Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
18/04/2015 15:04 # 1
valentdn
Cấp độ: 31 - Kỹ năng: 32

Kinh nghiệm: 40/310 (13%)
Kĩ năng: 294/320 (92%)
Ngày gia nhập: 09/12/2009
Bài gởi: 4690
Được cảm ơn: 5254
Kinh nghiệm xin việc kế toán cho các bạn mới ra trường


- Việc các sinh viên kế toán mới ra trường chưa có kinh nghiệm thực tế là điều hoàn toàn dễ hiểu. Và để có thể xin được việc làm kế toán chỉ bằng vốn kiến thức trên nhà trường là 1 điều rất khó khăn, vì:

 

kinh nghiệm xin việc kế toán

Thứ nhất: Luật thuế, Luật kế toán thay đổi thường xuyên. Các bạn không kịp cập nhật dẫn đến làm sai, không đúng, không đủ.

 

Thứ hai: Nghiệp vụ của các bạn còn rất yếu. Bạn nào học khá thì định khoản và hạch toán được 1 số nghiệp vụ đơn giản, Còn lại là hiểu lơ mơ về kế toán.

 

Thứ ba: Kinh nghiệm xử lý nghiệp vụ phát sinh thực tế là không có, vì các bạn chưa được tiếp xúc bao giờ. Thời gian đi thực tập thì không được chú trọng.

 

Thứ tư: Các nhà tuyển dụng họ tuyển nhân viên vào để làm chứ không phải để học việc. Và cũng không thể để các bạn làm thử rồi đi khắc phục và sửa lỗi cho các bạn được.

 

Vậy các bạn sẽ phải làm gì để thuyết phục và đáp ứng được các yêu cầu của nhà tuyển dụng? Công ty kế toán Thiên Ưng xin chia sẻ 1 số kinh nghiệm và bí quyết xin việc kế toán như sau:

Các bạn cần phải: Chuẩn bị 1 hồ sơ xin việc thật đầy đủ và chi tiết. Chuẩn bị các kỹ năng phỏng vấn xin việc. Và điều quan trọng nhất là bạn phải nâng cao nghiệp vụ kế toán của mình cũng như có kinh nghiệm thực tế. Khi đã hội tụ đầy đủ 3 yếu trên thì vấn đề xin việc kế toán thành công là điều nằm trong tầm tay của bạn:

 

Kinh nghiệm xin việc kế toán thành công

 

I. Tích lũy kinh nghiệm thực tế và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.

- Nhiều bạn hỏi tôi là: Chỗ nào cũng yêu cầu kinh nghiệm, sinh viên mới ra trường thì lấy đâu ra kinh nghiệm? Các bạn nói đúng là: Sinh viên mới ra trường không đi làm ở đâu thì lấy đâu ra kinh nghiệm.

- Đó là suy nghĩ của các bạn, trong thời gian đi thực tập hoặc năm cuối tại sao các bạn không xin đi làm 1 vị trí nào đó như: kế toán bán hàng, nhân viên văn phòng, thu ngân… Có thể làm không lương cũng được…Các công việc này đều liên quan rất nhiều tới công việc kế toán sau này.

 

- Các bạn sẽ được giao cho 1 bộ hồ sơ gồm tất cả những hóa đơn, chứng từ thực tế chưa được xử lý của doanh nghiệp đang hoạt động. Các bạn sẽ được những kế toán trưởng, kế toán tổng hợp có nhiều năm kinh nghiệm thực tế trực tiếp hướng dẫn xử lý tất cả các nghiệp vụ đó như: Chi phí, giá thành, TSCĐ, khấu hao, tiền lương, BHXH, xuất nhập khẩu… Lồng ghép vào đó là những tình huống thực tế thường xuyên xảy ra tại doanh nghiệp.

 

- Tiếp đó các bạn sẽ được thực hành kê khai thuế, lập báo cáo thuế, lên sổ sách, lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế cuối năm trên phần mềm kế toán chuyên nghiệp như: Phần mềm HTKK, EXCEL, FAST, MISA …

 

Tóm lại: Các bạn sẽ được thực hành làm tất cả các công việc của 1 kế toán tổng hợp thực tế trong doanh nghiệp phải làm hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Học xong các bạn sẽ được Cấp chứng chỉ kế toán tổng hợp xác nhận tương đương 2 năm kinh nghiệm thực tế.

 

II . Chuẩn bị 1 bộ Hồ sơ xin việc đầy đủ và chi tiết:

Sau khi đã nâng cao nghiệp vụ chuyên môn kế toán và có kinh nghiệm thực tế. Có thể đáp ứng được các yêu cầu của nhà tuyển dụng thì tiếp theo đó là các bạn chuẩn bị hồ sơ xin việc kế toán thật đầy đủ và chi tiết:

 

Một bộ hồ sơ xin việc đầy đủ phải gồm:

- Một bản CV xin việc chi tiết. Nói rõ thành tích học tập và kinh nghiệm làm việc, cũng như các kỹ năng của bản thân , mục tiêu nghề nghiệp ( Có thể xem mẫu tại đây: Mẫu CV xin việc kế toán )

- Sơ yếu lý lịch có xác minh của địa phương.

