Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
08/05/2014 09:05 # 1
anhtaicit
Cấp độ: 25 - Kỹ năng: 23

Kinh nghiệm: 137/250 (55%)
Kĩ năng: 210/230 (91%)
Ngày gia nhập: 13/01/2010
Bài gởi: 3137
Được cảm ơn: 2740
Đặc sản khó quên đất Quảng Bình


Mảnh đất Quảng Bình một thời oằn mình trong mưa đạn chiến tranh nay đã trở thành nơi yên bình tươi đẹp với những đặc sản khó quên.
Quảng Bình không chỉ có động Phong Nha, hang Sơn Đoòng, có núi có biển nên thơ mà hùng vĩ. Mảnh đất miền Trung còn có  vô số đặc sản hấp dẫn níu chân du khách.

1. Cháo canh



Gọi là cháo nhưng nguyên liệu chính của cháo canh lại là những sợi mì trắng dai làm từ bột gạo. Cháo canh là một trong những đặc sản Quảng Bình cũng như phở Hà Nội hay bún bò Huế. Có người gọi là cháo bánh canh hay bánh canh Quảng Bình bởi thành phần của nó là những sợi như bánh canh gạo. Sợi bánh canh không mềm như bún, thậm chí khá to và cứng nhưng mang hương vị miền Trung rất đặc trưng kết hợp với nước dùng đậm đà gồm cá, tôm, thịt heo nạc mang tới vị thơm, ngọt, bùi khó quên.

2. Bánh xèo

Khác tất cả các loại bánh xèo thường thấy, bánh xèo Quảng làm bằng bột gạo lứt màu đỏ đặc trưng với những hoa văn nổi đều đẹp. Bánh xèo Quảng Bình có màu đậm, đế dày và chắc nên mang nhiều nét của bánh khoái miền Trung hơn. 



Bánh xèo Quảng Bình nhất thiết phải ăn kèm nhiều nguyên liệu đặc sắc khác như cá chuối, nộm, rau sống. Trong đó, có món “cá chuối” thật đặc biệt. Đó không phải tên một loại cá mà là chuối sứ bánh tẻ gọt vỏ, ngâm với phèn hoặc chanh rồi thái nhỏ, luộc chín, uốn thành hình con cá, nhúng qua vào bát gia vị. Nộm gồm giá, rau két và vừng. Bánh xèo cuốn rau sống, cá chuối, nộm, rồi kẹp bánh đa kèm nước chấm ngon.

3. Khoai deo



Vị dẻo thơm, bùi béo của khoai deo là hương vị không thể quên với bất cứ du khách nào từng ghé thăm mảnh đất này. Khoai deo ngon thường được chế biến từ loại khoai lang đỏ trồng trên đất thịt, sau khi luộc xong sẽ cắt thành từng lát và phơi khô khoảng 10 đến 12 nắng, độ dẻo của lát khoai tùy thuộc vào số lần phơi nắng ít hay nhiều. Vì hình dạng giống như củ sâm, lại chứa nhiều dưỡng chất nên khoai deo được người dân Quảng Bình ưu ái đặt cho tên "sâm đất". Miếng khoai deo mềm dẻo, ngọt nhẹ, ăn rất thơm miệng là thức quà quê mộc mạc mà Quảng Bình dành tặng du khách ghé thăm.

4. Lẩu cá khoai

Các quán ở Đồng Hới chuyên món lẩu cá khoai (có nơi gọi cá cháo). Chỉ cần nhìn tô cá đã ướp gia vị mang ra để trên bàn thôi thì nước miếng cũng đã chảy. Từng khúc cá trắng nõn nà, mũm mĩm như thách thức, khêu gợi. Cá được làm sạch, bỏ đầu, ruột, cắt đôi. Ướp cá khoai chỉ cần các loại gia vị bình thường như muối, ớt, bột ngọt nhưng luôn phải có thật nhiều cây nén (thuộc họ hành tỏi) được cắt mịn cả lá và củ nhỏ.



Còn nồi nước lẩu gồm các loại như cà chua, khế, nấm, chua me, măng chua, dưa cải. Kể ra đơn giản nhưng không phải vị chỗ nào cũng ngon mà còn phụ thuộc vào bàn tay người chế biến. Một yếu tố quyết định nữa là cá phải thật tươi.

