Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
12/11/2012 19:11 # 1
hyebin
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 11

Kinh nghiệm: 105/130 (81%)
Kĩ năng: 75/110 (68%)
Ngày gia nhập: 04/09/2011
Bài gởi: 885
Được cảm ơn: 625
[Thảo Luận] PT ND quy luật về sự phù hợp của qh sx với tc và trình độ của ll sx.Rút ra ý nghĩa của việc vdung quy luật này trong thực tiễn ở nước ta hiện nay.


Phân tích nội dung quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Từ đó rút ra ý nghĩa của việc vận dụng quy luật này trong thực tiễn ở nước ta hiện nay.

 

 

Bất cứ phương thức sản xuất ở một giai đoạn phát triển lịch sử nào cũng đều bao gồm hai mặt: Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Lực lượng sản xuất - là biểu hiện mối quan hệ giữa người và tự nhiên trong quá trình sản xuất; quan hệ sản xuất - là biểu hiện mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất. C.Mác đã chỉ rõ: “Trong sản xuất, con người không chỉ có quan hệ với tự nhiên mà còn phải có những mối liên hệ và quan hệ nhất định với nhau, và chỉ trong phạm vi những mối liên hệ và quan hệ xã hội đó thì mới có tác động vào tự nhiên, vào sản xuất được”.

Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất, chúng phản ánh hai mối quan hệ khác nhau, đặc trưng phát triển không giống nhau, nhưng chúng có mối liên hệ hữu cơ không thể tách rời và tác động biện chứng lẫn nhau hình thành quy luật xã hội phổ biến của toàn bộ lịch sử loài người: Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Quy luật này vạch rõ sự quy định, phụ thuộc lẫn nhau giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, trong đó lực lượng sản xuất giữ vai trò quyết định.

- Kết cấu của lực lượng sản xuất:

Lực lượng sản xuất bao gồm ba yếu tố cấu thành: Người lao động (lứa tuổi, sức khỏe, trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo, năng lực), tư liệu sản xuất và khoa học kỹ thuật công nghệ. Trong đó người lao động là nhân tố quyết định của lực lượng sản xuất.

- Tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất:

Tính chất của lực lượng sản xuất là tính chất của tư liệu sản xuất và của lao động, là kết tinh sức lao động xã hội trong từng đơn vị sản phẩm do quá trình sản xuất tạo ra. Nếu công cụ thủ công thì lực lượng sản xuất có tính chất cá nhân, nếu công cụ là máy móc thì lực lượng sản xuất mang tính chất xã hội hóa.

Trình độ của lực lượng sản xuất là trình độ phát triển của công cụ lao động, của kỹ thuật, trình độ kinh nghiệm, kỹ năng lao động của người lao động, qui mô sản xuất, trình độ phân công lao động xã hội…

- Quan hệ sản xuất hình thành, biến đổi và phát triển dưới ảnh hưởng quyết định của lực lượng sản xuất.

Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định rằng sự thay đổi và phát triển của bất cứ một phát triển sản xuất nào bao giờ cũng bắt đầu bằng sự thay đổi và phát triển của các lực lượng sản xuất.

Trong quá trình sản xuất để đạt được năng suất lao động cao hơn, con người luôn luôn tìm cách cải tiến công cụ lao động và chế tạo ra những công cụ lao động mới tinh xảo hơn. Cùng với sự biến đổi và phát triển của công cụ lao động, kinh nghiệm sản xuất, kỹ năng lao động, kiến thức khoa học,.. của người lao động cũng không ngừng tăng lên.

Mặt khác, trong cấu trúc của phương thức sản xuất thì lực lượng sản xuất là nội dung còn quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của nó, trong mối quan hệ đó nội dung là quyết định. Nội dung biến đổi kéo theo sự biến đổi của hình thức.

