Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
20/06/2017 10:06 # 1
karateboy
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 8

Kinh nghiệm: 5/130 (4%)
Kĩ năng: 25/80 (31%)
Ngày gia nhập: 11/10/2014
Bài gởi: 785
Được cảm ơn: 305
TÂM LÍ KHI THI ĐẤU KARATEDO


Tâm lý thi đấu là một yếu tố có thể làm thay đổi kết quả trận đấu giữa hai người chơi có cùng một trình độ kỹ thuật. 

Chất lượng tâm lý thi đấu của đối thủ có gía trị không thua gì chất lượng kỹ thuật hoặc chất lượng thể lực. 

Phần này trình bày các yếu tố có thể giúp bạn có được tâm lý thi đấu tốt nhất, và có thể giúp bạn tiết kiệm tiền mua vợt do đập gãy vợt! 

Tennis là một môn chơi có thể khiến bạn bị căng thẳng tâm lý dễ dàng. Sau đây là các đặc tính của khiến tennis là một môn khó nhai về mặt tâm lý: 



Đây là trò chơi cá nhân
HLV không được nhắc tuồng lúc VĐV đang thi đấu
Đây là môn đối kháng
Cần phải có nhiều quyết định nhanh chóng và chính xác
Trận đấu lại có nhiều thơi gian để suy nghĩ (nghĩ giừa games, đổi sân)
Trận đấu có thể kéo dài mà không ai nói trước được thời gian,
Các trận đấu đa số là loại trực tiếp
Các yếu tố bên ngoài chi phối:
Mặt sân
Điều kiện thời tiết
Banh dùng cho các giải đấu là khác nhau
Với các trận đấu nhỏ, chính đối thủ bên kia sân là người quyết định trái banh đó ra ngòi hay tốt chứ không phải là trọng tài (mà khi có trọng tài cũng sinh chuyện chứ đâu có yên)
Khán giả cũng có thể làm bạn … nóng máu,
Mỗi cú đánh đều quan trọng bởi vì nó có thể quyết định thắng hay thua điểm,
Là một môn đòi hỏi độ chính xác, và do đó đòi hỏi sự tập trung cao độ.


Lợi ích của việc rèn luyện tâm lý trong tennis 
Điều thú vị là nếu bạn có thể có các bài tập hay về kỹ thuật từng cú đánh trong tennis, thì bạn cũng có vô số bài tập hay về tâm lý trong tennis do các chuyên gia tâm lý học thế giới phát minh cho tennis.

Tập luyện tâm lý có thể giúp bạn: 


Ít nóng nảy hơn trong các trận đấu,
Giảm sự khác biệt về trình độ thi đấu khi tập và khi đấu thật,
Ít lãng phí nỗ lực của bạn trong khi học,
Tránh chấn thương,
Tránh giận dữ (đập gãy vợt),
Tập trung tốt hơn,
Tránh nghi ngờ, sợ hãi và nôn nóng,
Đạt kết quả ổn định hơn,
Có thể ngủ ngon hơn và mau hồi phục sau khi tập.


Thường xuyên tập luyện tâm lý giúp bạn khắc phục chẳng những lúc chơi tennis, mà nó còn giúp bạn giải tỏa những vấn đề tương tự trong cuộc sống. Do đó, bạn có thể thấy các tay cao thủ tennis thường rất vui vẻ ngoài đời: 


Họ có độ ổn định tâm lý cao,
Họ có quyết tâm cao,
Họ tin tưởng vào chính họ,
Họ có độ kiên trì khi theo đuổi một việc,
Họ có thể kiểm soát khá cao cảm xúc vui, buồn …
Họ có khả năng làm việc độc lập,
Họ có thể cử động khoan thai và bình tỉnh đoán trước sự việc,


Động cơ chơi tennis 
Hào hứng với một việc gì luôn là động cơ tốt nhất để người ta làm việc đó, do đó yếu tố cần thiết là giữ gìn động lực này khi tập và chơi tennis một cách có ý thức.
Đừng bao giờ chơi tennis đến mức mệt nhoài, rồi hôm sau nghe nói tới tennis là ngán tới cổ.
Với người chơi, động cơ chơi tennis có từ những nguồn sau đây: 

Nguồn động viên “bên trong”:


Niềm vui của trò chơi này
Cảm giác làm chủ được kỹ thuật,
Cảm giác học được cái gì mới,
Sự đa dạng biến hóa của các tình huống,
Niềm vui khi chơi trong một nhóm bạn,
Hài lòng khi có thể đốt đi các năng lượng thừa ,


Nguồn động viên “bên ngoài”:


Hữu hình: có cúp đem về khoe, có tiền thưởng, …
Vô hình: được khen (ai mà chẳng khoái), được bạn bè công nhận là “siêu”, là đánh đẹp …


Những yếu tố này là những nguyên nhân thúc đẩy bạn chơi và nuối dưỡng động lực ban đầu. 
Tuy nhiên, cũng có những yếu tố sau đây có thể làm bạn chán và bỏ chơi tennis: 


Áp lực quá lớn (bên ngoài và đặc biệt bên trong chính người chơi một cách vô lý)
Mất quá nhiều thời gian,
Chấn thương liên tục,
Không tìm ra bạn chơi phù hợp (biết người biết ta một tí khi chơi),
Các khóa học không hứng thú, nhàm chán,
Không hòa hợp với HLV, không được HLV cám ơn, …
Trình độ ngừng hẳn lại, không tiến bộ nữa …
Chơi môn khác thấy ít có áp lực hơn (golf chẳng hạn …)


Để giữ nguồn động lực này, cần phải: 


Vui vẻ khi chơi
Chơi để giải trí chứ không để quẩn trí
Luôn tích cực (xem bài của tôi về người tích cực và tiêu cực đã viết)
Tập với HLV và bạn tập tích cực,


Chán chơi tennis 
Việc chán chơi tennis bắt đầu kể từ lúc bạn bắt đầu đặt mục tiêu cao quá so với khả năng thực hiện.

