Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
19/09/2017 23:09 # 1
karateboy
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 8

Kinh nghiệm: 5/130 (4%)
Kĩ năng: 25/80 (31%)
Ngày gia nhập: 11/10/2014
Bài gởi: 785
Được cảm ơn: 305
Trường phái Uechi karate


Trường phái Uechi là một trong những phong cách Karate dân gian của Okinawa được thực hành phát triển ngày nay. Nó không những được yêu thích rộng rãi ở Okinawa và Nhật Bản mà còn lan toả trên khắp thế giới,  đặc biệt là tại Hoa Kỳ. Trường  phái này do Kanbun  Uechi sáng  lập. Lúc bấy giờ môn Naha - Te được gọi là Goju Ryu và Uechi Ryu.

 

Kanbun Uechi sinh  ngày 05 tháng  05 năm 1877 trên bán đảo Motobu của Okinawa. Sau đó, gia đình ông chuyển đến ngôi làng nhỏ miền núi của Takinto. Mặc dù gia đình ông có truyền thống của dòng truyền thừa Samurai (Shizoku Bushi) nhưng họ vẫn làm việc như  những nông dân. Đang ở độ tuổi

 

thiếu niên,  trong một lần đi xem biểu diễn thời trang Karate và múa gậy (Bo) có kèm âm nhạc của Shamisen,  Kanbun Uechi đã bị cuốn hút bởi những trò biểu diễn ngoạn mục của các nghệ sĩ này. Trước đó ông có quen biết đoàn biểu diễn nên đã xin đi theo, vừa để giúp  việc vừa để học võ. Kanbun đã học được một số hình  thức tập luyện  trong Karate và các kỹ thuật  về gậy  từ một  người  đàn ông có tên là Touichi Tanmei.  Nhưng sau đó ông đã được một võ sĩ tên là Toyama kể cho ông nghe những câu chuyện về những vị thầy võ thuật tài giỏi ở Trung  Quốc và ông đã bị hấp dẫn phải sang đất nước này để nghiên  cứu võ học. Vào tháng  ba năm 1897 ở tuổi mười chín,  Kanbun Uechi đã rời Okinawa để đến miền nam Trung  Quốc.  Như nhiều  người  đã đến Fujian  (Phúc Kiến) trước ông (Higaonna,  Kinjo, Nakaima, v.v...), Kanbun được giới thiệu đến ở tại Ryukyukan (một khu nhà của ngư ời Okinawa,  bao gồm  nhà  ván,  nhà  xây  và  các cơ sở kinh doanh).  Khu nhà này được xây dựng để cho những  ngư ời Okinawa làm ăn buôn bán và sinh sống lâu dài. Kể cả nhữ ng thợ thuyền đến Fujian tìm việc cũng ở tại đây. Kanbun Uechi vừa làm rất nhiều nghề khác nhau vừa bắt đầu tập luyện trong một võ đường có tên là Kojo, võ đường này được điều hành bởi gia đình Kojo sống gần khu Ryukyukan.

 

Kanbun đã tập luyện  rất tích cực cho đến một buổi chiều nọ, người  Huấn  luyện  viên  trưởng  của võ đường cho  gọi Kanbun đến và nói rằng ông không có năng khiếu võ thuật. Sau đó, Kanbun đã quyết định  rời khỏi võ đường Kojo và Ryukyukan  để tìm một nơi khác học võ. Sau khi rời khỏi võ đường Kojo ông đã vào ở trong một ngôi đền Phật giáo tại trung  tâm Fuzhou  (Phúc Châu - thủ  phủ của tỉnh  Fujian). Trong thời gian  ở đó Kanbun Uechi đã được giới thiệu  với

 