Do đó lực lượng sản xuất là yếu tố động nhất, không ổn định nhất, yếu tố cách mạng nhất của quá trình sản xuất vật chất. Sự biến đổi của lực lượng sản xuất, trước hết là sự biến đổi của công cụ sản xuất đã dẫn đến sự biến đổi trong các quan hệ sản xuất giữa người và người. Điều đó cho thấy công cụ sản xuất không những là thước đo trình độ phát triển của các lực lượng sản xuất, mà còn là dấu hiệu báo trước quan hệ xã hội, quan hệ kinh tế giữa người với người cũng biến đổi theo. C.Mác viết: “Phương thức sản xuất, những quan hệ trong đó các lực lượng sản xuất phát triển, đều không phải là những quy luật vĩnh viễn, mà chúng thích ứng với sự phát triển nhất định của con người và của những lực lượng sản xuất của con người, và một sự thay đổi trong lực lượng sản xuất của con người tất phải dẫn đến một sự thay đổi trong những quan hệ sản xuất của con người” (C.Mác, Ăngghen tuyển tập, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1980, T.1, tr.396).

Điều đó chứng tỏ sự phát triển của lực lượng sản xuất thì quan hệ sản xuất cũng phát triển theo cho phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Sự phù hợp đó là động lực nội tại thúc đẩy lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, lực lượng sản xuất có xu hướng phát triển nhanh hơn, còn quan hệ sản xuất lại tương đối ổn định. Khi lực lượng sản xuất phát triển lên một trình độ mới, quan hệ sản xuất không còn phù hợp với nó nữa, trở thành chướng ngại đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất, làm nảy sinh mâu thuẫn gay gắt giữa hai mặt của phương thức sản xuất. Một cách tất yếu là quan hệ sản xuất cũ bị xóa bỏ, quan hệ sản xuất mới hình thành phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất đã phát triển, mở đường cho lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển.

Quan hệ sản xuất cũ bị xóa bỏ, quan hệ sản xuất mới hình thành, cũng đồng thời sự diệt vong của phương thức sản xuất lỗi thời và sự ra đời của phương thức sản xuất mới. Trong xã hội có giai cấp đối kháng, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mới và quan hệ sản xuất lỗi thời là cơ sở khách quan của cuộc đấu tranh giai cấp, đồng thời là tiền đề của các cuộc cách mạng xã hội.

Sự tác động của quy luật nói trên trong lịch sử đã làm cho xã hội chuyển từ hình thái kinh tế-xã hội thấp lên hình thái kinh tế-xã hội cao hơn một cách biện chứng.

- Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất:

Trong cấu trúc của phương thức sản xuất thì quan hệ sản xuất là hình thức xã hội mà lực lượng sản xuất luôn luôn phải dựa vào để phát triển. Tất nhiên quan hệ sản xuất thường xuyên tác động trở lại với lực lượng sản xuất: có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Theo tính tất yếu khách quan, quan hệ sản xuất lỗi thời sẽ bị thay thế bằng một quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.

Quan hệ sản xuất có thể tác động trở lại đối với lực lượng sản xuất, bởi vì quan hệ sản xuất quy định tính mục đích của quá trình sản xuất vật chất, quy định hệ thống tổ chức quản lý sản xuất và quản lý xã hội, quy định phương thức phân phối của cải mà người lao động trực tiếp được hưởng. Tất cả những yếu tố nói trên lại ảnh hưởng và quy định thái độ của quần chúng lao động - lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội.

Quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng sản xuất theo chiều hướng tích cực, khi quan hệ sản xuất là một hệ thống hoàn chỉnh gồm cả ba mối quan hệ: sở hữu tư liệu sản xuất, tổ chức và quản lý sản xuất, phân phối sản phẩm, đều phù hợp với tính chất (trình độ) của lực lượng sản xuất.

Sự tác động của quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất vào lịch sử đã đưa xã hội loài người phát triển qua các phương thức sản xuất: công xã nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa trong tương lai.

Lịch sử xã hội loài người nói chung phát triển tuần tự từ thấp lên cao, nhưng thực tiễn lịch sử đã chứng minh rằng nhiều nước đã bỏ qua một số phương thức sản xuất để tiến lên phương thức sản xuất cao hơn.

Ở Việt Nam, để xây dựng phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa, chúng ta chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Như vậy việc bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa về thực chất là bỏ qua chế độ chính trị tư bản, chúng ta lại kế thừa những giá trị của chủ nghĩa tư bản với tư cách là lực lượng sản xuất, để hướng nền sản xuất đi lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.




                        

yh : yindoo.nguyen@yahoo.com   mail : Maitu1612@gmail.com

 


 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024