Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
10/04/2014 11:04 # 1
Akuma
Cấp độ: 19 - Kỹ năng: 16

Kinh nghiệm: 53/190 (28%)
Kĩ năng: 72/160 (45%)
Ngày gia nhập: 25/09/2010
Bài gởi: 1763
Được cảm ơn: 1272
Một số phần mềm giúp chạy đa nhiệm tốt hơn trên máy tính bảng Android


(Tinh Tế)

Android_da_nhiem_may_tinh_bang.


Máy tính bảng là một thiết bị có màn hình tương đối rộng rãi và chúng ta hoàn toàn có thể làm được nhiều việc cùng lúc trên một giao diện duy nhất. Tuy nhiên, hầu hết các ứng dụng hiện nay dành cho tablet Android nói riêng và máy tính bảng nói chung vẫn chưa tận dụng được lợi thế màn hình lớn của dòng thiết bị này. Chúng ta vẫn phải thường xuyên đổi qua đổi lại giữa các app với nhau nên khá mất thời gian, trải nghiệm thì không được xuyên suốt và đôi khi khá… bực mình. Hôm nay mình xin chia sẻ với anh em một số ứng dụng giúp chúng ta chạy đa nhiệm trên tablet Android một cách hiệu quả hơn trong những cửa sổ tương tự như khi xài máy tính. Nếu anh em có thêm phần mềm nào hay muốn đóng góp thì rất hoan nghênh và hãy chia sẻ ngay trong topic này nhé.

Multi Tasking

Phần mềm này mình đưa lên đầu bởi vì nó là app đa nhiệm mà mình đánh giá là dễ dùng nhất và cho hiệu quả cao nhất. Một số ứng dụng mà Multi Tasking hỗ trợ chạy ở dạng cửa sổ đó là trình duyệt, app máy tính, lịch, camera, la bàn số, chuyển đổi đơn vị tiền tệ, trình duyệt file, app xem ảnh, app bản đồ, app điều khiển việc chơi nhạc, trình thu âm, app ghi chú cũng như trình xem video. Để khởi chạy những app này, tất cả những gì chúng ta cần làm là trượt ngón tay từ cạnh trái màn hình vào trong, chọn ứng dụng mong muốn là nó sẽ ngay lập tức hiện trên màn hình.
 

MultiTasking_1.

Mình thấy rằng những app đa nhiệm của Multi Tasking khi kết hợp với các app toàn màn hình bình thường thì có thể phục vụ hầu hết nhu cầu sử dụng của anh em. Ví dụ, mình thường mở app Facebook, sau đó xài Multi Tasking để chạy trình duyệt lên để vừa lướt web vừa có thể xem cập nhật trên mạng xã hội này. Đôi khi trong công việc mình cũng phải vừa biên tập văn bản bằng QuickOffice vừa phải đổi đơn vị tiền tệ bằng app của Multi Tasking. Tất nhiên, chúng ta vẫn có thể mở hai hoặc nhiều ứng dụng nhỏ của Multi Tasking và chạy chúng song song nhau, không cần phải có app lớn bên dưới.

Với mỗi cửa sổ, Multi Tasking cho phép chúng ta di chuyển nó đến vị trí mong muốn (nhấn vào thanh tiêu đề rồi kéo đến chỗ mới), điều chỉnh kích thước (kéo biểu tượng tam giác màu xanh), tinh chỉnh độ trong suốt, đóng cửa sổ, thậm chí còn có chế độ phóng to y hệt như trên Windows. Anh em có thể nhấn vào nút ba chấm ở góc trên bên trái mỗi cửa sổ để truy cập vào những thiết lập này.

Tải về Multi Tasking (miễn phí)

MultiTasking_2.

Quickly Notification Shortcut

Ứng dụng này tương tự như Multi Tasking, tuy nhiên nó có cách khởi chạy khác: từ thanh thông báo của hệ thống. Mỗi khi bạn cần chạy app đa nhiệm thì bạn có thể kéo thanh thông báo xuống rồi chọn lấy biểu tượng tương ứng. Điểm yếu của Floating Apps đó là nó không hỗ trợ nhiều ứng dụng đa nhiệm như bên Multi Tasking, chỉ có mỗi trình duyệt và phần mềm ghi chú. Bù lại, chúng ta có thêm khả năng chạy các widget trong nhiều cửa sổ khác nhau. Vâng, bạn không đọc nhầm đâu, những widget mà chúng ta thường gắn ra màn hình chính giờ đây có thể chạy trong nhiều cửa sổ và chúng ta có thể thoại mái di chuyển, chỉnh kích thước của chúng. Đây là một biện pháp rất hay để “đa nhiệm hóa” những app không được mặc định hỗ trợ bởi Multi Tasking hay Floating Apps, ví dụ như Facebook, Evernote, Gmail, Google Keep chẳng hạn.

Quickly_3.

Cách thiết lập Quickly như sau:

  1. Chạy ứng dụng Quickly lên
  2. Trong giao diện của phần mềm, chúng ta có hai dòng với 8 ô vuông Anh em có thể chạm vào từng ô, sau đó nhấn nút “Set Floating Widget” nếu muốn chạy widget theo dạng cửa sổ, hoặc nhấn nút “Set Floating App” để gán trình duyệt/ứng dụng ghi chú để chạy đa nhiệm.
  3. Nếu chỉ 2 dòng để khởi chạy ứng dụng là không đủ, anh em có thể cuộn số 2 thành 3, 4 hoặc giảm xuống 1 tùy nhu cầu nhé.