Zhou Zhi He, là sư trụ trì thứ 36 của ngôi đền nói trên. Như vậy thầy của Kanbun Uechi là Zhou Zhi He, người Nhật Bản gọi là Shu Shi Wa (là một con người bí ẩn). Người ta chỉ biết rằng Zhou  người  gốc Minhou,  Fuzhou,  Fujian  (Mân Hầu, Phúc Châu, Phúc Kiến) là một vị thầy võ thuật dân gian rất giỏi về Quyền Pháp (Chuan fa). Ông đã học võ thuật với Li Zhao Bei và Ke Xi Di. Một tài liệu  khác lại nói rằng Zho u đã học võ thuật với Chou Pei và Ko Hsi Ti. Zhou Zhi He đã tập Sếu Quyền,  Hổ Quyền  và tập khí  công  (Qigong  hay Chikung),  ông cũng  luyện  Thiết  sa chưởng.  Ngoài Kanbun Uechi ra, ông còn có những học trò khác như Jin Shi Tian, Wang Di Di và Zhou Zhen Qiun. Từ đó, có thể Wu Hien Kui (người Nhật Bản gọi là Goenki),  cũng là học trò của Zhou. Có một sự tương phản khi miêu tả Zhou như một Đạo sĩ của Lão giáo và cũng là một bậc thầy võ thuật Trung Quốc. Thật vậy, ông là người đã từng dạy rất nhiều  phong cách của võ Quyền Pháp, môn võ này phát xuất từ chùa Thiếu Lâm trong khi đó môn võ của Lão giáo  là Võ Đang.  Một giả thuyết khác, có thể Kanbun đã học võ thuật  ở Trung  Quốc trong thời  gian  khoảng  mười  năm  sau  đó  Kanbun  đã trở  lại với Xing (tức quyền  Sanchin,  Seisan  và Sansei Ryu,  được gọi chung  là Kotekitae). Điều đáng lưu ý là Kotekitae hiển nhiên là một phương pháp để điều hòa thân tâm, nhưng ngoài ra nó còn dùng để tập luyện  các kỹ thuật đẩy ngã và bẫy như trong môn võ Nhu Đạo (Judo),  Kanbun đã không học hết quyền Xing (phần thiếu  sót này của ông ngày nay người ta gọi là Suparempei).  Trong thời gian học võ Quyền Pháp với Zhou,  Kanbun cũng  học luôn cách sử dụng và bào chế các loại thuốc Bắc (dược thảo của Trung  Quốc). Ngày nay lo ại thuốc được chế tạo từ cây cỏ này vẫn còn được sử dụng trong các võ đường thuộc trường phái Uechi, người Nhật Bản gọi

 

là Uechi Kusuri,  người Okinawa gọi là Uechi Guza (Uechi Medicine).  Loại thuốc Bắc của Uechi này dùng để chữa các vết thương có liên quan đến tập luyện võ thuật, cũng như có thể dùng  để chữa một số bệnh.  Sau tám năm tiếp  tục tập luyện võ thuật với Zhou, Kanbun đã nhận được bằng Pangai Noon của võ  Quyền  Pháp  ở tuổi  hai  mươi  bảy.  Sau đó, Kanbun Uechi được phép giảng dạy và ông đã mở võ đường đầu tiên tại Nansoue khoảng 250 dặm về phía Tây Bắc của Fuzhou  và ông đã dạy gần ba năm.  Kanbun Uechi dạy võ Quyền  Pháp  và bán thuốc  Bắc cho  những  người  dân địa phương cho đến một ngày nọ, một sự cố không may đã xảy đến làm thay đổi cả cuộc đời ông.  Một người  học trò của Kanbun đã tranh cãi với một người đàn ông vì tranh chấp đất đai ở trên nông trại. Điều đáng tiếc là người học trò ông đã đánh chết người đàn ông kia, sau đó Kanbun bị tai tiếng về vụ việc này. Cảm thấy có một điều gì đó mà mình  phải chịu trách nhiệm  đối với  cái chết của người  đàn ông  nói trên, Kanbun đã đóng cửa võ đường của mình  và rời khỏi Trung Quốc trở về Okinawa  và tự nhủ  sẽ không  bao giờ dạy võ Quyền Pháp nữa.

