Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
13/06/2014 16:06 # 1
quynhdtu
Cấp độ: 17 - Kỹ năng: 12

Kinh nghiệm: 120/170 (71%)
Kĩ năng: 34/120 (28%)
Ngày gia nhập: 01/04/2011
Bài gởi: 1480
Được cảm ơn: 694
Nợ xấu ngân hàng


Để đánh giá đúng chất lượng của các tài sản Có của tổ chức tín dụng (ngân hàng, công ty tài chính…), các khoản cho vay/cấp tín dụng (thường được gọi với tên thông dụng là các khoản nợ) và cam kết ngoại bảng (bảo lãnh, chấp nhận thanh toán, cam kết cho vay không hủy ngang…) được phân loại từ Nhóm 1 - 5 và được trích lập dự phòng rủi ro tương ứng.

Nợ xấu dùng để chỉ các khoản nợ phân loại vào các nhóm 3, 4 và 5.

Nợ xấu về bản chất là khái niệm dùng để chỉ các khoản nợ cho vay khách hàng đang đối diện với rủi ro cao trong việc thu hồi nợ gốc và lãi vay do khách hàng gặp khó khăn.

Hệ thống quy định của Việt Nam hiện tại đánh giá rủi ro này chủ yếu dựa trên số ngày quá hạn trong việc trả nợ vay.

Tuy nhiên, giới chuyên môn cũng ghi nhận nhiều trường hợp các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ (giãn nợ) hay ký hợp đồng vay mới (đảo nợ) để không phải ghi nhận vào nợ xấu.

 

Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ giữa nợ xấu so với tổng nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5. Trong khi đó, khái niệm Tỷ lệ cấp tín dụng xấu được mở rộng hơn, là tỷ lệ giữa tổng nợ và cam kết ngoại bảng từ nhóm 3 đến nhóm 5 so với tổng nợ và các cam kết ngoại bảng từ nhóm 1 đến nhóm 5.

Dưới đây là phương pháp phân loại nợ theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước thay thế cho Quyết định 493 ban hành năm 2005. Cách phân loại các khoản mục cam kết ngoại bảng cũng được thực hiện với nguyên tắc tương tự.

Cách phân loại này khác biệt với các hướng dẫn của IFRS và thường được cho là không thể hiện đầy đủ rủi ro nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam. 

Các khoản nợ xấu phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng (cụ thể) cao hơn rất nhiều so với các nhóm nợ 1 và 2. 

Nhóm nợ

Phương pháp định lượng

Phương pháp định tính

1 – Nợ đủ tiêu chuẩn (Current)

Nợ trong hạn, hoặc quá hạn dưới 10 ngày.

Có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn

2 – Nợ cần chú ý (Special mentioned)

Quá hạn từ 10 - 90 ngày; Nợ điều chỉnh hạn trả nợ lần đầu.

Có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi, nhưng có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ.
 

3 – Nợ dưới tiêu chuẩn ( Sub-standard)

Quá hạn từ 91 - 180 ngày; Nợ gia hạn nợ lần đầu; Miễn hoặc giảm lãi.

Không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Có khả năng tổn thất.

4 – Nợ nghi ngờ ( Doubtful)

Quá hạn từ 181 - 360 ngày;

Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, nhưng lại tiếp tục quá hạn dưới 90 ngày;

Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai…

Có khả năng tổn thất cao.

5 – Nợ có khả năng mất vốn (Bad)

Nợ quá hạn trên 360 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, nhưng lại tiếp tục quá hạn từ 90 ngày trở lên;

Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai nhưng lại quá hạn;

Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên…

Không còn khả năng thu hồi, mất vốn.


 



You can if you think you can

Smod "Góc Học Tập"

Skype: mocmummim

Email: phanthiquynh.qnh3@gmail.com

FB: facebook.com/phan.quynh.96


 
10/10/2014 10:10 # 2
lankhoa_2013
Cấp độ: 4 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 29/40 (72%)
Kĩ năng: 9/10 (90%)
Ngày gia nhập: 11/09/2014
Bài gởi: 89
Được cảm ơn: 9
Phản hồi: Nợ xấu ngân hàng


Nợ nghi ngờ 

co vi du minh hoa cu the cho truong hop nay khong ban | sản phẩm dưỡng da




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024