Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
19/12/2020 22:12 # 1
nguyenthuongtra
Cấp độ: 28 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 154/280 (55%)
Kĩ năng: 38/70 (54%)
Ngày gia nhập: 17/09/2015
Bài gởi: 3934
Được cảm ơn: 248
[ToMo] 5 Cách Giúp Bạn Xây Dựng Lối Tư Duy Độc Lập


Có 2 kiểu tư duy: đối lập và độc lập.

Một người có tư duy đối lập là người có lập trường đi ngược lại với các quan điểm chung khác. Diễn đạt theo đúng nghĩa đen sẽ là kiểu tư duy "chống lại". Bạn có khả năng gặp phải những người có lối tư duy thuộc dạng này ở những tình huống hoặc trong những môi trường đậm tính cạnh tranh, chẳng hạn như tài chính và chính trị.

Người có tư duy đối lập thường hướng về việc tìm tòi các ý nghĩa tiềm ẩn và có thể nhìn thấy những điều mà người khác bỏ lỡ.

Ngược lại, người có tư duy độc lập là người mang quan niệm cá nhân và hiếm khi có ý nghĩ đưa ra tư tưởng phản bác. Đó là bởi khả năng lập luận thực tế và logic sau khi họ phân tích và xử lý tình huống. Họ không muốn quá khác biệt, nhưng họ cũng e sợ điều đó.

Đơn giản hơn, người có ý nghĩ đối lập thường để sứ mệnh và tư tưởng chi phối niềm tin của họ... tuy nhiên, người có ý nghĩ độc lập thì phụ thuộc rất nhiều vào tư duy và hiện thực.

Những người đối lập muốn nổi bật.

Những người độc lập muốn tìm hiểu thêm nhiều điều.

Vì vậy, bạn thuộc dạng tư duy nào? Bạn muốn trở thành người như thế nào?

Kỹ năng của tư duy độc lập là một điều hay để thử nghiệm và làm chủ...cũng như truyền đạt cho những thế hệ trẻ. Vậy tại sao bạn không nên trau dồi cho bản thân loại kỹ năng này?

Khi bạn mang trong mình những quan điểm mang tính phản bác, có lẽ mọi người xung quanh sẽ nhận xét bạn như một người đầy thú vị và vui vẻ, nhưng kiểu tư duy như vậy sẽ không mang lại hiệu quả làm việc cao hoặc cũng sẽ không hữu ích đối với bạn. Nó có thể khiến bạn phân tâm nhiều hơn là khai sáng.

Có rất ít sự tín nhiệm được trao cho những nhà tư duy đối lập.

Chắc chắn, những người tư duy độc lập thỉnh thoảng sẽ đồng ý với những quan điểm phổ biến...nhưng, cho dù họ có đồng tình hay không thì điều này cũng không quan trọng. Trọng điểm ở đây chính là "lý do tại sao" họ lại hình thành mạch suy nghĩ và đi đến được kết luận.  

Trong bài viết dưới đây, tôi sẽ cung cấp 5 chiến lược và nguồn lực mà bạn có thể sử dụng để thúc đẩy khả năng tư duy độc lập của bản thân mình và của cả những người khác nữa.

 

Làm thế nào để hình thành kỹ năng tư duy độc lập? 
 
 

 

 

Chiến lược 1: Nghiên cứu tài liệu
Rõ ràng, nếu bạn đang suy nghĩ về những giải pháp thay thế cho những vấn đề hay những luận điểm sai lầm thì bạn phải nghiên cứu về nó. Hoặc ít nhất bạn sẽ đọc 1 hoặc 2 tài liệu tham khảo. Không nên nghe theo quan điểm của người khác một cách mù quáng. Không tính tới chuyện đúng hay sai, nhưng ta vẫn cần thời gian chứng minh nguồn gốc quan điểm và cách mọi người đã lập luận.

Nghiên cứu sâu hơn về những gì người khác nói cho phép bạn tiếp cận một khía cạnh khác của vấn đề ấy. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng, nguồn tài liệu bạn tham khảo là đáng tin cậy. Bạn không thể đọc op-eds, hồi kí hay những trang mạng xã hội và coi chúng là sự thật được.

Hãy coi chiến lược này cũng tương tự như việc bạn đang trình bày một bài nghiên cứu của mình... bạn cần tham khảo nhiều nguồn tài liệu trước khi đưa ra kết luận cho bản thân mình.