 

Đến năm 1910, giống như Kanryo Higaonna  một vài thập kỷ trước đó, Kanbun Uechi đã trở về Okinawa và ông không nói về võ Quyền Pháp nữa. Thời gian này có rất nhiều  ngư ời tìm ông để xin học, nhưng Kanbun đã thẳng thừng từ chối. Cho đến khi Kanbun chuyển  đến ở tại quận Wakayama vào năm 1924 và đã kiếm được một nghề  khác theo ông là tốt hơn để sinh sống, lúc này Kanbun đã 47 tuổi. Ở độ tuổi này Kanbun mới quyết định dạy võ Quyền Pháp trở lại. Ông đã dành nhiều  thời gian  để nghiên  cứu võ thuật và cũng  làm nghề   bán  thuốc   Bắc.   Sau  đó,  Kanbun   Uechi bắt  đầu

 

dạy võ Quyền     Pháp cho RyuryuTomoyose     vào 1925 và thành     lập Dojo của    mình     trong tháng     11 năm 1926. Ryuryu  là một học trò đượcKanbun đánh giá cao tài năng và hiếu học. Đến năm 1927, người con trai cả của ông là Kanei Uechi đã chuyển đến Wakayama cũng bắt đầu học hệ thố ng võ Quyền Pháp của cha mình.  Phong trào đại chúng hóa và hiện đại hóa môn võ Karate Okinawa đã bắt đầu từ đó. Người dân ở đây đã gọi môn võ của Kanbun vào thời điểm đó là Không Thủ (Karate). Sự thật Kanbun chưa bao giờ đặt tên cho hệ thống võ Quyền Pháp mà ông đã học được ở Trung Quốc và chỉ đơn giản gọi nghệ thuật chiến  đấu của mình  là Pangai Noon Ryu Karate Jutsu (Kỹ thuật Cương Nhu Không Thủ)  - một tên gọi mà những  người  học trò ngây  thơ của Kanbun thường xuyên nhầm lẫn mỗi khi hỏi về phong cách Karate của ông.

 

Khi Kanbun đang ở tại quận Wakayama,  rất nhiều  ngư ời thầy Okinawa Karate đã đến giao lưu với ông, trong số họ là Mabuni  Kenwa (Trường  phái Shito)  và Konishi  Yasuhiro (Trường  phái Shindo  Jinen).  Mabuni đã thật sự khao khát muốn biết hơn một thập kỷ ở Trung Quốc Kanbun Uechi đã gặt hái được những  điều tốt đẹp gì về võ thuật. Kanbun đã trả  lời  trong   hạnh  phúc  và  ông  đã  giải  thích   một  số bài Xinggồm  có quyền  và kỹ thuật và ông cũng có nói về môn Pangai Noon - Karate. Mabuni Kenwa đã rất hứng khởi về những gì mà Kanbun đã chỉ cho ông, sau này Mabuni đã phát triển  một số kỹ thuật  căn bản của “Hổ Quyền” trong phong  cách Karate của riêng  ông và gọi là Shinpa  (Sóng Trí).

 

Về phần  mình,  Konishi  Yasuhiro   không  đồng  tình  với Kanbun như  Mabuni,  và ông nói rằng Kanbun là một con người sống ẩn dật, xa lánh xã hội. Ông cũng không thể nghe theo câu chuyện giữa Mabuni và Kanbun được khi tính chất Nhật Bản trong con người của Kanbun đã ít nhiều bị hạn chế. Chúng ta cần lưu ý rằng Pangai Noon không được cho là một phong cách chiến đấu đặc trưng của võ Quyền Pháp (Chuan fa). Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nó là sự pha trộn phương pháp huấn luyện  giữa môn võ của Fujian  và Karate, ngư ời đã pha trộn chính là Kanbun. Sự thật Pangai Noon được cho là nguyên  lý chung  của tất cả nghệ thuật  chiến  đấu, nghĩa đen có nghĩa  là “Một nửa mềm nửa cứng” bao gồm:  Goho (Phương pháp Cương), Juho (Phương pháp Nhu) và Gojuho (Phương pháp Cương Nhu). Ví dụ tiêu biểu của phương pháp Cương là Hổ Quyền (Tora Ken) tức Đại Thủy Quyền, là hình thức quyền nguyên  thủy  rất cổ (Tai Sho Ken), chữ Thủy ở đây nên hiểu là nguồn gốc chứ không phải là nước. Phương pháp Cương còn có một đại diện nữa đó là Sư Tử Quyền (Shi Ken). Phương  pháp  Cương Nhu có đại diện  là Bạch Sếu Quyền (Haku Tsuru Ken) và đại diện cho phương pháp Nhu bao gồm: Mai Hoa Quyền (Shorin Hana Ken) và  Sếu Quyền (Tsuru Ken).

