Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
17/03/2015 16:03 # 1
jullyna2713
Cấp độ: 8 - Kỹ năng: 6

Kinh nghiệm: 5/80 (6%)
Kĩ năng: 29/60 (48%)
Ngày gia nhập: 04/11/2014
Bài gởi: 285
Được cảm ơn: 179
TẠI SAO NHỮNG NGƯỜI THÔNG MINH SẼ KHÔNG TRỞ THÀNH DOANH NHÂN GIỎI?


THỬ THÁCH “TÔI LÀM MỌI VIỆC TỐT HƠN TẤT CẢ MỌI NGƯỜI”

Trở lại trường học nơi vấn đề của những người thông minh bắt đầu hình thành, khi những “dự án nhóm đáng sợ” được giao cho các học sinh lần đầu tiên. Nếu bạn biết quy tắc 80/20 trong công việc (80% công việc được thực hiện bởi 20% số người), bạn nghĩ điều gì sẽ xảy ra trong các bài tập nhóm? Những người thông minh nhất và tài năng nhất của các nhóm quyết định họ sẽ đảm nhận hầu hết công việc. Họ không muốn mạo hiểm điểm số trên lớp bằng cách chia đều việc và hi vọng rằng bạn X (một người trung bình nghỉ học hai ngày một tuần và ngủ trên lớp vào ba ngày còn lại) sẽ làm tốt phần của mình, trong trường hợp bạn X nhớ trách nhiệm của mình. Ở trường học, việc thúc giục bạn X chẳng có lợi ích gì cả. Hãy quên chuyện đó đi – người thông minh nhất sẽ làm cả dự án một mình.

Và từ đó, chu trình làm việc của người thông minh bắt đầu. Những người thông minh làm mọi việc tốt hơn hết thảy những người khác. Họ viết tốt hơn, lên kế hoạch tốt hơn, đánh giá mọi việc tốt hơn. Họ giỏi hơn ở tất cả mọi việc, cho đến khi mở một doanh nghiệp. Từ đó, họ không còn giỏi hơn nữa, mà mọi việc bắt đầu tệ đi.

Mỗi ngày chỉ có 24 tiếng và một người cần phải ngủ, ăn, tắm rửa và làm một số thứ khác. Mỗi ngày, người thông minh cố gắng tự làm mọi việc một mình, bởi anh ta hay cô ta không thể chịu đựng được việc người khác làm hỏng việc hay làm một việc dở tệ. Vì vậy, người này bị kẹt ở ban nhạc một người mang tên “công việc kinh doanh” và sau cùng thì không bao giờ khá lên được.

TẠI SAO NGƯỜI LƯỜI BIẾNG CÓ THỂ NGỒI Ở VỊ TRÍ TỐI CAO

Một điều thú vị, nhưng cũng là thực tế, là có một số người lười biếng lại phù hợp để trở thành doanh nhân hơn người thông minh. Tại sao vậy? Họ sớm đã tìm ra cách để xung quanh mình toàn là những người thông minh – những người sẽ làm tất cả mọi việc. Họ biết cách phân chia và giao việc và đôi khi, dùng mánh khóe để vận động người khác làm việc mà họ không muốn.

BẠN CHỈ CÓ THỂ TRỞ NÊN THÔNG MINH NẾU ĐỂ BỘ MÁY TỰ VẬN HÀNH

Một cách lí tưởng, người thông minh sẽ có thể truyền đạt tài năng của mình cho người khác. Nhưng vì họ đã quen làm mọi việc một mình, họ không học được những kĩ năng tối quan trọng để khiến cho doanh nghiệp của mình thành công, bao gồm việc thiết lập một cơ chế "tự động hóa" phân bổ các công việc thành các nhiệm vụ càng chi tiết càng tốt. Là một người thông minh, bạn cần sử dụng trí thông minh và tài năng của mình để chắt lọc những gì tinh túy nhất (từ bộ não của bạn) thành một danh sách, hay một phương pháp sao cho ai cũng có thể học theo được.

QUÁ THÔNG MINH SẼ LÀM HẠI CHÍNH MÌNH

Những người thông minh và tài năng thường có bản năng làm mọi việc một cách bất thường, phức tạp và khác biệt với mọi người. Họ không thích tuân theo nguyên tắc KISS (Keep It Simple, Stupid – Đơn giản hóa việc này đi, đồ ngốc), nguyên tắc cần thiết để làm nên một doanh nghiệp thành công.

