Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
14/03/2010 20:03 # 1
vantan169
Cấp độ: 4 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 29/40 (72%)
Kĩ năng: 15/40 (38%)
Ngày gia nhập: 16/02/2010
Bài gởi: 89
Được cảm ơn: 75
Thư mời: Tham gia cuộc thi kiến thức Thiên Văn Học "Vũ Trụ trong mắt ta"


Thông báo: PAC tổ chức cuộc thi kiến thức Thiên văn học



Căn cứ theo kết quả cuộc họp toàn thể thành viên ngày 7/3/2010, BCN CLB Thiên văn Bách khoa chính thức ra thông báo về việc tổ chức cuộc thi kiến thức thiên văn học mang tên:

"Vũ trụ trong mắt ta"


1. Mục đích

Nhằm tạo một sân chơi kiến thức dành cho các bạn yêu thiên văn khắp cả nước; khơi dậy lòng say mê bầu trời, vũ trụ, yêu thích khoa học và thiên văn học của mọi người.

2. Cơ cấu giải thưởng

1 giải nhất: 100.000 đ + 1 DVD phim thiên văn + 1 cặp vé xem phim do CLB tổ chức
2 giải nhì: 50.000 đ + 1 DVD phim thiên văn + 1 cặp vé xem phim do CLB tổ chức
3 giải ba: 1 DVD phim thiên văn + 1 cặp vé xem phim do CLB tổ chức

++ Vé xem phim chỉ áp dụng đối với các bạn ở Đà nẵng

4. Cơ cấu đề thi

Đề thi gồm có 11 câu, trong đó 10 câu hỏi về kiến thức Thiên văn học (mỗi câu tối đa 5 điểm) và 1 câu hỏi tự luận (tối đa 10 điểm).Tổng điểm: 60 điểm.

5. Thể lệ cuộc thi

Là một cuộc thi kiến thức thiên văn học diễn ra hằng tháng do CLB Thiên văn Bách khoa tổ chức. Chính thức diễn ra từ ngày 1/4/2010.

Đối tượng tham gia: Học sinh, sinh viên, giáo viên và tất cả những ai yêu thích thiên văn khắp cả nước.

Đề thi sẽ được cung cấp trên hệ thống website: http://thienvanbachkhoa.org (hoặc http://pacvn.net) vào ngày 1 hằng tháng. Thời gian nộp bài: 20 ngày kể từ ngày công bố đề thi (từ ngày 1 đến hết ngày 20). Các bài dự thi ở xa được tính theo dấu bưu điện.

Đáp án sẽ được công bố vào ngày 21 trên trang chủ. Kết quả cuộc thi được công bố vào ngày 25. Lễ trao giải và công bố đề thi mới được tổ chức vào ngày 1 tháng tiếp theo. Mọi thắc mắc về kết quả thi vui lòng gửi về trước ngày 30.

Bài dự thi có thể viết tay hoặc đánh máy.

Bài dự thi phải ghi rõ các thông tin:

+ Họ và tên đầy đủ
+ Ngày tháng năm sinh
+ Địa chỉ
+ Số điện thoại (nếu có)
+ Email (nếu có)


Ngoài bì thư (bài viết tay) hoặc tiêu đề (bài gửi Email) phải ghi rõ: Bài dự thi cuộc thi "Vũ trụ trong mắt ta".

Bài dự thi vui lòng gửi về địa chỉ:

++ Trần Thị Bích Hà: 655 Trần Cao Vân - Thành phố Đà Nẵng (098785930)
++ Hoặc gửi về địa chỉ Email: vutrutrongmatta@pacvn.net

6. Ban tổ chức

Trưởng ban: Nguyễn Văn Tân (trưởng nhóm kiến thức)

Cố vấn tổ chức: Th.s Trương Thành - Giảng viên khoa Vật lý - trường ĐHSP Đà Nẵng.

Mọi thắc mắc và ý kiến đóng góp xin vui lòng gửi về email: vutrutrongmatta@pacvn.net hoặc gửi ý kiến trên diễn đàn theo địa chỉ này.






Mọi thắc mắc các bạn có thể liên hệ với mình:

Nguyễn Văn Tân

K15QTH2 - DTU

Di động: 0168.463.2112    hoặc 0975.150.100


Chào đón sự tham gia của tất cả mọi người. Tiện thể Admin cho hỏi nếu thành lập 1 câu lạc bộ cần những điều kiện gì?



