Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
20/05/2017 00:05 # 1
jayqh1103
Cấp độ: 21 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 193/210 (92%)
Kĩ năng: 5/70 (7%)
Ngày gia nhập: 28/12/2012
Bài gởi: 2293
Được cảm ơn: 215
[Khoa học] Tại sao đôi khi bạn đừng tin vào mắt mình khi gặp các hình ảnh gây ảo giác dưới đây?


Bạn thấy chấm đỏ bên phải to hơn đúng không? Bạn thấy hình vuông bên trái cao hơn đúng không? Bạn thấy căn phòng bên trái cao và rộng hơn đúng không? Hóa ra cả 2 bên đều được biểu diễn cùng một kích thước nhưng tại sao bạn lại thấy có sự chênh lệch rõ ràng đến thế? Kỳ thực đó chính là những hiệu ứng ảo giác cố tình đánh lừa người xem dựa vào những “kinh nghiệm” mà họ học được trong cuộc sống và tồn tại một cách tự nhiên khi não của họ ứng xử khi gặp phải. Mời xem. 

Hình vuông nào “cao” hơn?
 

Ao_giac_Tinhte_2.jpg

Người ta thường cho rằng quần áo với sọc đứng sẽ giúp người mặc trông cao hơn, gầy hơn trong khi họ sẽ trông tròn trịa hơn, thấp hơn nếu mặc quần áo có sọc ngang. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng. Thi dụ như khi so sánh 2 hình vuông với các sọc trắng đen trong bức ảnh bên trên, hình vuông sọc ngang lại trông có vẻ cao hơn. Trong khi đó, hình vuông với các sọc đứng lại trông có vẻ rộng hơn. Bạn có thấy vậy không? Tại sao vậy?

Thực ra hiệu ứng thị giác này được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1867 bởi Hermann von Helmholtz và sau này, người ta dùng chính tên ông để đặt cho các hình vuông trong hình trên. Lúc phát hiện ra, Helmholtz vẫn chưa thể hiểu cặn kẽ được bản chất của hiệu ứng và thậm chí cho tới ngày nay, đây vẫn là vấn đề còn gây tranh cãi. Trong ghi chú của mình, Helmholtz đã đưa ra một giả thuyết khá thuyết phục dành cho các tín đồ thời trang rằng: “Những người phụ nữ khoác lên chiếc áo có sọc caro sẽ trông cao hơn.”

Và trên thực tế, chỉ dẫn của Helmholtz có cơ sở lý luận vững chắc hơn so với quan niệm về sọc ngang dọc riêng lẻ của chúng ta. Vào năm 2011, các nhà tâm lý học tại Đại học York ở Anh đã tiến hành các thử nghiệm về ảo giác này ở cả mặt phẳng 2 chiều lẫn không gian 3 chiều. Khi đó, họ nhờ 1 cặp chị em sinh đôi mặc lần lượt những bộ quần áo sọc đứng và sọc ngang. Kết quả, họ phát hiện rằng người mặc hình dáng sọc dọc trông có vẻ rộng hơn và trên thực tế, người mặc sọc ngang cần phải rộng hơn 10,7% mới có thể sánh bằng người mặc sọc dọc về mặt thị giác. 

Căn phòng nào rộng hơn?
 

Ao_giac_Tinhte_1.jpg

Đầu óc của chúng ta luôn được vận dụng trong những hoàn cảnh của cuộc sống, đánh giá những thứ mà chúng ta gặp dựa vào những trải nghiệm trong quá khứ chứ không phải là cái nhìn ở tình huống đang gặp phải. Như trong bức ảnh đánh lừa thị giác của Müller–Lyer trên đây là một thí dụ điển hình cho mối quan hệ giữa trí nhớ thần kinh trong quá khứ và cái nhìn ở thực tại. 

Chắc chắn ai trong chúng ta khi nhìn vào trong 2 hình dạng trên đây cũng sẽ dễ dàng nhận thấy một đường thẳng đứng màu đỏ với 2 đường thẳng hướng lên và hướng xuống ở 2 đầu. Cả 2 đều thể hiện 1 góc của một căn phòng trong 1 tòa nhà và xin được tiết lộ cho các bạn được biết, độ dài của các đường màu đỏ là bằng nhau. Vậy tại sao căn phòng bên trái lại trông có vẻ cao hơn căn phòng bên phải? Sao kỳ vậy?