5. Đèn biển



Đèn biển là loài rắn biển thân nhỏ, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng. Tiết đèn biển được hòa với rượu, có vị chan chát mà ấm nồng. Thịt đèn biển có thể chiên, nấu cháo, xào sả ớt, hầm thuốc bắc hay băm nhỏ cuốn lá lốt, làm ram. Món nào cũng thơm ngon tuyệt hảo và rất khó quên.

6. Nấm tràm

Nấm tràm là một đặc sản Quảng Bình, thường mọc trên sườn các gò đồi hay dọc theo ven bờ của những con suối, có hình tròn như quả trứng gà, nhìn béo múp, có màu tím đậm, mỗi năm chỉ có hai mùa vào khoảng tháng 4 và tháng 7, tháng 8 âm lịch. 



Nấm tràm có thể chế biến được nhiều món như nấu cháo, xào với các thực phẩm khác, nhưng có lẽ món ăn phổ biến, quen thuộc nhất với người dân Quảng Bình vẫn là canh nấm tràm. Nấm tràm có vị đắng, khiến canh nấm cũng có vị tương tự nhưng không ít người ghiền cái vị đắng đặc trưng đó.

7. Mắm lẹp

Cá lẹp là một loại cá con nhỏ, mình lép kẹp đúng tên gọi của nó; thân mềm nhũn do bộ xương hom không cứng, thịt lại nhão do quá nhiều mỡ. Tuy vậy, người Quảng Bình đã dùng cá lẹp muối làm mắm và nướng tươi trên than lò, thì cá lẹp trở thành một món ăn ngon tuyệt vời. 



Mắm cá lẹp, thường được gọi là mắm xổi, nghĩa là một thứ cá trộn muối, chỉ ép lại vài ba hôm đã ra thành phẩm. Mắm lẹp um mỡ, hành, kẹp với rau mưng là một loại rau rừng, thân cây to, mọc thẳng bờ sông, bờ suối, bờ khe núi, mùa đông rụng lá, mùa xuân đâm chối, lá non của cây mưng có vị chát, ăn với mắm lẹp rất hợp.

8. Cá nghéo bao tử

Cá nghéo thuộc họ cá xương sụn như cá mập, đẻ con chứ không đẻ trứng. Cá nghéo toàn thịt, gan béo, thịt ngon, tuy da có nhám (do đó gọi là cá nhám), có tanh, nhưng cạo da bằng nước sôi thì cá nghéo không còn hôi tanh nữa, thịt lúc ấy trắng như bông, mới nhìn đã thấy thích.



Cá nghéo làm gỏi ăn với nước lèo, rau sống, nhấm rượu là một món ’’nhậu’’ đẹp, còn như kho với nghệ, mật, gừng là món ăn bổ âm. Các nhà lương y ở Đồng Hới khuyên người bệnh nghèo nên ăn cá nghéo bao tử sau khi lành bệnh, không cần uống thuốc bổ, tốn tiền.

9. Chắt chắt bánh tráng

Chắt chắt là tên gọi một loại hến ở cửa sông. Chắt chắt rửa kĩ, luộc qua cho há vỏ, lấy nhân làm món chắt chắt bánh tráng rất ngon. Thịt chắt chắt cho gia vị đầy đủ, xào qua với dầu ăn, đem xúc bánh tráng như kiểu hến xúc bánh tráng ở Huế. Nhưng vị của chắt chắt lạ hơn do nó sinh ra ở nơi giao thoa giữa nước ngọt và mặn.



Khi ăn, không cần muỗng chén, chỉ cần bẻ bánh tráng cầm xúc chắt chắt, cho lên miệng kèm miếng rau thơm là đủ. Cái giòn thơm mùi vừng của bánh tráng, beo béo đậm đà của gia vị, dai dai, ngầy ngậy của chắt chắt thật khiến người ta khó kiềm lòng.

Depplus.vn/MASK (T.H)

 



Contact me : 
anhtaicit

Mail : anhtai.cit@gmail.com
Yahoo / Skype : newstars_19889


Không nghe phò kể chuyện
Không nghe nghiện trình bày
Không nghe say chém gió
Không nghe chó sủa linh tinh

 
Các thành viên đã Thank anhtaicit vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024