Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
16/01/2015 16:01 # 1
jullyna2713
Cấp độ: 8 - Kỹ năng: 6

Kinh nghiệm: 5/80 (6%)
Kĩ năng: 29/60 (48%)
Ngày gia nhập: 04/11/2014
Bài gởi: 285
Được cảm ơn: 179
Nghiên cứu trên người không phải ai làm cũng được!


Thấy các bạn ngoài ngành Y vẫn rất mù mờ về các nghiên cứu lâm sàng và còn động viên những nghiên cứu như thế thì rất nguy hiểm. Bạn ấy cứ cho rằng bị rút bài là do thiếu giấy tờ và tạp chí khác thì không cần giấy tờ đó. Những luận điểm như thế sẽ rất nguy hiểm tới tính mạng của bệnh nhân.

 

 

-Một bạn viết comment:"Đây là bài học đắt giá cho VN và đặc biệt của các tác giả. Việc được chấp nhận trên các tạp chí có IF cao như vậy rất khó. Và lý do bị rút không phải do đạo văn hay giả tạo số liệu. Hy vọng các tác giả chỉnh sửa lại theo yêu cầu rồi gửi lại ở một tạp chí khác, chắc chắn sẽ được chấp nhận. Các nhà nghiên cứu có thể tham khảo về những trường hợp bị rút bài trên trang web retractionwatch. Có những trường hợp bị rút hàng chục bài trên những tạp chí nổi tiếng."

 

 

- Mình trả lời: "SrpingerPlus là tạp chí mới chưa có impact factor và là tạp chí hứng "bài kém hơn" từ những tạp chí khác của Springer trong trường hợp này nên tương lai Impact factor thấp, dự là < 3.

 

 

Với nghiên cứu này tác giả chỉ có vứt vào thùng rác chứ đăng báo nào cũng là vi phạm y đức nghiêm trọng. Tác giả cũng không thể chữa cháy ra hội đồng y đức hay lầy informed consent từ bệnh nhân bổ sung được vì đã làm 4 năm rồi. Cách tốt nhất là yên lặng rút kinh nghiệm và làm lại từ đầu đúng phương pháp."

 

 

- Bạn ấy lại comment tiếp: "Sau sự kiện Seralini và GMO - Cancer tôi thấy chúng ta nên bớt khắc nghiệt với các nhà nghiên cứu trong nước. Các bác đi học tây hay làm việc ở tây lâu thì khả năng được tiếp xúc với các research protocol khá sớm, do đó dễ tránh gặp phải những rắc rối không đáng có như trường hợp bị rút bài của 2 tác giả trên. Tuy nhiên trong nước chưa có môi trường để thực hiện một cách nghiêm túc hơn. Trong nghiên cứu những sai lầm đáng xấu hổ nhất là bịa đặt số liệu, đạo văn và sau đó tìm cách che dấu ngay cả khi bị phát hiện. Nghiên cứu bị rút xuống có triển vọng khá lớn nên tôi vẫn khuyến khích các tác giả gửi lại ở các tạp chí khác vì lý do đó."

 

 

Viết chuyên môn Y học quá các bạn ngoài ngành không hiểu giống như nói về cơ khí máy bay mình cũng ù ù.

 

 

Mình kể chuyện dân gian vậy.

 

 

Giả sử bạn Lê đang ở Biên Hòa, một tối nọ bạn cần đi gấp lên Đà Lạt, bạn ra Quốc Lộ 1 đón xe bus 50 chỗ ngồi. Bạn ngủ tới sáng thì tới Đà Lạt rồi, nhưng xe bị cảnh sát chặn lại và phát hiện ra người lái xe là ông chủ xe, vì bác tài xế bị bận đột xuất mà ông chủ leo lên lái xe. Ông chủ chưa từng lái xe 4 bánh bao giời. Bảo đảm bạn Lê nghe xong là cho rằng mình may mắn nguyên đêm không bị ông chủ xe cho xe xuống vực hay lao vào xe tải khác. Ngoài ra, xe bus 50 chỗ này là xe tự chế lại và xe chạy không qua bến xe mà ta gọi là xe dù. Khi hỏi lý do thì ông này ngây ngô bảo rằng xe tui đã đăng ký và được chấp nhận biển số (tác giả bài báo cũng ngộ nhận rằng chỉ cần xin được số đăng ký là làm thử nghiệp trên người thoải mái). "Tui cứ tưởng rằng có biển số xe là tui cứ chạy, không chạy thì tội nghiệp hành khách của tui".

 

 

Tui diễn nôm na câu chuyện của 2 tác giả như trường hợp như thế, báo chí là đã nhẹ nhàng với 2 vị nhiều lắm đấy. Vì ông chủ xe này và 2 vị tác giả có các sai phạm nghiêm trọng như sau:

 

 

-Không có bằng lái hay Y khoa hành nghề mà lại làm chủ sinh mạng mấy chục người.

-Xe/hay nghiên cứu chưa qua kiểm duyệt xem có an toàn cho người bệnh hay hành khách hay không?

-Kinh doanh trái phép với chủ xe; lấy tiền thuốc trái phép với bệnh nhân khi mà không có ghi tài trợ, ai trả tiền cho thuốc, xét nghiệm?

-Giả sự có sự cố (như shock phản vệ) thì đi tù mọt gông hay lại thêm vụ Cát Tường. 

-Ai đảm bảo là không có sự cố sau khi dùng thuốc tự chế của tác giả? vài tháng sau? vài năm sau? Ngay cả toa thuốc mà bạn trước khi uống bạn cũng phải tra cứu xem nó thế nào, như thế nào bạn đi uống thuốc của anh Thủy sản bào chế? Thuốc có thử nghiệm trên chuột chưa? nếu thuốc là từ Y học cổ truyền thì bằng chứng đâu? Bên Y học cổ truyền họ kiểm tra và bào chế?

 

 

 Bạn Lê so sánh sự cố ông Seralini hoàn toàn không phù hợp: trong khi sự cố của ông Seralini có thể xem như nghiên cứu của bạn tuyên bố 1 câu là "xăng của tập đoàn dầu khí VN kém chất lượng và làm mau hư xe hơn là xăng nhập khẩu". Nghiên cứu của bạn tất nhiên sẽ bị nhà nước nghi ngờ là thiết kế sai và rút bài, nhưng bạn có thể gởi đăng báo nước ngoài. Vì vậy 2 chuyện hoàn toàn khác nhau. Bài báo của 2 vị kia là phải dấu ngay vào, nếu có muốn làm lại thì ĐH Quốc Tế phải kiểm soát đàng hoàng, phải làm trong 1 bệnh viện uy tín với các bác sĩ đã có kinh nghiệm nghiên cứu trên người.



Jullyna2713

[[= TA CHẲNG CÓ GÌ ĐỂ MẤT. HÃY TIN VÀO BẢN THÂN VÀ CỨ CỐ GẮNG HẾT MÌNH =]]


 
Các thành viên đã Thank jullyna2713 vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024