 
Các thành viên đã Thank vantan169 vì Bài viết có ích:
16/03/2010 19:03 # 2
donkihote
Cấp độ: 5 - Kỹ năng: 6

Kinh nghiệm: 46/50 (92%)
Kĩ năng: 27/60 (45%)
Ngày gia nhập: 07/12/2009
Bài gởi: 146
Được cảm ơn: 177
Phản hồi: Thư mời: Tham gia cuộc thi kiến thức Thiên Văn Học "Vũ Trụ trong mắt ta"


Trích:
Chào đón sự tham gia của tất cả mọi người. Tiện thể Admin cho hỏi nếu thành lập 1 câu lạc bộ cần những điều kiện gì?
 Thành lập một câu lạc bộ theo mình cần một số diều kiện như :
Thứ 1 niềm đam mê , quyết tâm , cần một nhóm tổ chức như một ban chủ nhiệm lãnh đạo !
Thứ 2 là giấy tờ như giấy đằng kí , cam kết , đơn ..( nếu có với điều kiện clb lập ra trực thưộc một  đoàn thể nào đó trong trường)
Thứ 3 là tổ chức sinh hoạt hoạt động cho clb , không thể lập ra rồi để đó ! tổ chức ổn thì không lo thiếu người tham gia !

Nếu bạn muốn lập một box clb của mình trên 4r ! bạn có thể đề xuất lên BQT 4r ! chỉ cần nói rõ thì bạn sẽ được giúp đỡ nhiệt tình !

 donkihote xứ FDTU
 



 

 

 


 
Các thành viên đã Thank donkihote vì Bài viết có ích:
02/04/2010 18:04 # 3
vantan169
Cấp độ: 4 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 29/40 (72%)
Kĩ năng: 15/40 (38%)
Ngày gia nhập: 16/02/2010
Bài gởi: 89
Được cảm ơn: 75
Đề thi "Vũ trụ trong mắt ta" tháng 4/2010


Đề thi "Vũ trụ trong mắt ta" tháng 4/2010

A. Câu hỏi kiến thức

Câu 1. Hệ Mặt Trời có bao nhiêu hành tinh? Hãy kể tên các hành tinh đó theo thứ tự bắt đầu từ hành tinh gần Mặt trời nhất.

Câu 2. Hãy giải thích các câu tục ngữ sau:

"Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa"
"Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối"


Câu 3. Nguyệt thực là gì? Nhật thực là gì? Khi nào thì xảy ra nhật thực toàn phần? Khi nào thì xảy ra nhật thực hình khuyên?

Câu 4.
Tại sao ban đêm nhìn thấy sao, còn ban ngày thì không? Hãy mô tả cấu trúc cơ bản của Mặt Trời.

Câu 5. Hãy nêu cấu tạo của một chiếc kính thiên văn khúc xạ đơn giản?

Câu 6. Hãy giải thích tại sao 1 năm dương lịch lại có 365 ngày? Vì sao lại có năm nhuận? Nêu sự khác nhau cơ bản giữa lịch dương (lịch Tây) và lịch âm.

Câu 7. Hãy cho biết vận tốc lớn nhất trong vũ trụ là gì, có giá trị là bao nhiêu?

Có một ngôi sao cách chúng ta 1000 năm ánh sáng, điều này có nghĩa là gì?

Câu 8. Tại sao chúng ta lại đứng được trên mặt đất? Giả sử rằng bạn đang có mặt trên Mặt Trăng, thì điều này có xảy ra hay không, và có điều gì khác so với trên Trái Đất?

Câu 9. Kính thiên văn Hubble có thể chụp được những hình ảnh từ vũ trụ rõ nét hơn so với những kính thiên văn khác cùng kích thước hay thậm chí là lớn hơn. Bạn hãy giải thích điều này và nêu một số thành tựu của kính thiên văn Hubble.

Câu 10. Theo Chiêm tinh học thì ngày sinh của cá nhân bạn thuộc Cung hoàng đạo nào? Tương ứng với cung hoàng đạo đó là chòm sao gì và có thể quan sát tốt nhất vào khoảng thời gian nào trong năm?