 

 
Chiến lược 2: Chơi Devil's Advocate với chính quan điểm của bản thân. 
Bạn hãy hình dung rằng các nhà triết học cổ đại đang ngồi xung quanh và tranh luận với bạn về quan điểm của họ.

 

Bây giờ hãy tưởng tượng xem làm thế nào để lật ngược thế cờ và để họ tranh luận về một quan điểm trái ngược.

Câu lạc bộ chuyên trau dồi khả năng tranh luận luôn hoạt động như vậy đó. 

Để có những điểm nhấn cho trận tranh luận hay ý tưởng của bản thân, bạn cần tìm kiếm những điểm mấu chốt trong vấn đề đó.

Cách tốt nhất để làm điều này là đóng vai người biện hộ, và đặt bản thân vào trong thử thách.

Ví dụ, trong trường hợp bạn tin rằng việc bỏ phiếu trong cuộc bầu cử nên diễn ra trực tiếp để có thể dễ dàng đếm các phiếu bầu.

Người biện luận (tức là bạn) liền lên tiếng: việc bỏ phiếu trực tiếp nên bỏ qua những cử tri không có phương tiện đi lại, những người tàn tật hay những người ốm yếu không ra ngoài được.

Có c phương án khác nào nữa không?

Khả năng quan sát được cả 2 mặt của một vấn đề sẽ khiến con người ta trở nên khiêm tốn hơn. Và tính khiếm tốn chính là điểm cốt lõi của những người tư duy độc lập.

Chấp nhận khả năng là quan điểm của bạn có một chút sai sót chính là bước đầu tiên để định hình lại nó thành một lập luận kín kẽ.

 

Chiến lược 3: Thoát khỏi vùng an toàn và tạo ra sự khác biệt.

Một số người có tư duy độc lập trong thời đại của chúng ta hiện nay đã sẵn sàng và chủ động "ngả mũ" tuân theo những người và những tình huống làm họ cảm thấy không thoải mái.

 

 

Salvador Dali, Mahatma Gandhi, Jack Kerouac, Dr.Martin Luther King, Steve Jobs.

Để thực sự hiểu được cách suy nghĩ của một người là phải từng bước đặt mình vào vị trí của họ để biết rằng họ muốn gì, hoặc nghĩ gì.

Bạn cần lưu ý hơn khi tiếp xúc với những người khác chủng tộc hoặc tôn giáo.

Hoặc ai đó có sự khác biệt về giới tính hoặc quan điểm chính trị so với bạn.

Hoặc những người có khoản thu nhập nhiều/ít hơn bạn.

Người không có hoặc có rất nhiều con cái.

Hãy thử tiếp xúc với những người bất đồng về quan điểm và hoàn cảnh, bạn có thể rủ họ đi ăn một bữa trưa.... hoặc cùng tham gia một  chương trình tình nguyện giúp đỡ những người vô gia cư.

Điều quan trọng là cần làm quen với những đối tượng như vậy và hiểu được nguồn gốc của họ. Bạn có lẽ sẽ nhận thấy bản thân mình cũng có nhiều điểm chung với họ đấy.

Bất kể kết quả ra sao, trong điều kiện của chính mình, hãy luôn giữ 1 tâm lí cởi mở ... và chấp nhận mọi luồng ý kiến.

Bạn biết không? Có lẽ bản thân bạn sẽ bất ngờ khi nhận ra rằng con người ta thường sẽ tạo ra suy nghĩ trước khi hành động. Thực tế cho thấy, điều này có thể thay đổi khi nhận thức của một người bị "uốn cong".

 

 
Chiến dịch 4: Du lịch
 
Mặc dù có thể chúng ta sẽ cảm thấy yêu thích chiến lược này, nhưng bạn biết đấy, thế giới này không phải lúc nào cũng sẽ chiều theo ý bạn. 

 

Vào đầu năm nay, có khoảng hơn 7.5 tỉ người sống trên trái đất... và một bộ phận trong số họ sẽ không bao giờ được đặt chân đến những vùng đất xa lạ. Và điều đó có nghĩa rằng chúng ta đã sống rất may mắn.

Xem "nửa bán cầu bên kia sống như thế nào", là chìa khóa để tạo dựng một tư duy độc lập. Và cách tốt nhất để làm được điều đó là thông qua những chiến du ngoạn.

