Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
20/11/2017 13:11 # 1
ngochai20101998
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 48/110 (44%)
Kĩ năng: 8/20 (40%)
Ngày gia nhập: 27/12/2016
Bài gởi: 598
Được cảm ơn: 18
TRUYỀN NHÂN LONG HỔ HỘI


Đối với những người luyện võ từ trước năm 1975, cái tên Long Hổ Hội không hề xa lạ. Lò võ của cố võ sư Lâm Hữu Hội là nơi đào tạo ra nhiều võ sỹ nổi danh của các võ đài đấu võ tự do thời bấy giờ như Chà Và Hương, Long Mouse, Mã Sơn Ba, Moustaza, A Mách, Tôn Ngọc Lực, Hải Huỳnh, Ruby "lớn", Ruby "nhỏ"... 

Bộ pháp

 
 

Môn đồ Long Hổ Hội thượng đài từ Bắc chí Nam với tỷ lệ thắng nhiều hơn thua, đến mức bị đồn thổi có dùng bùa ngải. Võ sư Lâm Hữu Hội học nhiều môn võ khác nhau nhưng ông thành danh với môn Thiếu Lâm Nững Xị học được từ một sư phụ người Triều Châu (Trung Quốc). Là người cả đời theo nghiệp võ, ông trải qua hàng trăm trận đánh lớn nhỏ được phủ bởi lớp sương mù huyền ảo giữa sự thật và tin đồn. 

Một trong những trận đánh nổi tiếng của võ sư Lâm Hữu Hội có thể kể tới là trận hạ nhà vô địch Muay Thái Surivong ngay tại Bangkok vào năm 1932 bằng đòn rờ-ve làm võ sỹ này ngã như chuối đổ khiến trọng tài không cần phải đếm.

Những học trò của võ sư Lâm Hữu Hội cũng góp phần xiển dương uy danh của võ phái bằng các trận thắng oanh liệt trên võ đài tự do. Đòn của Thiếu Lâm Nững Xị được đánh ra theo combo (tổ hợp đòn), phần lớn là đòn hiểm và có tính sát thương cao.

Theo thuật lại của một số môn đồ Long Hổ Hội thời ấy hiện nay còn sống thì võ sư Lâm Hữu Hội thường yêu cầu học trò đánh đài phải đánh "rớt" (tức là hạ nốc-ao) đối phương ngay trong hiệp đầu. Tương truyền khi có học trò thắc mắc rằng nếu không đánh rớt được thì sao, võ sư Lâm Hữu Hội trả lời dứt khoát : "Nó không rớt, thì mày rớt".

Có một dòng võ mang đậm tính thực chiến vẫn bền bỉ chảy - Ảnh 9.

Thế nên trong trận đánh nổi tiếng hồi năm 1970 giữa Long Mouse (tên thật là Đới Văn Quý) của Long Hổ Hội và võ sỹ Kinh Kha của môn phái Bạch Mi (võ sỹ này lúc ấy đang biên chế trong đội bảo vệ của phủ tổng thống ngụy Nguyễn Văn Thiệu), suốt hiệp đầu võ sỹ Long Mouse thấp bé hơn, kém đến 20kg cân nặng chỉ có thể tránh né chạy quanh trước lối ra đòn dồn dập của võ sỹ Kinh Kha cao tới 1,8m.

Tình thế nói trên khiến võ sư Lâm Hữu Hội ngồi dưới khán đài rất khó chịu và ông đã định tung khăn trắng xin hàng, nhưng nhờ có vợ ông can "Thằng Quý nó chạy nhưng thằng Kinh Kha đã đụng được vào người nó đâu" mà Long Mouse được đấu tiếp hiệp hai với Kinh Kha.

Tình thế ở hiệp hai vẫn như hiệp đầu, Kinh Kha tiếp tục rượt Long Mouse chạy quanh võ đài nhưng chỉ một thoáng sơ hở lao vào tầm đòn, Kinh Kha đã lĩnh trọn cú chỏ lật khét tiếng của Thiếu Lâm Nững Xị. Cú đòn hiểm làm vỡ mắt trái của Kinh Kha buộc trọng tài phải dừng trận đấu. Sau trận thua đau ấy, võ sỹ Kinh Kha đã lập tức giải tán võ phái, rời khỏi đội bảo vệ phủ tổng thống và thoái ẩn giang hồ tới tận ngày nay.

Giỏi võ nghệ, lắm học trò song võ sư Lâm Hữu Hội không dạy kiểu đại trà mà dạy tùy theo phẩm chất của từng người. Một số đông học trò của ông được tham gia thử lửa tại các võ đài tự do và đã đem về không ít vinh quang cho võ phái Long Hổ Hội.

Có điều để đánh đài, các võ sỹ Long Hổ Hội thường chỉ luyện một vài đòn "ruột" có tính sát thương cao như đòn chỏ lật của Long Mouse chẳng hạn và họ cũng không cần phải học toàn bộ 36 đường quyền của Thiếu Lâm Nững Xị. Các học trò Long Hổ Hội nổi tiếng của võ sư Lâm Hữu Hội, vì thế phần lớn chỉ học từ 5-7 bài quyền từ sư phụ là đã đủ hành trang giương danh với đời.

Đối với võ sư Long Phi Thanh (tên thật là Phạm Văn Thanh), con đường tới với Long Hổ Hội có điểm khác biệt. Ông từng luyện võ Bình Định với học trò của võ sư nổi tiếng Hồ Ngạnh và đã mở lò võ. Nhờ cơ duyên, ông có dịp đàm đạo về quan điểm võ học với một võ sư đến từ Trường võ bị Hoàng Phố và sau đó dịp may lại đến khi ông tình cờ gặp gỡ và được thụ giáo võ công từ võ sư Lâm Hữu Hội.

Là người có thiên bẩm võ học và tiếp thu rất nhanh, võ sư Phạm Văn Thanh được sư phụ Lâm Hữu Hội "chấm" để truyền lại những tinh túy của dòng võ Thiếu Lâm Nững Xị thay vì một võ sỹ đánh đài. Võ sư Long Phi Thanh cho biết võ sư Lâm Hữu Hội rất nghiêm khắc, chừng nào tập chưa đúng thì ông vẫn cứ đứng đó dòm lom lom cho đến lúc nào "vừa ý tao" mới thôi.

Quãng thời gian thụ giáo võ công Thiếu Lâm Nững Xị của võ sư Long Phi Thanh đã diễn ra như thế, với thời gian không dài và cũng không đánh đài như các sư huynh, nhưng ông lại là người được học gần như toàn bộ các pho võ công Thiếu Lâm Nững Xị từ võ sư Lâm Hữu Hội.

Võ sư Long Phi Thanh nhớ lại, hôm ấy, võ sư Lâm Hữu Hội cho gọi ông đến. Khác với mọi ngày, võ sư Lâm Hữu Hội không dạy võ nữa mà để lên bàn hai gói giấy, trong đó có một bài thuốc và một bài kệ để đọc mỗi lần cúng tổ. Rồi ông chỉ nói gọn lỏn : "Tao xong với mày rồi". Cuộc "xuống núi" chỉ đơn giản như thế để xác lập vị truyền nhân cuối cùng của võ phái Long Hổ Hội.




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024