B. Câu hỏi tự luận

Thiên văn học - cùng những kỷ niệm khó quên

Đó là chuyện đã diễn ra 16 năm về trước nhưng mỗi khi nhớ lại trong tôi vẫn dâng lên một nỗi niềm khó tả.Bố là người đầu tiên dẫn tôi đến với môn khoa học lí thú thiên văn. Bố đã cấy vào trong tôi sở thích "ngắm mà không bắn". Bố tôi là một người say mê thiên văn học, ông có cả hàng tá cuốn sách về thiên văn mà đối với tôi khi ấy chúng còn thua mấy cây kẹo "kít"...

Một người bạn đam mê thiên văn của tôi đã từng kể như vậy. Còn câu chuyện của bạn thì sao?

(Hãy kể hoặc sưu tầm một câu chuyện liên quan đến bạn hay những người xung quanh bạn, có liên quan đến thiên văn học, bầu trời và các ngôi sao...)

**********


*** Lưu ý:
Bài dự thi xin vui lòng gửi về trước ngày 20/4/2010 (bài ở xa tính theo dấu bưu điện).

Địa chỉ nhận bài:


++ Bài viết tay: Trần Thị Bích Hà: 655 Trần Cao Vân - Thành phố Đà Nẵng (098785930)
++ Email: vutrutrongmatta@pacvn.net

Trong bài phải ghi rõ họ và tên đầy đủ, ngày sinh, địa chỉ, số điện thoại (nếu có) để tiện liên lạc về sau.

Ngoài bì thư (đối với bài viết tay) hoặc tiêu đề (bài gửi Email) phải ghi rõ: Bài dự thi "Vũ trụ trong mắt ta"

Mọi thắc mắc và các vấn đề cần được giải đáp xin vui lòng thảo luận tại đây.

BTC Cuộc thi.


 
Các thành viên đã Thank vantan169 vì Bài viết có ích:
02/04/2010 20:04 # 4
hoahongtrang91
Cấp độ: 7 - Kỹ năng: 8

Kinh nghiệm: 47/70 (67%)
Kĩ năng: 29/80 (36%)
Ngày gia nhập: 16/12/2009
Bài gởi: 257
Được cảm ơn: 309
Phản hồi: Thư mời: Tham gia cuộc thi kiến thức Thiên Văn Học "Vũ Trụ trong mắt ta"


câu 1,2,3,4,5,6,8 thì ok làm đc, còn 7,9,10 thì chắc nhờ vào google thôi. K bít có bị tính là ăn giang k nhỉ?
 :D




 
03/04/2010 10:04 # 5
vantan169
Cấp độ: 4 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 29/40 (72%)
Kĩ năng: 15/40 (38%)
Ngày gia nhập: 16/02/2010
Bài gởi: 89
Được cảm ơn: 75
Phản hồi: Phản hồi: Thư mời: Tham gia cuộc thi kiến thức Thiên Văn Học "Vũ Trụ trong mắt ta"


Trích:
câu 1,2,3,4,5,6,8 thì ok làm đc, còn 7,9,10 thì chắc nhờ vào google thôi. K bít có bị tính là ăn giang k nhỉ?
 :D
 Bạn hoàn toàn có thể dùng google. Câu tự luận làm tối đa 3000 từ thui nhé. làm nhiều cũng khó cho BTC không chấm kịp. :D


 
21/04/2010 11:04 # 6
vantan169
Cấp độ: 4 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 29/40 (72%)
Kĩ năng: 15/40 (38%)
Ngày gia nhập: 16/02/2010
Bài gởi: 89
Được cảm ơn: 75
Đáp án và thang điểm "Vũ trụ trong mắt ta" tháng 4/2010


Đáp án và thang điểm 10 câu kiến thức:


Câu 1:
- Hệ Mặt Trời gồm 8 hành tinh - (1đ)
- Thứ tự các hành tinh:
+ Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Thổ, Sao Mộc, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương. ( kể tên được 4 hành tinh được 1 điểm – 8 hành tinh được 2 điểm ).
+ Kể đúng thứ tự được 1 điểm
- Có thêm hình ảnh ( với Email ), thêm ví dụ ( với bài viết tay) – (1đ)

Câu 2:

- Với câu “ Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa “:
+ Mau sao thì nắng: đêm nhìn thấy nhiều sao nghĩa là bầu trời ít mây, không mưa nên nhiều khả năng những ngày sau trời nắng (1đ)
+Vắng sao thì mưa: đêm nhìn thấy ít sao nghĩa là bầu trời nhiều mây hoặc sương mù, nhiều khả năng những ngày sau sẽ mưa (1đ)

- Với câu “ Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối “
+ Do trục Trái Đất nằm ngiêng khoảng 23,5 độ so với đường vuông góc với Mặt phẳng Hoàng đạo nên chúng ảnh hưởng đến thời gian chiếu sáng (lộ trình) và độ cao của mặt trời trên bầu trời (1đ).
+ Vào tháng 5 lộ trình của mặt trời trên bầu trời là dài nhất và cũng lên cao nhất trên bầu trời do đó ngày dài đêm ngắn(1đ).
+ Vào tháng 10 lộ trình của mặt trời trên bầu trời là ngắn nhất và cũng xuống thấp nhất trên bầu trời do đó ngày ngắn đêm dài(1đ).

Câu 3:
- Nguyệt thực là hiện tượng bóng của Trái Đất che mất ánh trăng. Khi đó Mặt Trời – Trái Đất – Mặt Trăng nằm trên cùng một đường thẳng theo đúng thứ tự (1đ).

- Nhật thực là hiện tượng Mặt Trăng che lấp ánh sáng của Mặt Trời tới Trái Đất. Khi đó Mặt Trời – Mặt Trăng – Trái Đất nằm trên cùng một đường thẳng theo đúng thứ tự (1đ).

- Nhật thực toàn phần xảy ra khi Mặt trăng che lấp hoàn toàn Mặt Trời (theo ánh nhìn từ Trái Đất) (1đ). Nhật thực hình khuyên xảy ra khi Mặt trăng không che lấp được hoàn toàn ánh Mặt Trời mà nằm gọn trong vòng sáng hình chiếc nhẫn của Mặt Trời (1đ). Vì khoảng cách của Mặt Trời tới Trái Đất và khoảng cách từ Mặt trăng tới Trái Đất (lúc xảy ra nhật thực) có hệ số xấp xỉ với đường kính của Mặt Trời so với Mặt Trăng nên khi chúng xấp xỉ nhau thì xảy ra nhật thực toàn phần còn khi chúng lệch nhau khá xa (tức khi Mặt Trăng xa Trái Đất hơn – do quỹ đạo Mặt Trăng quanh Trái Đất là hình elip) thì xảy ra nhật thực hình khuyên (1đ). - Nếu ai quan tâm hệ số này là 400 lần.

Câu 4:
- Ban đêm do ánh sáng của Mặt Trời bị Trái Đất che khuất nên chúng ta có thể nhìn được ánh sáng mờ nhạt từ các ngôi sao (1đ).

- Ban ngày ánh sáng chói chang của Mặt Trời đã che lấp ánh sáng của các ngôi sao nên chúng ta không thể thấy được (1đ)

- Cấu trúc của Mặt Trời gồm 4 phần (1đ): Vùng nhân Heli, Vùng cân bằng bức xạ, Vùng đối lưu, Khí quyển Mặt Trời (kể được 2 vùng được 1 điểm)

Câu 5:

Cấu tạo của một kính thiên văn khúc xạ đơn giản bao gồm:
- Vật kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự lớn (1đ)
- Thị kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự bé (1đ)
- Thân kính có dạng hình ống với 2 đầu gắn thị kính và vật kính (1đ)
- Chân đế để gắn thân kính giúp cố định khi quan sát(1đ)
- Có thêm hình minh họa hoặc giải thích (1đ)

Câu 6:

- 365 ngày là khoảng thời gian để Trái Đất di chuyển một vòng quanh Mặt Trời. Thường gọi là một năm Dương lịch (1đ).