Nếu bạn nghĩ đến một dây chuyền lắp ráp ở một nhà máy hiện đại hay sự phổ biến toàn cầu của thương hiệu McDonald’s, cả hai đều có vẻ phức tạp, nhưng trên thực tế, đó chỉ là một chuỗi những công việc cực kỳ đơn giản. Mỗi một công việc được tách thành các nhiệm vụ đơn giản và dễ tuân theo cũng như kiểm soát. Những người thợ ở dây chuyền lắp ráp, lặp đi lặp lại hàng ngày, thực hiện một số công việc đã được chỉ định rõ. Đầu bếp, nhân viên thu ngân và giao hàng của McDonald’s cũng vậy. Họ không phải bỏ ra nhiều công sức, vì mọi việc đã được định rõ ranh giới, quyền hạn và có tiêu chuẩn để đánh giá.

Một vài công ty, tập đoàn lớn và thành công nhất trên thế giới không tuyển nhiều những người thông minh. Thực tế, phần lớn đội ngũ nhân sự của họ gồm toàn những người có năng lực bình thường (và đôi khi là có cả người ngốc nghếch nữa). Những doanh nghiệp thành công này chỉ sở hữu một vài cá nhân đủ thông minh để đặt ra các tiêu chuẩn, thiết lập một bộ máy tự động phân công công việc sao cho phần lớn nhân viên của họ không thể làm hỏng việc.

Vì vậy, sự thông minh hay tài năng không thể giúp bạn, trừ phi bạn biết cách tận dụng chúng để tìm ra cách đơn giản hóa mọi nhiệm vụ có khả năng giúp doanh nghiệp của bạn thành công. Việc này không hề dễ dàng, bởi nó đi ngược lại với tất cả mọi thứ mà bạn đã quen làm và đối lập với cách bạn được dạy dỗ. Tuy nhiên, điều này là cần thiết cho một doanh nghiệp thành công, và nó cũng lý giải tại sao chỉ thông minh và tài năng là không đủ để làm nên một công ty thành công.

CÓ QUÁ NHIỀU THỨ ĐỂ MẤT

Một vấn đề khác với những người thông minh khi khởi nghiệp là họ thường có nhiều thứ để mất. Bạn càng thông minh thì bạn lại có càng nhiều lựa chọn. Bạn sẽ có khả năng làm ra tiền ở rất nhiều lĩnh vực, có nhiều chỗ đứng trên con đường sự nghiệp nơi bạn có thể thăng tiến và kiếm ra nhiều tiền hơn.

Điều này đồng nghĩa với việc khi mở một công ty, bạn có nhiều rủi ro hơn người có ít tiền và có ít lựa chọn. Người ta gọi đây là sự tiến thoái lưỡng nan mang tên “còng tay vàng”. Bởi vì bạn có quá nhiều thứ để mất, cho nên bạn cần một cơ hội kinh doanh đủ lớn để có thể mang lại nhiều thứ hơn cho bạn.

Nếu bạn làm ra 250.000 USD một năm (hoặc có cơ hội có thể đem lại số tiền tương tự), doanh nghiệp của bạn sẽ phải thành công gấp năm lần so với doanh nghiệp của một người kiếm được 50.000 USD một năm. Ngoài ra, việc thành lập nên một công ty có lợi nhuận hàng năm lớn gấp đôi so với lúc bạn kiếm được 250.000 USD/năm khó hơn nhiều nếu bạn chỉ làm ra 50.000 USD/năm.

Vậy nên, với quá nhiều thứ để mất, có nhiều lựa chọn sẵn có và sở thích làm mọi việc theo cách phức tạp, rắc rối, đừng ngạc nghiên khi người “Có Vẻ Sẽ Thành Công Nhất” ở trường của bạn sẽ mãi kẹt trong một công ty nào đó, và những bạn học có năng lực bình thường nhất lại trở nên thành công với việc kinh doanh.

