Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
20/07/2017 20:07 # 1
jayqh1103
Cấp độ: 21 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 193/210 (92%)
Kĩ năng: 5/70 (7%)
Ngày gia nhập: 28/12/2012
Bài gởi: 2293
Được cảm ơn: 215
Ngoại hạng Anh: Khi không triết lý chính là triết lý!


Nên biết, hai vị trí cao nhất Ngoại hạng Anh mùa trước thuộc về các HLV... không cần triết lý. Đó là Antonio Conte (Chelsea) và Mauricio Pochettino (Tottenham).

 

 

Ngoại hạng Anh: Khi không triết lý chính là triết lý!
 
Ngoài Pep Guardiola (Man City) nổi tiếng nhất, Premier League còn có những “triết gia” nào đáng kể? Đó là Arsene Wenger (Arsenal), Juergen Klopp (Liverpool), Jose Mourinho (M.U). Điểm chung: tất cả đều thất bại trong mùa vừa qua, dù với mức độ khác nhau. Hai vị trí cao nhất thuộc về các HLV... không cần triết lý. Đó là Antonio Conte (Chelsea) và Mauricio Pochettino (Tottenham).
 
Triết lý nào cho Conte? Chỉ tùy cơ ứng biến thôi. Conte thích phòng thủ bằng sơ đồ có 4 hậu vệ, nhưng khi ông huấn luyện Juventus thì CLB này mua tiền vệ trụ Andrea Pirlo, thuộc loại “chẳng thể không dùng”. Mà Pirlo không thể chơi trong sơ đồ có 4 hậu vệ, thế là Conte chuyển sang 3-5-2 để có chỗ cho tiền vệ Pirlo. Mùa trước, Conte chân ướt chân ráo sang Anh và... đại bại trong những vòng đầu ở Premier League. Ông đành từ bỏ các sơ đồ “ruột” gồm 4 hậu vệ, chuyển sang chơi 3-4-3. Vì sao? Quá đơn giản: vì bóng đá Anh trước đó gần như không biết chơi 3-4-3. Từ chỗ dẫn đầu... về tỷ lệ HLV sắp bị sa thải, Conte chuyển sang dẫn đầu BXH và vô địch Premier League.
 
Chelsea của Conte gần như “vô đối” trong suốt một thời gian dài. Một chút đe dọa yếu ớt chỉ đến từ Tottenham, trong khoảng chục vòng cuối cùng. Về nhì với Tottenham đã là thành công đáng kể rồi. Họ đã có một mùa bóng hiếm hoi xếp trên kình địch Arsenal. Giống Conte ở chỗ, HLV Pochettino của Tottenham cũng chẳng cần triết lý đặc sắc nào.
 
Cứ phát huy triệt để những vũ khí tốt nhất có được, và xử lý tình huống chắc tay, hợp lý với từng hoàn cảnh cụ thể, đấy cũng là một con đường dẫn đến thành công. Conte hoặc Pochettino không cần rao giảng triết lý, nhưng thứ bóng đá mà Chelsea hoặc Tottenham thể hiện đâu phải là thứ bóng đá lộn xộn, rác rưởi? Đẹp là đằng khác - ví dụ cách chơi đầy tốc độ của Tottenham. Khi Man City đang bay bổng với 10 trận thắng liên tiếp trong bước khởi đầu của Pep, chính Tottenham đã kéo họ xuống mặt đất, bằng một chiến thắng rõ ràng và thuyết phục.
 
Tất nhiên, mỗi người có mỗi cách làm việc riêng, không thể bảo phải huấn luyện bằng triết lý như Pep hoặc không cần triết lý như Conte. Chỉ tiếc cho những tài năng “xui xẻo” rơi vào tay HLV có triết lý bất lợi với họ. Trong triết lý của Pep, một thủ môn dứt khoát phải biết chơi bóng bằng chân, phối hợp với đồng đội. Thế là Joe Hart... lên đường, do anh là thủ môn mà chỉ giỏi bắt bóng! Sergio Aguero tuy không đến nỗi bi đát như Joe Hart, nhưng anh cũng đành chấp nhận thương đau, chịu tiếng sa sút trong mùa vừa qua, dù lỗi không phải của mình.
 
Mấy cũng phải giữ bóng, chuyền bóng! Pep muốn Aguero phải lùi ra ngoài khu 16m50 để phối hợp với đồng đội, tham gia vào khâu giữ bóng và triển khai bài bản tấn công. Lùi ra ngoài vùng cấm thì Aguero không còn phát huy được sở trường của một tay săn bàn đầy bản năng nữa. Tỷ lệ ghi bàn giảm sút kéo theo hệ quả là chính Aguero cũng tự đánh mất niềm tin và cảm giác mỗi khi đứng trước cơ hội ghi bàn. Aguero bị Pep ruồng rẫy không phải vì những lần bỏ lỡ cơ hội trong mùa vừa qua. Ngược lại là đằng khác: Pep “ghét” Aguero vì anh là tiền đạo mà lại “chỉ” giỏi ghi bàn!
 
Với các đội bóng, chỗ bất lợi khi giao quyền cho một HLV quá câu nệ triết lý là khi HLV ấy ra đi thì những cầu thủ “phù hợp triết lý” có khi lại trở thành... của nợ. Pep đâu có ăn đời ở kiếp với Man City. Vậy sau này, Man City sẽ làm gì với những tiền đạo “không nhất thiết phải giỏi ghi bàn” hoặc thủ môn “không nhất thiết phải giỏi bắt bóng” mà Pep để lại? Đấy là chưa kể việc giải quyết các cầu thủ không hợp với triết lý của Pep, như Aguero. Man City hiện có khoảng 6-7 cầu thủ như thế, tổng trị giá hơn trăm triệu bảng. Bỏ hết ư?
 