Trong tennis, bạn không thể đạt được sự tuyệt hảo, ngay cả vận động viên đỉnh cao cũng có thể mắc phải những lỗi ngớ ngẩn. 

Bạn sẽ không thể chơi và thi đấu tennis nếu ngay cả một chút bản lĩnh để nhẫn nhịn, hay nói văn hoa là quản lý cảm xúc của bạn cũng không có. Bạn rất dễ đập vợt, nổi nóng, và cuối cùng là giận lẫy nghĩ chơi … (cái này tôi thấy nhiều lắm, kể cả tôi thấy … chính tôi!) 

Sự chán chường tùy thuộc vào thái độ mà bạn tiếp nhận lỗi lầm, lỗi mà bạn đã mắc phải là gì, và kết quả mà bạn đạt được. 

Các dấu hiệu ban đầu của chán chường 


Ghét thua trận
Quá mong đợi về chính mình, tự đặt mục tiêu cao quá,
Quá đòi hỏi sự hoàn hảo,
Tìm kiếm sự công nhận từ người khác thông qua kết quả mà mình đạt được.


Bắt đầu chán 


Tạo ra lỗi mà người ta không mong muốn,
Không còn muốn đạt được mục đích, mà mục đích đó bạn đã đặt ra trước đó
Nhận những lời chỉ trích từ HLV,
Hành vi của đối thủ: thêm dầu vào lữa


Phản ứng / cảm xúc đi theo sự chán chường: 


Giận,
Thù địch,
Oán giận,
Kích động
Bất lực
Chán nản,
Hậu quả của sự chán chường
Tự tạo áp lực căng thẳng,
Khiếu nại
Mất tự tin,
Muốn từ bỏ
Mất tự tin,
Tự phê bình tiêu cực


Làm sao để tránh sự chán chường trong tennis? 

Để tránh sự chán chường: 


Đừng tìm kiếm sự toàn bích, hoàn hảo, đừng bao giờ tự đặt mục tiêu quá cao với sức mình (nhưng cũng đừng đặt quá thấp)
Chấp nhận bạn không thể kiểm soát tất cả, đôi lúc xảy ra những chuyện vượt ngoài dự đoán của bạn,
Đừng bao giờ mất sự tự tin là bạn có thể làm được,
Không bao giờ nói là người nào đó vô tích sự, không xài được cái gì cả. Chính bạn đã chấp nhận giao việc đó cho họ,
Không chơi tennsi vì người khác (cha mẹ, HLV, ..) bạn chơi hay làm gì đó xuất phát từ cho chính bạn!
Luôn cười và tích cực, cho dù trước đó có xuất hiện tiêu cực!


Cuộc nói chuyện với chính mình khi chơi tennis 
Để giữ nguyên lửa nhiệt tình và tự tin, bạn nên tập có thói quen nói chuyện với chính mình, tức luôn động viên chính mình.

Kỹ thuật này bao gồm việc tự nói với mình những câu ngắn, xác định, để rồi nó vô tiềm thức của bạn hồi nào không biết. 

Khoa học tâm lý đã chứng minh rằng, với sức mạnh của kỹ thuật này, bạn có thể biến một con người bình thường trở thành một người có sức mạnh của một vị thánh: Bạn có thể vượt qua mọi khó khăn để lập nên những kỳ tích! 

Những hành động đơn giản đó lại có thể đẩy lùi những suy nghĩ tiêu cực nhiều hơn bạn tưởng mà không cần liều thuốc chống trầm cảm mắc tiền nào cả! 

Điểm mấu chốt là khi bạn nhận ra tác dụng tích cực của liệu pháp tâm lý này, hãy phát huy nó bằng cách lập đi lập lại điều đó nhiều lần. 

Người viết bài này từng một lần bị thách thức tâm lý đến cao độ mà tôi còn nhớ đến ngày hôm nay. Một vị giáo sư dạy tâm lý học cho tôi yêu cầu chúng tôi chặt bể một tấm ván gỗ (hiện tôi còn cất tấm ván đó ở nhà). Cả lớp chúng tôi chẳng ai là võ sư karates về công phá cả, thế nhưng dưới sự điều khiển tâm lý, quả tình chúng tôi chặt bể tấm ván đó dễ như xơi gỏi! Bài tập này được tôi đem về khoe với cháu tôi vốn chân yếu tay mềm, và ngạc nhiên chưa, nó cũng chặt bể như tôi đã làm! 

Sau đây là vài ví dụ về các câu nói mà bạn có thể sử dụng: 



"Đi !"; “ Lên!” “ Xung lên”
"Bình tỉnh, tập trung nào”
“Chưa có gì”, “ Chuyện nhỏ!”


Tránh những câu mang hơi hướng tiêu cực, thậm chí khi ý nghĩa của nó tích cực: 


Tôi sẽ không mắc lỗi,
Tôi sẽ không thua đâu,
Tôi sẽ không nổi nóng đâu,



Văn không Võ là Văn nhu nhược

Võ không Văn là Võ bạo tàn

Bản lĩnh tài năng làm nên nghiệp

Nhân hòa đức độ tạo thành công

FACEBOOK:  TI ẾN

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024