Author: Carol Roth

Saga.vn - Cổng thông tin điện tử dành cho giới kinh doanh Việt Nam

'TẠI SAO NHỮNG NGƯỜI THÔNG MINH SẼ KHÔNG TRỞ THÀNH DOANH NHÂN GIỎI?
_____________________________________________________________________

THỬ THÁCH “TÔI LÀM MỌI VIỆC TỐT HƠN TẤT CẢ MỌI NGƯỜI”

Trở lại trường học nơi vấn đề của những người thông minh bắt đầu hình thành, khi những “dự án nhóm đáng sợ” được giao cho các học sinh lần đầu tiên. Nếu bạn biết quy tắc 80/20 trong công việc (80% công việc được thực hiện bởi 20% số người), bạn nghĩ điều gì sẽ xảy ra trong các bài tập nhóm? Những người thông minh nhất và tài năng nhất của các nhóm quyết định họ sẽ đảm nhận hầu hết công việc. Họ không muốn mạo hiểm điểm số trên lớp bằng cách chia đều việc và hi vọng rằng bạn X (một người trung bình nghỉ học hai ngày một tuần và ngủ trên lớp vào ba ngày còn lại) sẽ làm tốt phần của mình, trong trường hợp bạn X nhớ trách nhiệm của mình. Ở trường học, việc thúc giục bạn X chẳng có lợi ích gì cả. Hãy quên chuyện đó đi – người thông minh nhất sẽ làm cả dự án một mình. 

Và từ đó, chu trình làm việc của người thông minh bắt đầu. Những người thông minh làm mọi việc tốt hơn hết thảy những người khác. Họ viết tốt hơn, lên kế hoạch tốt hơn, đánh giá mọi việc tốt hơn. Họ giỏi hơn ở tất cả mọi việc, cho đến khi mở một doanh nghiệp. Từ đó, họ không còn giỏi hơn nữa, mà mọi việc bắt đầu tệ đi.

Mỗi ngày chỉ có 24 tiếng và một người cần phải ngủ, ăn, tắm rửa và làm một số thứ khác. Mỗi ngày, người thông minh cố gắng tự làm mọi việc một mình, bởi anh ta hay cô ta không thể chịu đựng được việc người khác làm hỏng việc hay làm một việc dở tệ. Vì vậy, người này bị kẹt ở ban nhạc một người mang tên “công việc kinh doanh” và sau cùng thì không bao giờ khá lên được.

TẠI SAO NGƯỜI LƯỜI BIẾNG CÓ THỂ NGỒI Ở VỊ TRÍ TỐI CAO

Một điều thú vị, nhưng cũng là thực tế, là có một số người lười biếng lại phù hợp để trở thành doanh nhân hơn người thông minh. Tại sao vậy? Họ sớm đã tìm ra cách để xung quanh mình toàn là những người thông minh – những người sẽ làm tất cả mọi việc. Họ biết cách phân chia và giao việc và đôi khi, dùng mánh khóe để vận động người khác làm việc mà họ không muốn.

BẠN CHỈ CÓ THỂ TRỞ NÊN THÔNG MINH NẾU ĐỂ BỘ MÁY TỰ VẬN HÀNH

Một cách lí tưởng, người thông minh sẽ có thể truyền đạt tài năng của mình cho người khác. Nhưng vì họ đã quen làm mọi việc một mình, họ không học được những kĩ năng tối quan trọng để khiến cho doanh nghiệp của mình thành công, bao gồm việc thiết lập một cơ chế "tự động hóa" phân bổ các công việc thành các nhiệm vụ càng chi tiết càng tốt. Là một người thông minh, bạn cần sử dụng trí thông minh và tài năng của mình để chắt lọc những gì tinh túy nhất (từ bộ não của bạn) thành một danh sách, hay một phương pháp sao cho ai cũng có thể học theo được.

QUÁ THÔNG MINH SẼ LÀM HẠI CHÍNH MÌNH

Những người thông minh và tài năng thường có bản năng làm mọi việc một cách bất thường, phức tạp và khác biệt với mọi người. Họ không thích tuân theo nguyên tắc KISS (Keep It Simple, Stupid – Đơn giản hóa việc này đi, đồ ngốc), nguyên tắc cần thiết để làm nên một doanh nghiệp thành công.