- Các giấy tờ liên quan như: Giấy khám sức khỏe, CMND phô tô, Giấy khai sinh…

- Các bằng cấp, chứng chỉ có liên quan như: Bằng tốt nghiệp, Bảng điểm, chứng chỉ kế toán, chứng chỉ tin học, tiếng anh….

 

- Đặc biệt đó là 1 đơn xin việc viết tay điều này rất quan trọng. Vì nó thể hiện bạn có phải là người cẩn thận hay không. Kế toán là 1 nghề yêu cầu người kế toán phải cẩn thận và tỷ mỉ.

 

Chú ý: Việc gửi CV xin việc qua mail rất hay rất tiện lợi nhưng bạn cũng nên biết rằng với 1 cú kích chuột “gửi” là xong như vậy thì cùng 1 lúc có rất nhiều người cũng có thể làm như bạn, bạn có tin rằng bạn đủ nổi bật để nhà tuyển dụng quan tâm để ý đến bạn. Tôi khuyên bạn đừng thụ động ngồi chờ sự phản hồi từ nhà tuyển dụng thông qua những mail xin việc ấy, mà hãy chủ động trực tiếp gọi cho nhà Tuyển dụng để thể hiện sự quan tâm của bạn đến công việc đó, thông qua vài phút ngắn ngủi đó hãy cố gắng thể hiện mình là người có kỹ năng giao tiếp tốt, và nếu có thể hội hãy cho họ biết bạn là ai? Bạn có thể làm được gì ?

 

III. Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc kế toán

- Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ những yếu tố trên và bạn đã gây ấn tượng được nhà tuyển dụng ở vòng tuyển chọn hồ sơ, bạn sẽ được gọi đến phỏng vấn. Và cuối cùng là buổi phỏng vấn, khi đó bạn hãy chuẩn bị cho mình thật chu đáo những kiến thức, kỹ năng phỏng vấn xin việc nhé.

 

Đầu tiên:

 - Là bạn phải tìm hiểu kỹ công ty phỏng vấn bạn: Xem công ty đó hoạt động về lĩnh vực gì. Điều này rất quan trọng. Như vậy sẽ nói với doanh nghiệp bạn thực sự quan tâm tới Công ty đó. Bạn có thể tìm hiểu công ty đó qua website, thông tin trên mạng…. Nếu bạn chứng tỏ được sự hiểu biết của bạn về Công ty đó, thì sẽ gây ấn tượng rất tốt với nhà tuyển dụng.

 

Thời gian phỏng vấn:

- Điều tối kỵ trong buổi phỏng vấn đó là bạn đến muộn. Nhưng bạn cũng không nên đến quá sớm. Thời gian hợp lý nhất là trước khoảng 15p. Như thế sẽ rất tốt cho các bạn, thứ nhất là các bạn đã đên đúng giờ, thứ hai là các bạn sẽ có thời gian để lấy lại bình tĩnh, tự tin hơn đến khi phỏng vấn. Thứ ba là bạn sẽ có thời gian để sắp xếp và xem lại những yếu tố khác như, hồ sơ đầy đủ chưa, có bị rách nát gì không

 

- Nếu trường hợp bất đắc dĩ bạn đến muốn thì bạn phải liên hệ với người phỏng vấn để giải thích vì sao. và xin họ thông cảm chờ bạn nếu có thể.

 

Trang phục khi đi phỏng vấn:

- Khi đã xác định đi xin việc thì đồng nghĩa với việc là các bạn đã xác địn đi làm. Các bạn phải thay đổi ngay phong cách ăn mặc theo kiểu sinh viên như áo thun, áo phông hoặc quần áo có màu sắc sặc sỡ, lòe loẹt. Đối với các bạn nữ thì các bạn không nên trang điểm quá đậm, chỉ cần nhẹ nhàng thôi. Các bạn có thể mặc áo sơ mi kết hợp với quần âu, vải hoặc jea , các bạn nữ thì có thể mặc váy.

 

Điều quan trọng nhất:

- Sau khi đã đáp ứng các yêu cầu trên thì đặc biệt đối với vị trí kế toán, thông thường sẽ có một vòng phỏng vấn nghiệp vụ kế toán: Và kế toán trưởng sẽ đưa ra một vài nghiệp vụ mà công ty thường xuyên phát sinh, sau đó yêu cầu các ứng viên định khoản hoặc giải quyết những tình huống đó.

 

- Các bạn đừng quá lo lắng. Vòng này không phải quá khó, mục đích chính là kiểm tra khả năng nghiệp vụ của các ứng viên. Các bạn chỉ cần nắm chắc nghiệp vụ là làm được.

 

Chú ý: Với phần này nếu bạn đã học lớp kế toán thực tế tại kế toán Thiên Ưng thì những nghiệp vụ đó bạn có thể tự tin và trả lời 1 cách trôi chảy!

 

 

Nguồn: http://ketoanthienung.org/



NGUYỄN THANH THANH
Smod "Sinh Viên 360"


Fb: facebook.com/Thanhvalent   Mail: valentdn@gmail.com


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024