Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
12/11/2012 19:11 # 1
hyebin
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 11

Kinh nghiệm: 105/130 (81%)
Kĩ năng: 75/110 (68%)
Ngày gia nhập: 04/09/2011
Bài gởi: 885
Được cảm ơn: 625
[Thảo Luận] Nguồn gốc bản chất của ngôn ngữ


 

Nguồn gốc và bản chất của  ngôn ngữ

 

Angghen từng nhận xét: trải qua hàng ngàn năm đấu tranh, bàn tay hoàn toàn khac với bàn chân, với tư thế con người đứng thẳng dẫn tới việc con người hoàn toàn tách khỏi khỉ. Đồng thời với quá trình đầu óc và tiếng nói cũng phát triển

Ngôn ngữ chỉ xuất hien khi có sự tđ tương hổ giữa lđ và tư duy, nghĩa là bộ óc pt. Điều đó được Awngghen khẳng định trong cuốn " Vai trò của lđ trog sự chuyển biến từ v thành ng": Trc hết là lđ sau lđ và đồng thời với lđ là ngôn ngữ: đó là 2 sức kích thích chủ yếu đã ảnh hưởng đến bộ óc của con người. Như vậy, có thể nói lđ đã tạo ra con ng và tạo ra tiền đề cb về mặt sih lý học để nn có thể pt

Mặt khác, do lđ bao h cũng mag tính tập thể nên nhu cầu giao tiếp, liên hệ giữa con người trở thành nhu cầu bức bách, vì vậy p tiện gt đã ra đời đó là ngôn ngữ.

Như vậy, nhờ lao đọng mà ngôn ngữ ra đời với bản thân con người và trở thành công cụ giao tiếp của con người và động lực thúc đẩy quá trình phát triển lao động sản xuất,văn hóa và xã hội không ngừng đổi mới

1. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội

Ngôn ngữ chỉ sinh ra và phát triển trong xã hội loài người. Bên ngoài xã hội, ngôn ngữ không thể phát sinh.

Ngôn ngữ không phải là hiện tượng của cá nhân tôi hay cá nhân anh mà là của chúng ta. Đối với mỗi cá nhân, ngôn ngữ như một thiết chế xã hội chặt chẽ, được giữ gìn và phát triển trong kinh nghiệm, trong truyền thống chung của cả cộng đồng.

Ngôn ngữ cũng không phải là hiện tượng sinh vật vì nó không mang tính di truyền.

Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt. Nó không thuộc về kiến trúc thượng tầng của riêng một xã hội nào. Ngôn ngữ không mang tính giai cấp.

2. Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng

Ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp và là công cụ của tư duy.

“Hoạt động ngôn ngữ có một mặt cá nhân và một mặt xã hội, và không thể quan niệm mặt này mà thiếu mặt kia được”.

“Tất nhiên, hai đối tượng này gắn bó khăng khít với nhau và giả định lẫn nhau: ngôn ngữ là cần thiết để cho lời nói có thể hiểu được và gây được tất cả những hiệu quả của nó; nhưng lời nói lại cần thiết để cho ngôn ngữ được xác lập; về phương diện lịch sử, sự kiện của lời nói bao giờ cũng đi trước (...) Cuối cùng, chính lời nói làm cho ngôn ngữ biến hoá.”

Ngôn ngữ (langue) được thực tại hoá trong lời nói (parole); và lời nói chính là ngôn ngữ đang hành chức, đang được dùng để giao tiếp giữa người với người.

3. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu, có bản chất tín hiệu

Ngôn ngữ là sự hợp nhất của cái biểu hiện (vỏ âm thanh) và cái được biểu hiện (khái niệm về sự vật, hiện tượng được phản ánh, gọi tên). Hai mặt này không bao giờ tách nhau nhưng lại có quan hệ võ đoán với nhau. Mặt biểu hiện của ngôn ngữ mang tính hình tuyến.

Ngay từ đầu, ngôn ngữ đã đồng thời là tín hiệu, mang bản chất tín hiệu. Chính bản chất tín hiệu của ngôn ngữ, với tất cả những đặc trưng riêng biệt và tính phức tạp trong hệ thống tổ chức của mình, là một nhân tố trung tâm bảo đảm nó trở thành phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người.

 




                        

yh : yindoo.nguyen@yahoo.com   mail : Maitu1612@gmail.com

 


 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024