Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
28/12/2014 14:12 # 1
jullyna2713
Cấp độ: 8 - Kỹ năng: 6

Kinh nghiệm: 5/80 (6%)
Kĩ năng: 29/60 (48%)
Ngày gia nhập: 04/11/2014
Bài gởi: 285
Được cảm ơn: 179
Tổng kết câu hỏi trong chuyên đề thảo luận rắn lục đuôi đỏ của Clb Sáng tạo trẻ


Trong những ngày qua, dư luận trước nạn Rắn lục đuôi đỏ tại các tỉnh miền Trung( Nghệ An, Đà Nẵng, Quảng Ngãi,..) đang dần lắng xuống; tuy vậy, trên thực tế, sự im lặng này này chỉ là đang tạm thời và khó đoán trước được. Vẫn có người dân bị Rắn lục đuôi đỏ tấn công, tuy nhiên người dân không còn phản ứng rầm rộ như trước.

Ngày 6/12/2014, Clb Sáng tạo trẻ đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề "Rắn lục đuôi đỏ_hiện tượng và giải pháp" tập trung vào cách phòng tránh và xử lý khi bị Rắn lục đuôi đỏ cắn; buổi sinh hoạt chuyên đề cũng đã giải quyết 1 số tư duy sai lầm do sự đưa tin không rõ ràng của các nhà báo không thuộc chuyên ngành dẫn đến sự sai lệch trong lúc khẩn cấp cần sơ cứu. Sau buổi sinh hoạt, đã có rất nhiều thắc mắc của các bạn sinh viên và các ý kiến đóng góp của các giảng viên chuyên ngành, cán bộ y tế của trường được gửi lên. Clb Sáng tạo trẻ đã tổng hợp các câu hỏi và tìm hiểu để chuyên đề có thể phát triển thành 1 đề tài nghiên cứu khoa học hoàn thiện. Dưới đây là tổng kết ý kiến đóng góp và câu hỏi của các giảng viên, cán bộ y tế và các bạn tham gia:

-  Về vấn đề băng ép: Băng ép khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn nhưng các loại rắn lục khác thì không. Các trang truyền thông và báo mạng không chuyên ngành đã nêu không rõ ràng về vấn đề này dẫn đến rất nhiều người suy nghĩ sai lầm rằng khi bị Rắn lục đuôi đỏ cắn thì không băng ép.

- Sv1: Để phân biệt rắn độc và rắn ko độc dựa vào vết cắn của rắn (rắn độc có dấu 2 răng nanh, rắn ko độc ko có răng nanh), điều đó là đúng hay sai?

Trả lời: Đúng

- Sv2: Giết rắn ở vị trí nào thì hợp lý nhất?

Trả lời: Khi gặp rắn, nếu có thể thì tốt nhất là nên bỏ chạy, như đối với một số loại Rắn hổ mang, chúng có khả năng phun độc bằng mắt nên việc đứng lại để giết rắn là rất nguy hiểm. Đối với Rắn lục đuôi đỏ, nếu trong trường hợp bắt buộc thì có thể giết ở bất kỳ vị trí nào mà thuận tiện nhất trong trường hợp đó để tránh gặp nguy hiểm nhưng sau đó phải tấn công vào đầu rắn vì loài Rắn lục đuôi đỏ này sau khi chết 15 đến 20 phút vẫn có phản xạ ở não gây cắn người.

- Sv3: Cây chanh dây, dàn hoa thiên lý có thể đuôi được rắn là do hương thơm của hoa hay vì lý do nào khác?

Trả lời: Đây là thông tin theo cảm tính được truyền miệng mà chưa có bằng chứng rõ ràng .

- Sv4: Nọc độc của rắn đủ để giết bao nhiêu người?

Trả lời: Ngay khi cắn thì nọc độc của rắn chưa thể làm chết người, sau khi vào cơ thể qua chuyển hóa mới gây nên tác dụng chết người nếu không cứu chữa kịp. Bên cạnh đó, lượng nọc độc trong 1 cá thể rắn còn tùy thuộc nhiều vào tuổi của rắn, giới tính ( rắn cái có nọc đọc hơn rắn đực), cơ thể của từng cá thể vậy nên ko thể trả lời chính xác lượng độc của nó có thể giết chết được bao nhiêu người.

-  Sv5: Có loài nào ăn thịt loài Rắn lục đuôi đỏ này không?

Trả lời: Chim bìm bịp, nhím, chim ưng...

- Sv6: Nếu bây giờ chúng ta bắt giết rắn lục đuôi đỏ nhiều, ồ ạt cũng sẽ dẫn tới mất cân bằng sinh thái vì rắn cũng là một sinh vật. Vậy xử lý rắn như vậy đã tối ưu chưa?

Trả lời: Trong tình hình hiện nay thì việc rắn xuất hiện nhiều ở 1 số khu vực trong nước với nguyên nhân không phải là để tiêu diệt sinh vật khác mà do tình hình khí hậu, nuôi thả... thì việc xuất hiện này là đang mất cân bằng sinh thái. Vậy, việc bắt giết rắn hiện nay là đang lập lại cân bằng sinh thái.

- Sv7: Khi rắn sống bỏ vào rươu ngâm, có thể mấy ngày hoặc có thể mười mấy ngày đậy kín mà khi mở ra nó vẫn có thể cắn người là vì sao?

Trả lời: Như phía trên đã trả lời là rắn có phản xạ não sau khi chết 1 thời gian. Bên canh đó, cũng có thể trường hợp là người ta ngâm rắn không ngập đầu và dù chỉ có rất ít không khí thì nó vẫn có thể sống bình thường.

- Ts. Lê Thành Đô: Nọc độc của rắn lục đuôi đỏ chỉ gây rối loạn đông máu do đó nó chủ yếu là gây tác dụng tại chỗ nên khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn thì phải tuyệt đối cố định vết thương.

-Jullyna2713-


Jullyna2713

[[= TA CHẲNG CÓ GÌ ĐỂ MẤT. HÃY TIN VÀO BẢN THÂN VÀ CỨ CỐ GẮNG HẾT MÌNH =]]


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024