 

Vào năm 1940, Kanbun Uechi đặt tên lại cho hệ thống võ thuật của mình  là Trường phái Kỹ thuật Không Thủ Uechi (Uechi Ryu Karate Jutsu). Đến năm 1947, Kanbun Uechi trở về Okinawa rồi  chuyển đến Jima. Tổ sư Kanbun Uechi qua đời ngày 25 tháng 11 năm 1948, con trai ông là Kanei Uechi đăng quang Chưởng môn Đời thứ II. Kanei Uechi sinh ngày

26 tháng 06 năm 1911. Ông bắt đầu học võ cha mình vào ở

tuổi mười bảy (năm 1928). Sau khoảng  mười năm nghiên

 

cứu, Kanei Uechi giảng  dạy nhiều  năm ở khu vực Osaka, một thành phố lớn ở miền Nam Nhật Bản là Wakayama. Sau đó, vào tháng tư năm 1942, ở tuổi ba mươi khi cha ông qua đời vào năm 1948, Kanei Uechi không  tiếp tục giảng  dạy. Tuy nhiên,  RyukyoTomoyose  (con trai của Ryuryu Tomoyose)  đã thuyết  phục  ông  dạy  võ  trở  lại.  Ryuk yo Tomoyose và một nhóm học trò ông xây dựng một võ đường ở Futenma.  Kanei Uechi tiếp tục giảng  dạy nghệ thuật chiến đấu của cha mình  theo cách hiểu  riêng  vào tháng  tư năm

1949. Một năm sau, Kanei Uechi trở về Okinawa và mở một

võ đường tại Ginowan với tên gọi là Uechi Ryu Karate Jutsu Kenkyujo  (Trung  tâm  nghiên   cứu Trường  phái  kỹ  thuật Không Thủ Uechi).  Kanei Uechi tiếp tục sự nghiệp  đào tạo cho đến khi ông qua đời vào tháng  02 năm 1991 ở tuổi bảy mươi chín. Sau khi Kanei Uechi mất, một số học trò của ông đã thành lập tổ chức Okikukai, đặt tên là phong cách Shohei Ryu. Nó có nghĩa  là “Tỏa sáng rực rỡ” và những giá trị này được minh  họa bằng Emblem  Okikukai “Công  bằng,  bình đẳng và hòa bình”.  Trường phái Không Thủ Đạo Uechi đã thực sự bị phân tán thành nhiều hệ phái, chi phái khác nhau. Ngoài ra, trường phái này chủ yếu dạy nghệ thuật chiến đấu Kanbun  theo cách hiểu  của riêng  họ. Mặc dù vậy, các hệ phái, chi phái đó cũng có từ nguồn gốc của Hệ thống võ thuật Naha  - Te.  Các bài quyền  chính   của  Kanbun  Uechi  là: Sanchin,  Sesan, Sanseryu và của Kanei Uechi là: Kanshiwa, Seiryu,  Kanchin,  Kanchu, Seichin.

 

 

 

 

 

là:


Tại Okinawa lúc bấy giờ có hai dòng Karate cổ truyền,  đó

 

 

- Take No Uchi Ryu (Trúc Chi Nội Lưu phái)

 

- Take No Soto Ryu (Trúc Chi Ngoại Lưu phái)

 

Hai dòng  Karate này  thuộc Đại Thủy  Quyền  (Tai  Sho Ken), tức hình thức quyền nguyên thủy rất cổđã có nhiều cao đồ   nổi   tiếng.    Họ   đã   phát   triển   Karate   rộng   khắp từ Okinawa đến Nhật Bản và có nhiều  người  đã trở thành chưởng  môn  của  nhiều  trường  phái.  Trúc  Chi  Nội Lưu phái thuộc Uechi Ryu - trường phái lớn thứ 6 trên thế giới.

 



Văn không Võ là Văn nhu nhược

Võ không Văn là Võ bạo tàn

Bản lĩnh tài năng làm nên nghiệp

Nhân hòa đức độ tạo thành công

FACEBOOK:  TI ẾN

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024