Nguồn: Bongdaplus

 
Ngoại hạng Anh: Khi không triết lý chính là triết lý!
 
Ngoài Pep Guardiola (Man City) nổi tiếng nhất, Premier League còn có những “triết gia” nào đáng kể? Đó là Arsene Wenger (Arsenal), Juergen Klopp (Liverpool), Jose Mourinho (M.U). Điểm chung: tất cả đều thất bại trong mùa vừa qua, dù với mức độ khác nhau. Hai vị trí cao nhất thuộc về các HLV... không cần triết lý. Đó là Antonio Conte (Chelsea) và Mauricio Pochettino (Tottenham).
 
Triết lý nào cho Conte? Chỉ tùy cơ ứng biến thôi. Conte thích phòng thủ bằng sơ đồ có 4 hậu vệ, nhưng khi ông huấn luyện Juventus thì CLB này mua tiền vệ trụ Andrea Pirlo, thuộc loại “chẳng thể không dùng”. Mà Pirlo không thể chơi trong sơ đồ có 4 hậu vệ, thế là Conte chuyển sang 3-5-2 để có chỗ cho tiền vệ Pirlo. Mùa trước, Conte chân ướt chân ráo sang Anh và... đại bại trong những vòng đầu ở Premier League. Ông đành từ bỏ các sơ đồ “ruột” gồm 4 hậu vệ, chuyển sang chơi 3-4-3. Vì sao? Quá đơn giản: vì bóng đá Anh trước đó gần như không biết chơi 3-4-3. Từ chỗ dẫn đầu... về tỷ lệ HLV sắp bị sa thải, Conte chuyển sang dẫn đầu BXH và vô địch Premier League.
 
Chelsea của Conte gần như “vô đối” trong suốt một thời gian dài. Một chút đe dọa yếu ớt chỉ đến từ Tottenham, trong khoảng chục vòng cuối cùng. Về nhì với Tottenham đã là thành công đáng kể rồi. Họ đã có một mùa bóng hiếm hoi xếp trên kình địch Arsenal. Giống Conte ở chỗ, HLV Pochettino của Tottenham cũng chẳng cần triết lý đặc sắc nào.
 
Cứ phát huy triệt để những vũ khí tốt nhất có được, và xử lý tình huống chắc tay, hợp lý với từng hoàn cảnh cụ thể, đấy cũng là một con đường dẫn đến thành công. Conte hoặc Pochettino không cần rao giảng triết lý, nhưng thứ bóng đá mà Chelsea hoặc Tottenham thể hiện đâu phải là thứ bóng đá lộn xộn, rác rưởi? Đẹp là đằng khác - ví dụ cách chơi đầy tốc độ của Tottenham. Khi Man City đang bay bổng với 10 trận thắng liên tiếp trong bước khởi đầu của Pep, chính Tottenham đã kéo họ xuống mặt đất, bằng một chiến thắng rõ ràng và thuyết phục.
 
Tất nhiên, mỗi người có mỗi cách làm việc riêng, không thể bảo phải huấn luyện bằng triết lý như Pep hoặc không cần triết lý như Conte. Chỉ tiếc cho những tài năng “xui xẻo” rơi vào tay HLV có triết lý bất lợi với họ. Trong triết lý của Pep, một thủ môn dứt khoát phải biết chơi bóng bằng chân, phối hợp với đồng đội. Thế là Joe Hart... lên đường, do anh là thủ môn mà chỉ giỏi bắt bóng! Sergio Aguero tuy không đến nỗi bi đát như Joe Hart, nhưng anh cũng đành chấp nhận thương đau, chịu tiếng sa sút trong mùa vừa qua, dù lỗi không phải của mình.
 
Mấy cũng phải giữ bóng, chuyền bóng! Pep muốn Aguero phải lùi ra ngoài khu 16m50 để phối hợp với đồng đội, tham gia vào khâu giữ bóng và triển khai bài bản tấn công. Lùi ra ngoài vùng cấm thì Aguero không còn phát huy được sở trường của một tay săn bàn đầy bản năng nữa. Tỷ lệ ghi bàn giảm sút kéo theo hệ quả là chính Aguero cũng tự đánh mất niềm tin và cảm giác mỗi khi đứng trước cơ hội ghi bàn. Aguero bị Pep ruồng rẫy không phải vì những lần bỏ lỡ cơ hội trong mùa vừa qua. Ngược lại là đằng khác: Pep “ghét” Aguero vì anh là tiền đạo mà lại “chỉ” giỏi ghi bàn!
 
Với các đội bóng, chỗ bất lợi khi giao quyền cho một HLV quá câu nệ triết lý là khi HLV ấy ra đi thì những cầu thủ “phù hợp triết lý” có khi lại trở thành... của nợ. Pep đâu có ăn đời ở kiếp với Man City. Vậy sau này, Man City sẽ làm gì với những tiền đạo “không nhất thiết phải giỏi ghi bàn” hoặc thủ môn “không nhất thiết phải giỏi bắt bóng” mà Pep để lại? Đấy là chưa kể việc giải quyết các cầu thủ không hợp với triết lý của Pep, như Aguero. Man City hiện có khoảng 6-7 cầu thủ như thế, tổng trị giá hơn trăm triệu bảng. Bỏ hết ư?


༼ つ ◕_◕ ༽つ I'm so o.p. Plz neft ༼ つ ◕_◕ ༽つ

༼ つ ◕_◕ ༽つ I'm so o.p. Plz neft ༼ つ ◕_◕ ༽つ

༼ つ ◕_◕ ༽つ I'm so o.p. Plz neft ༼ つ ◕_◕ ༽つ

༼ つ ◕_◕ ༽つ I'm so o.p. Plz neft ༼ つ ◕_◕ ༽つ


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024