Nếu bạn nghĩ đến một dây chuyền lắp ráp ở một nhà máy hiện đại hay sự phổ biến toàn cầu của thương hiệu McDonald’s, cả hai đều có vẻ phức tạp, nhưng trên thực tế, đó chỉ là một chuỗi những công việc cực kỳ đơn giản. Mỗi một công việc được tách thành các nhiệm vụ đơn giản và dễ tuân theo cũng như kiểm soát. Những người thợ ở dây chuyền lắp ráp, lặp đi lặp lại hàng ngày, thực hiện một số công việc đã được chỉ định rõ. Đầu bếp, nhân viên thu ngân và giao hàng của McDonald’s cũng vậy. Họ không phải bỏ ra nhiều công sức, vì mọi việc đã được định rõ ranh giới, quyền hạn và có tiêu chuẩn để đánh giá.

Một vài công ty, tập đoàn lớn và thành công nhất trên thế giới không tuyển nhiều những người thông minh. Thực tế, phần lớn đội ngũ nhân sự của họ gồm toàn những người có năng lực bình thường (và đôi khi là có cả người ngốc nghếch nữa). Những doanh nghiệp thành công này chỉ sở hữu một vài cá nhân đủ thông minh để đặt ra các tiêu chuẩn, thiết lập một bộ máy tự động phân công công việc sao cho phần lớn nhân viên của họ không thể làm hỏng việc.

Vì vậy, sự thông minh hay tài năng không thể giúp bạn, trừ phi bạn biết cách tận dụng chúng để tìm ra cách đơn giản hóa mọi nhiệm vụ có khả năng giúp doanh nghiệp của bạn thành công. Việc này không hề dễ dàng, bởi nó đi ngược lại với tất cả mọi thứ mà bạn đã quen làm và đối lập với cách bạn được dạy dỗ. Tuy nhiên, điều này là cần thiết cho một doanh nghiệp thành công, và nó cũng lý giải tại sao chỉ thông minh và tài năng là không đủ để làm nên một công ty thành công.

CÓ QUÁ NHIỀU THỨ ĐỂ MẤT

Một vấn đề khác với những người thông minh khi khởi nghiệp là họ thường có nhiều thứ để mất. Bạn càng thông minh thì bạn lại có càng nhiều lựa chọn. Bạn sẽ có khả năng làm ra tiền ở rất nhiều lĩnh vực, có nhiều chỗ đứng trên con đường sự nghiệp nơi bạn có thể thăng tiến và kiếm ra nhiều tiền hơn.

Điều này đồng nghĩa với việc khi mở một công ty, bạn có nhiều rủi ro hơn người có ít tiền và có ít lựa chọn. Người ta gọi đây là sự tiến thoái lưỡng nan mang tên “còng tay vàng”. Bởi vì bạn có quá nhiều thứ để mất, cho nên bạn cần một cơ hội kinh doanh đủ lớn để có thể mang lại nhiều thứ hơn cho bạn.

Nếu bạn làm ra 250.000 USD một năm (hoặc có cơ hội có thể đem lại số tiền tương tự), doanh nghiệp của bạn sẽ phải thành công gấp năm lần so với doanh nghiệp của một người kiếm được 50.000 USD một năm. Ngoài ra, việc thành lập nên một công ty có lợi nhuận hàng năm lớn gấp đôi so với lúc bạn kiếm được 250.000 USD/năm khó hơn nhiều nếu bạn chỉ làm ra 50.000 USD/năm.

Vậy nên, với quá nhiều thứ để mất, có nhiều lựa chọn sẵn có và sở thích làm mọi việc theo cách phức tạp, rắc rối, đừng ngạc nghiên khi người “Có Vẻ Sẽ Thành Công Nhất” ở trường của bạn sẽ mãi kẹt trong một công ty nào đó, và những bạn học có năng lực bình thường nhất lại trở nên thành công với việc kinh doanh. 

Author: Carol Roth

Saga.vn - Cổng thông tin điện tử dành cho giới kinh doanh Việt Nam'
-st-

 



Jullyna2713

[[= TA CHẲNG CÓ GÌ ĐỂ MẤT. HÃY TIN VÀO BẢN THÂN VÀ CỨ CỐ GẮNG HẾT MÌNH =]]


 
Các thành viên đã Thank jullyna2713 vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024