Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
22/05/2017 21:05 # 1
crisalder
Cấp độ: 17 - Kỹ năng: 8

Kinh nghiệm: 144/170 (85%)
Kĩ năng: 35/80 (44%)
Ngày gia nhập: 22/12/2014
Bài gởi: 1504
Được cảm ơn: 315
Nguyên tắc đầu tiên khi giao tiếp để ai cũng quý: Phải biết cách tạo "vết chân chim"!


Tạo ra vết chân chim

Trước tiên ta bàn đến ấn tượng đầu tiên. Bốn yếu tố tạo nên một khởi đầu tốt: nụ cười, trang phục, cái bắt tay và vốn từ vựng của bạn. Trước tiên, hãy mỉm cười với mọi người. Cười có mất tiền không? Chẳng mất gì. Và không cười thì mất gì? Mất tất cả, bởi nó ngăn ta kết nối với mọi người. Nụ cười gửi đi một thông điệp rõ ràng về tâm trạng của bạn. Trong khi đó, gương mặt không mỉm cười lại gây ra nhiều cách hiểu, như tính khí cục cằn, thái độ xa lánh, và sự tức giận - và không có yếu tố nào giúp bạn mê hoặc mọi người. Nếu bạn không tin vào lợi ích của nụ cười, hãy trả lời các câu hỏi sau:

- Bạn có muốn làm kinh doanh với những người gắt gỏng?

- Bạn có biết ai thích làm điều đó không?

- Bạn có nghĩ rằng những người gắt gỏng đạt được những gì họ muốn?

Chìa khóa để có được nụ cười tuyệt hảo như của George Clooney là hãy cười với những suy nghĩ thoải mái trong đầu. Nếu bạn đang cáu kỉnh trong lòng, thật khó để có được một nụ cười rạng ngời. Lúc đó bạn sẽ có một nụ cười gượng, và nụ cười gượng không làm mọi người yêu thích bạn.

Một nụ cười gượng chỉ sử dụng cơ gò má - cơ chạy từ quai hàm đến khóe miệng. Rất dễ điều khiển cơ này, do đó nó khiến ta cảm thấy không chân thật, như kiểu "nụ cười Pan American" (người ta gọi như vậy vì cho rằng các tiếp viên hàng không của hãng Pan American không thực sự vui khi phục vụ hành khách).

Vì vậy, khi gặp gỡ mọi người, hãy suy nghĩ tích cực, vận dụng cơ vùng mắt, và tạo ra dấu chân chim chi chít. Và hãy gọi đó là những vết cười, nếu bạn thích gọi theo cách đó.

Ăn mặc ngang hàng

Yếu tố thứ hai là cách ăn mặc. Đây là lúc ta cần bình đẳng, chứ không chơi trội hay lép vế. Quá ăn diện thì hàm nghĩa "Tôi giàu có, nhiều quyền lực và quan trọng hơn bạn". Ăn bận xuề xòa thì ngụ ý "Tôi không tôn trọng bạn. Tôi mặc theo cách mà tôi thích". Ăn mặc ngang bằng cho thấy "Chúng ta bình đẳng". Mục đích là đạt được sự mến mộ - không phải là đẳng cấp hơn thua.

Bạn có thể nhức đầu khi vừa muốn ăn mặc hòa đồng lại vừa muốn phù hợp với công việc: Chuyện gì xảy ra nếu môi trường xung quanh lại mâu thuẫn với giá trị bản thân? Chẳng hạn, nên mặc quần jeans hay comlê khi bạn là một nhà quản lý trong một văn phòng toàn quần jeans với áo thun?

Nếu gặp phải tình cảnh này, bạn có hai lời khuyên: Trước tiên, hãy hỏi mọi người trong công ty xem bạn nên ăn mặc thế nào. Ít nhất điều này cho thấy bạn biết hỏi và biết lắng nghe - vốn là hai thông điệp quan trọng.

Thứ hai, trừ phi xung đột với nội quy của công ty, hãy ăn vận theo cách mà bạn cảm thấy thoải mái. Thật khó để mê hoặc người khác khi chính mình cảm thấy không thoải mái. Vả lại, có một điều gì đó rất mê hoặc ở một người mà họ luôn là chính họ và đạt được phong cách thật tự nhiên.

Cái bắt tay hoàn hảo

Yếu tố thứ ba trong việc tạo ra ấn tượng đầu tiên là cú bắt tay của bạn. May mắn thay, Geoffrey Beattie, trưởng khoa khoa tâm lý học Đại học Manchester, đã đưa ra công thức của một cái bắt tay hoàn hảo:

PH = √ (e2 + ve2)(d2) + (cg + dr)2 + π{(42)(4

2)}2 + (vi + t + te)2 + {(42) (42)}2

Công thức toán phức tạp này gồm các biến số như e là giao tiếp bằng mắt, cg là độ tiếp xúc của nắm tay,.. tuy nhiên có thể tóm tắt ngắn gọn như sau:

- Nhìn vào mắt người đối diện trong suốt thời gian bắt tay.

- Thốt lên một lời chào thích hợp.

- Nở một nụ cười Duchenne.

- Nắm lấy bàn tay và siết chặt.

- Đứng cách người đối diện một khoảng cách trung bình: không quá gần để khiến người khác cảm thấy không thoải mái hoặc quá xa để tránh người đối diện cảm thấy quá cách biệt.

- Đảm bảo bàn tay của bạn mát, khô ráo và mịn màng.

- Giữ cường độ của cái bắt tay ở mức độ vừa phải.

- Giữ tay không quá 2-3 giây.

Chúng ta gần như đã tạo xong ấn tượng tốt đầu tiên. Bước tiếp theo là bàn đến ngôn từ để đối thoại.

Dùng từ ngữ đúng đắn

Yếu tố thứ tư là vốn từ vựng. Ngôn từ là diện mạo của trí tuệ. Nó nói lên thái độ, nhân cách và quan điểm của bạn. Ngôn từ không phù hợp dẫn đến sự bày tỏ không chính xác, do đó, hãy lưu ý những lời khuyên sau:

- Dùng từ ngữ đơn giản.

Khi sử dụng những từ khiến người khác phải tra từ điển hay tìm kiếm trên Wikipedia, bạn thất bại. Thành ngữ Đan Mạch có câu, "Từ ngữ to tát hiếm khi đi kèm với việc làm hay ho".

- Dùng thể chủ động.

Hãy xem tác động của hai cụm từ sau: "Dùng từ ngữ phù hợp" và "Từ ngữ phù hợp nên được dùng bởi bạn". Thể bị động luôn yếu và không hiệu quả. Muốn mê hoặc phải sử dụng thể chủ động.

- Nói ngắn gọn.

- Dùng những lời ví von quen thuộc. Hai đề tài ví von được sử dụng nhiều nhất là chiến tranh và thể thao. Nếu không biết về những chủ đề này hãy ví von bằng những thứ liên quan đến nền văn hóa của người nghe hoặc cứ ví von bằng những gì phổ biến, như liên quan đến trẻ con và cuộc sống gia đình.

Theo CafeBiz



Lê Đình Nguyên Vũ

K19CMUTPM4

Facebook: https://www.facebook.com/nguyenvulee


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024