Theo các nhà thần kinh học, khi các đoạn màu đỏ tạo thành đầu mũi tên (2 đoạn đỏ ngắn hướng lên trên như trong hình bên phải), chúng sẽ khiến người xem tập trung vào đoạn đỏ thẳng đứng, khiến nó trông như thu ngắn lại. Tuy nhiên có người nghĩ rằng những tình huống chúng ta chạm trán với các hình dạng sẽ tác động tới cách chúng ta nhận thức về nó. Tuy nhiên sau khi phân tích một nhóm các hình ảnh có chứa kiểu đánh lừa thị giác này, các nhà khoa học phát hiện rằng việc sắp xếp hình dạng như đuôi mũi tên thường sẽ trông dài hơn. 2 điều này kết hợp với ý niệm đường thẳng ở xa trông sẽ cao hơn so với đường ở gần (điều các nhà thần kinh học vẫn chưa thể hiểu hết được). Các ý tưởng này đã được ghi dấu vào hệ thần kinh của não người nên khi chúng ta nhìn thấy những hình ảnh trên giấy, chúng ta sẽ bị đánh lừa do các ý niệm đó. 

Chấm đỏ nào to hơn?
 

Ao_giac_Tinhte_3.jpg

Câu hỏi thì như tiêu đề và có lẽ thoạt nhìn thì chấm bên phải sẽ to hơn đúng không nào? Nhưng trên thực tế, kích thước của 2 chấm đỏ là hoàn toàn bằng nhau. Với tên gọi ảo giác Ebbinghaus, các nhà nghiên cứu não giả thuyết rằng hiệu ứng này xảy ra do não bị đánh lừa bởi nhận thức về chiều sâu. Trong cuộc đời, khi nhìn vào những thứ gì đó, chúng ta thường nhớ rằng những vật thể nhỏ có xu hướng nằm ở xa trong khi những vật ở gần thường lớn hơn. Trong bức ảnh trên, não nhận thấy rằng các chấm đen xếp thành vòng trong bên trái có kích thước to nên gần hơn, còn các chấm bên phải thì nhỏ hơn nên ở xa. Đồng thời, não cũng gộp các chấm đỏ với các chấm đen xung quanh. Và chung quy lại, hình bên trái được đánh giá là gần hơn và hình bên phải thì ở xa hơn. Khi não so sánh 2 chấm đỏ, điều kiện duy nhất để não nhận định rằng chấm bên phải ở xa hơn là nếu nó có kích thước to hơn so với chấm đỏ bên trái.

Tuy nhiên không phải ai cũng có thể dễ dàng đánh lừa bởi ảo giác này. Các nhà thần kinh học và tâm lý học có 2 giả thuyết lý giải điều này. Đầu tiên, họ nhận thấy rằng những người có vỏ não thị giác tiên khởi bao phủ một khu vực rộng lớn hơn thì sẽ ít có nguy cơ rơi vào ảo giác hơn. Các nhà nghiên cứu dự đoán rằng có lẽ bởi vì liên kết giữa các tế bào thần kinh chịu trách nhiệm so sánh chấm đỏ ở trong với các chấm đen bên ngoài sẽ càng yếu nếu vỏ não thị giác tiên khởi rộng. 

Thế giới xung quanh của một người sẽ ảnh hưởng tới nhận thức của họ. Các nghiên cứu đã phát hiện rằng những người đến từ các khu vực nông thôn vốn không thường xuyên chịu tác động của những yếu tố phân tán thị giác như xe chạy, đèn giao thông, đèn đường chớp tắt,… sẽ ít bị đánh lừa bởi hình ảnh ảo giác hơn so với những cư dân sống trong thành phố. Việc có một đầu óc “mở mang” hơn thường đem lại lợi ích, thí dụ như có thể nhìn thấy một chiếc xe bus đang chạy nhanh và tìm cách tránh khỏi bị đụng. Nhưng đổi lại, nó cũng có mặc tiêu cực là khiến họ ít chú ý tới các chi tiết nhỏ nhặt và dẫn tới dễ rơi vào ảo giác Ebbinghaus hơn.

Nguồn: Tinhte.vn



༼ つ ◕_◕ ༽つ I'm so o.p. Plz neft ༼ つ ◕_◕ ༽つ

༼ つ ◕_◕ ༽つ I'm so o.p. Plz neft ༼ つ ◕_◕ ༽つ

༼ つ ◕_◕ ༽つ I'm so o.p. Plz neft ༼ つ ◕_◕ ༽つ

༼ つ ◕_◕ ༽つ I'm so o.p. Plz neft ༼ つ ◕_◕ ༽つ


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024