Để tải được Quickly thì anh em phải bỏ ra 42.000 đồng, tuy nhiên nếu anh em cần chạy đa nhiệm và sử dụng tablet Android như một công cụ làm việc thường xuyên thì số tiền này rất xứng đáng. Mình cũng đã mua để thử và cảm thấy rất hài lòng với nó, thậm chí việc xài Quickly trên điện thoại cũng ngon nữa. Lưu ý là với Quickly, anh em có thể thu gọn các widget lại thành những biểu tượng tròn nhỏ và sắp xếp chúng vào vị trí nào đó trên màn hình để dễ truy cập hơn. Anh em hãy nhấn vào biểu tượng hình chiếc đinh nghim để làm thao tác này.

Quickly_4.


Floating Apps Free

Lại thêm một lựa chọn chạy đa nhiệm cho anh em, tuy nhiên tính năng của nó thì không nhiều bằng Multi Tasking, bù lại mình thấy tốc độ mở và chạy ứng dụng của Floating Apps nhanh hơn một chút. Những ứng dụng được hỗ trợ đa nhiệm bởi Floating Apps bao gồm trình duyệt, trình gọi điện, app đèn pin, launcher để khởi chạy các ứng dụng được cài vào máy, đồng hồ bấm giờ. Nếu anh em chịu bỏ tiền mua bản có phí thì sẽ có thêm rất rất nhiều app khác như máy tính, Facebook, Twitter, công cụ tìm kiếm Wikipedia hoặc Google, ứng dụng xem file PDF, trình dịch thuật, thậm chí có cả app YouTube đa nhiệm nữa đấy.

Floating_App_free_2.

Không như Multi Tasking, Floating Apps tồn tại dưới dạng một icon nhỏ xíu trên màn hình máy tính bảng của chúng ta. Khi cần chạy app đa nhiệm nào thì chạm vào icon này rồi chọn phần mềm mong muốn. Mình thích kiểu cửa sổ của Floating Apps bởi nó màu trắng giống với chủ đề Halo của Android 4.x. Ngoài ra Floating Apps còn cung cấp thêm công cụ giúp chúng ta quản lý tất cả các cửa sổ đang mở nữa, rất tiện dụng.

Tải về Floating Apps Free (miễn phí)

Floating_App_free_1.


Viral Floating YouTube Popup

Cái tên nói lên tất cả. Phần mềm này cho phép chúng ta chơi video YouTube theo dạng cửa sổ, thuận tiện khi anh em vừa muốn nghe clip nhạc trên trang chia sẻ video này vừa muốn làm một việc khác, như duyệt web hay chat chit chẳng hạn, chứ như bên ứng dụng YouTube bình thường thì nếu anh em thoát app ra thì nhạc cũng dừng chơi luôn. Ngoài tính năng phát video trong cửa sổ, Viral Floating YouTube Popup còn là một phần mềm thay thế cho app YouTube của Google với nhiều tính năng thú vị. Anh em có thể thử tải về và trải nghiệm nhé.
 

YouTube_1.

Tải về Viral Floating YouTube Popup (miễn phí)

Cách chuyển video YouTube thành dạng cửa sổ: chạy Viral Floating YouTube Popup lên, duyệt tìm video mong muốn, nhấn nút Share ở góc trên bên phải màn hình, chọn biểu tượng màu xanh của Viral Floating YouTube Popup là xong.

YouTube_2.

Facebook Messenger

App này thì quá nổi tiếng rồi. Facebook Messenger cho phép chúng ta chat với bạn bè trên Facebook của mình trong một giao diện đẹp và hiện đại. Ngoài ra, Messenger còn hỗ trợ Chat Head để bạn có thể vừa chat vừa chạy một ứng dụng khác chứ không nhấn thiết phải mở app Messenger hay app Facebook lên. Chat Head là những biểu tượng hình tròn nằm gọn vào cạnh bên màn hình, khi có ai đó nhắn cho bạn thì nó sẽ nhảy ra và hiện số lượng tin nhắn chưa đọc. Khi nào chúng ta nhấn vào hình tròn này thì khung chat mới xuất hiện, và lúc nhắn tin xong thì chỉ cần nhấn ra khoảng trống là khung chat sẽ tự động biến mất, trả lại không gian để chúng ta sử dụng các app khác. Bạn có thể di chuyển Chat Head sang cạnh trái hoặc cạnh phải màn hình tùy ý muốn.

Tải về Facebook Messenger (miễn phí)



Facebook_Messenger_1.

Các phần mềm mặc định

Ngoài những ứng dụng kể trên, nhiều máy tính bảng của các hãng như LG, Sony, Samsung cũng có tính năng chạy đa nhiệm được tích hợp sẵn trong hệ thống. Các app này sẽ sở hữu giao diện thống nhất so với những phần mềm đi kèm theo máy và độ ổn định cũng như tốc độ hoạt động cũng nhanh chóng hơn. Nếu anh em xài những dòng tablet của các hãng trên thì mình khuyên rằng hãy ưu tiên dùng app có sẵn, khi nào chúng không đủ đáp ứng nhu cầu thì hãy chuyển qua các app bên thứ ba do mình giới thiệu ở bên trên. Cách kích hoạt chế độ đa nhiệm trên mỗi máy khác nhau nên mọi người đọc thêm tài liệu hướng dẫn đi kèm theo tablet để biết chi tiết cách dùng nhé.



I'm Akuma ... And I will teach you the meaning of pain !!!
               


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024