Thành thật mà nói, Hoa Kỳ vẫn được coi là một vùng đất đặc quyền… một nơi mà bạn có thể nói lên suy nghĩ của mình và thực hiện các quyền của mình mà không bị truy tố. Đôi khi họ có thể bị chế nhạo, nhưng mọi người Mỹ đều có quyền phản đối để chiến đấu cho những gì họ tin tưởng.

Có một số quốc gia khác thì không như vậy.

Nếu bạn tin rằng phụ nữ nên có quyền bình đẳng, thì bạn cần đến thăm Nam Sudan, Afghanistan, Liberia, Ethiopia. Ở những nơi này, rất ít bé gái được học tiểu học và tỷ lệ giữa số lượng giáo viên trên học sinh là 1 phần 80.

Nếu bạn lo lắng về lượng khí thải carbon của đất nước mình, hãy thực hiện một chuyến đi đến Iceland và xem các nhà khoa học ở đó đang làm gì để loại bỏ khí thải carbon.

Bất kỳ ý tưởng hay suy nghĩ nào bạn có đều có thể được trau dồi hiệu quả hơn khi bạn được trang bị một nền tảng tốt.

 

 
Chiến lược 5: Mục đích của sự tôn trọng.
 
Cuộc sống không phải là những trận thi đấu.

 

Và chắc chắn rồi, ai cũng muốn mọi người xung quanh thích mình...nhưng điều này có ý nghĩa gì?

Nếu có người thích bạn, họ sẽ mù quáng tin theo những gì bạn nói và làm, và.... điều đó có vinh dự không?

Thật lòng chứ?

Người tư duy độc lập luôn yêu thích mạo hiểm. Họ muốn có ý nghĩ riêng và vượt qua mọi giới hạn,....và cho đó là hướng đi của thời đại.

Nếu mọi người phản ứng với suy nghĩ của bạn thì tức là bạn đang thu hút sự chú ý của họ. Và nếu bạn làm được điều này thì bản thân bạn đang nhận được sự tôn trọng.

Từ bạn bè và từ mọi người khác nữa. 

Con người ta có thể được yêu thích bởi tính vui vẻ, tốt bụng, chăm chỉ, thực tế, ... nhưng không phải ai ai cũng đều được tôn trọng.

Trong một số trường hợp, nếu bạn nhằm xoa dịu số đông...thì có sẽ bạn đã không hỏi đúng câu hỏi mà họ chờ mong.

Mục tiêu của một người đang cố gắng thành thạo kỹ năng suy nghĩ độc lập là, phải xây dựng được định kiến của bản thân, đồng thời giữ gìn hòa khí đối với mọi người.

Mọi người có thể không phải lúc nào cũng thích những gì bạn nói, nhưng họ sẽ tôn trọng điều đó khi bạn thể hiện đúng cách.

Sự tôn trọng là một mũi tên hai chiều. Nếu bạn tham gia vào một tranh luận, bạn cũng đang gián tiếp ghi nhận ý kiến của người khác.

 

Điều cuối cùng về cách xây dựng kỹ năng tư duy độc lập

 

Thoạt nhìn, nhiều nhà tư tưởng đối lập và độc lập thường có thể bị nhầm lẫn là giống nhau.

 

Nhưng nếu nghiên cứu sâu hơn thì bạn sẽ thấy rằng những người tư tưởng độc lập luôn mang trong mình sự vị tha.

Họ không chỉ muốn cúi đầu trước quần chúng hay chỉ nhảy vào bất kỳ luồng tư tưởng tập thể nào… mà thay vào đó, họ mong muốn những ý tưởng của mình cải thiện thế giới theo một cách nào đó.

Thường thì những ý tưởng này sẽ là một nền tảng vững chắc để xây dựng những điều lớn lao hơn. 

Thành thạo kỹ năng tư duy độc lập không chỉ khiến bạn trở thành một nhà tư tưởng giỏi, mà còn là một nhà nhân đạo tốt hơn.

Nó sẽ thể hiện sự khoan dung của bạn đối với niềm tin và lý tưởng của người khác.

Nó sẽ dạy bạn mở mang đầu óc để đón nhận những cách suy nghĩ mới.

Nó sẽ khiến bạn trở thành một nhà triết học toàn diện... và một người thú vị hơn hẳn.

----------

Tác giả: Nicole Krause

Link bài gốc: 5 ways to build the independent thinking skill

Dịch giả: Thùy Linh - ToMo - Learn Something New 

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024