng ta học hỏi được từ thế giới này. Một nhà văn có thể đặt bút viết bởi anh ta vẫn luôn nghiên cứu sách vở, một nhà làm phim luôn làm nên những thước phim mới bởi cô ấy luôn theo dõi từng chương trình truyền hình. Một doanh nhân sáng lập nên doanh nghiệp của mình sau khi đã quan sát và lĩnh hội đủ. Tập trung vào sáng tạo là rất tốt…nhưng chỉ đến một mức độ nào đó thôi. Nếu bạn liên tục mải mê sáng tạo, không dành thời gian trau dồi, sự bất cân xứng này ắt sẽ dẫn tới một hệ quả:

Bạn sẽ bị kiệt sức.

Khi nguồn kiến thức cạn kiệt, ta không thể khai thác thêm được điều gì từ bộ não nữa. Tuy ta vẫn có thể thử sức sáng tạo mà không cần dùng tới nguồn kiến thức ấy, nhưng chất lượng của sản phẩm đầu ra ắt sẽ bị ảnh hưởng. Đó chính là lý do vì sao nhiều công ty tạm ngưng hoạt động, và rút lui trên thương trường. Đó chính là lý do vì sao các vị nghệ sĩ dần dần lắng tiếng để tập trung vào quá trình đổi mới sáng tác. Đó chính là lý do vì sao Bill Gates lựa chọn dành riêng một tuần ở ẩn, để đọc sách và suy tư.

Bạn  có thể đã trải nghiệm qua các khoảng thời gian khi tỉ lệ Giải phóng lớn hơn mức 1.0% - thi thoảng còn lớn hơn cả, chạm mốc 10.0% - thế nhưng, vào một ngày nào đó, trí lực bạn rồi cũng sẽ hao kiệt. Bạn có thể lựa chọn gồng mình và quần quật lao lực, hoặc dành ra vào ngày để bổ sung kiến thức qua sách vở, và qua các cuộc trò chuyện có ý nghĩa. Cuộc đời tựa như một ván cờ không hồi kết, bởi vậy nên, tôi khuyến khích bạn lựa chọn phương án thứ 2.

Cũng giống như mọi quyết định quan trọng khác ở đời, việc học tập và làm việc cần được cân bằng hợp lý. Trở thành một người giàu tri thức quả thật rất là thú vị, nhưng ta vẫn cần phải vận dụng được nguồn chất xám ấy một cách thỏa đáng, vậy mới có ý nghĩa. Tuy nhiên, nếu lao lực quá nhiều mà không tích cực trau dồi cho bản thân, tâm trí ta rồi cũng sẽ rơi vào tình cảnh kiệt quệ.

Cuộc sống dẫu có đầy rẫy thăng trầm đến đâu, vẫn luôn có một quy tắc giúp bạn trụ vững: Hãy giữ cho mức tỉ lệ Giải phóng lớn hơn 0. Hãy bắt đầu với từng bước nhỏ, mục đích là để nới lỏng khóa van từng li từng tí, để bộ não có được không gian để “thở”.

Chúng ta đều yêu thích sống trong một thế giới nơi quý ngài Podcast, quý bà Video và ông Sách đều là những người bạn trí cốt, nhưng hãy ngẫm thử xem, tình bạn ấy vốn cũng không được công bằng cho lắm. Ta tiếp thu vô vàn kiến thức, nhưng không thể đền đáp lại họ khi không chịu vận dụng vào đời sống thực tế. Điều tốt nhất ta có thể làm là tự mình sáng tạo nên thành phẩm. Hãy biết tận dụng nguồn chất xám của não bộ và làm điều chi đó với chúng.

Thành quả của bạn tạo nên rồi sẽ được người sau tiếp nhận. Suy cho cùng, bản chất của tính sáng tạo đó chính là: Thành qủa sáng tạo của thế hệ này liền trở thành nguồn cảm hứng cho thế hệ kế tiếp, và vòng tròn này, là bất tận…..

------------

Tác giả: More To That

 

Link bài gốc: The Release Ratio: How to Make Use of Everything You Know

 

 

Dịch giả: 

Trần Ngọc Phương Thư - ToMo Learn Something New

 

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024