Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
05/08/2012 11:08 # 1
bi_kt16
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 10

Kinh nghiệm: 54/110 (49%)
Kĩ năng: 37/100 (37%)
Ngày gia nhập: 22/09/2010
Bài gởi: 604
Được cảm ơn: 487
[Nghệ thuâtj sống] Khi nào kiên trì khi nào nên chuyển hướng


Bài viết kỳ này đề cập đến một câu hỏi khá quen thuộc trong cuộc sống chúng ta.

Thường, khi chúng ta đặt ra một tầm nhìn nào đó để vươn tới thì những trở ngại tạm thời sẽ khiến đầu óc ta gợi lên một câu hỏi: “Liệu mình nên tiếp tục kiên trì đến cùng hay phải thay đổi hướng tiếp cận, thay đổi phương pháp?”

Tôi sẽ không trả lời câu hỏi này một cách trực tiếp, thay vì vậy tôi sẽ kể một câu chuyện có thật, một tâm sự có thật từ một tác giả nổi tiếng tên là Andy Andrews.

Sau đây là lời kể của ông:
Hình ảnh đã đăng
“Một trong những tiên đề quan trọng trong những bài viết và những bài diễn văn của tôi đó là ‘Hãy luôn kiên trì, không có ngoại lệ.’ Như bạn đã biết, đây là một trong bảy quyết định thành công trong cuốn sách Món Quà Của Người Lữ Hành (The Traveler’s Gift). Đây là một nguyên tắc chi phối hầu như mọi mặt trong cuộc sống của tôi.

Nhưng có một điều mà chúng ta cần làm rõ ở đây: Có một lằn ranh mỏng manh giữa việc hành động kiên định và việc đâm đầu vào một bức tường. Đây là bài học mà Robert D.Smith, người quản lý của tôi, và tôi đúc kết được trong quá trình xuất bản quyển sách Món Quà Của Người Lữ Hành(đã xuất bản tại Việt Nam).

Sau khi trải qua hàng loạt lời từ chối – con số cuối cùng là 51 lần – chúng tôi vẫn kiên định. Như tôi đã nói, quyết định thứ bảy trong quyển sách là ‘Tôi sẽ kiên định trong mọi hoàn cảnh.’ Bởi vậy thật sự chúng tôi không có quyền lựa chọn nào khác. Chúng tôi biết rằng nội dung của quyển sách có quyền năng thay đổi cuộc sống rất nhiều người, nên một thời gian dài chúng tôi không hiểu tại sao không một ai nhận ra giá trị của nó.

Cuối cùng, chúng tôi khám phá ra một điều, thật sự vấn đề không nằm ở bản thảo của quyển sách, mà vấn đề nằm ở văn bản giới thiệu về quyển sách (đây là văn bản mà đại diện của tác giả gửi đến nhà xuất bản) và chức năng của nó là nhằm thuyết phục nhà xuất bản ấn hành quyển sách. Như bạn có thể đoán được, văn bản giới thiệu của chúng tôi quá tệ đến nỗi nhà xuất bản không thèm để mắt đến bản thảo.

Một khi chúng tôi thay đổi văn bản giới thiệu, chúng tôi liền thay đổi được kết quả.

Và đó là điểm quan trọng mà nhiều người hay nhầm lẫn. Kiên định trong mọi hoàn cảnh không có nghĩa là lặp đi lặp lại cùng một hành động. Bạn có bao giờ nghe đến định nghĩa về sự điên rồ chưa? Đó là giữ nguyên cách làm cũ nhưng lại mong đợi một kết quả khác. Định nghĩa này có thể không đúng với ngành tâm lý học y khoa, nhưng nó cực kỳ thực tế!

Kiên định trong mọi hoàn cảnh nghĩa là làm bất cứ điều gì có thể để đạt đến mục tiêu. Bạn sẽ vượt qua mọi vấn đề, mọi nghịch cảnh, mọi trở ngại chen ngang con đường của bạn. Tuy nhiên, để làm được điều đó, bạn phải có khả năng nhận diện rõ những vấn đề. Bạn phải nghĩ một cách sáng tạo và khác biệt, rằng bạn có thể làm khác đi như thế nào. Thông thường chúng ta chỉ cần một ý tưởng đột phá là có thể thay đổi được cục diện hoàn cảnh.

Bạn cũng cần đảm bảo rằng bạn có đủ sự cam kết đối với mục tiêu. Bạn phải hướng đến một mục tiêu giúp khơi dậy đam mê bên trong bạn, một mục tiêu khiến bạn không thể không thực hiện, thứ mà bạn vẫn làm cho dù không ai trả cho bạn một xu nào. Nếu bạn có được niềm đam mê đó thì hãy kiên trì. Và nếu bạn cam kết kiên định trong mọi hoàn cảnh, hãy nhớ để mắt đến những chướng ngại, cho phép bản thân được tự do thay đổi. Hãy hiểu rằng bạn sẽ phải chuyển hướng tiếp cận, thay đổi phương pháp tại một thời điểm nào đó trong đời.”



Dịch giả Nguyễn Đình Truyền

© 2009-2012, Andy Andrews. Used by Permission. Originally posted on AndyAndrews.com.

Nguồn: www.nguyendinhtruyen.com

 


Nguyễn Thị Thanh Tâm

                                                                                                                     Nước chảy hoa rơi........
 
 

 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024