- Do Trái Đất quay hoàn chỉnh quanh Mặt Trời không phải 365 ngày mà là 365 ngày 6 giờ nên cứ 4 năm một lần để tránh cho lịch của chúng ta bị lệch từ năm này qua năm khác người ta lại thêm một ngày vào tháng 2 và thế là chúng ta có 366 ngày gọi là năm nhuận. (1đ). Nhưng khi thêm 1 ngày vào ngày 29 thì lại thừa mất 38 phút nên nếu năm nhuận trùng với ngày cuối thế kỉ (1500, 1600,…)thì người ta không thêm vào nhưng họ vẫn thêm vào nếu ngày đó là cuối thiên niên kỷ(1000, 2000,…). (1đ)

- Sự khác biệt cơ bản giữa Dương lịch và Âm lịch là Dương lịch dựa trên sự chuyển động của Trái Đất và Mặt Trời (1đ) còn Âm lịch dựa trên sự chuyển động của Mặt Trăng và Trái Đất (1đ).

Câu 7:

- Vận tốc lớn nhất trong vũ trụ là vận tốc ánh sáng trong chân không (1đ).
- Nó có giá trị khoảng 300.000 km/s (299.792,458 km/s) (2đ).
- Một ngôi sao cách chúng ta 1000 năm ánh sáng có nghĩa là ánh sáng từ ngôi sao đó phải đi mất 1000 năm mới tới chúng ta. (2đ).

Câu 8:

- Chúng ta đứng được trên mặt đất do khối lượng khổng lồ của Trái Đất đã hút khối lượng nhỏ bé của chúng ta (do lực hấp dẫn) (2đ)

- Nếu đứng trên Mặt Trăng thì điều này vẫn xảy ra (1đ) nhưng do lực hấp dẫn của Mặt Trăng yếu chỉ bằng 1/6 Trái Đất (1đ) nên khi đứng trên đó khối lượng của chúng ta sẽ giảm đi 6 lần. (1đ)

Câu 9:

- Kính Thiên Văn Hubble có thể chụp được những bức ảnh từ vũ trụ rõ nét hơn so với những kính Thiên Văn khác cùng kích thước thậm chí là lớn hơn do Kính Thiên văn Hubble nằm trên quỹ đạo vượt khỏi bầu khí quyển của Trái Đất (1đ). Việc nằm ngoài không gian đã giúp hạn chế việc ánh sáng từ khác ngôi sao đến Trái Đất bị nhòe (do lớp khí quyển dầy và khói bụi) so với các kính thiên văn cùng loại trên mặt đất (1đ).

- Một số thành tựu nổi bật của kính Thiên Văn Hubble (nêu được 1 thành tựu có thể coi là nổi bật được 1 điểm)

+ Chụp được những bức ảnh với độ tinh khiết ánh sáng cao (Thiên Hà, Tinh Vân, Hệ Sao,…)
+ Năm 2003 phát hiện ra hành tinh lùn Sedna là vật thể lớn nhất sau Diêm Vương tinh được tìm thấy.
+ Quan sát được diễn biến vụ va chạm của Sao chổi Shoemaker – Levy 9 và Mộc Tinh (1992-1994)
+ Năm 2001 phát hiện và xác định khí quyển hệ hành tinh quay quanh một ngôi sao đầu tiên ngoài Hệ Mặt Trời
+ Quan sát được những thiên hà đầu tiên sau “thời kỳ tối tăm” …

Câu 10:
• Aries – Dương Cưu hay Bạch Dương, tương ứng với chòm sao Bạch Dương, tức con cừu đực (từ ngày 21/3 --> 19/4). Hầu hết thời gian trong năm đều quan sát được nhưng tốt nhất là vào tháng 12.
• Taurus – Kim Ngưu, tương ứng với chòm sao Kim Ngưu, tức con bò đực (từ ngày 20/4 --> 20/5). Quan sát tốt vào tháng 1.
• Gemini – Song Tử (Song Nam), tương ứng với chòm sao Song Tử, tức hai cậu bé song sinh (từ ngày 21/5 --> 21/6). Quan sát tốt vào tháng 2.
• Cancer – Cự Giải hay Bắc Giải, tương ứng với chòm sao Cự Giải, tức con cua(từ ngày 22/6 --> 22/7). Quan sát tốt nhất trong tháng 4.
• Leo – Sư Tử, tương ứng với chòm sao Hải Sư, (từ ngày 23/7 --> 22/8). Quan sát tốt nhất vào khoảng tháng 4.
• Virgo – Xử Nữ (Thất Nữ), tương ứng với chòm sao Thất Nữ, (từ ngày 23/8 --> 22/9). Quan sát tốt n hất trong tháng 5.
• Libra – Thiên Bình hoặc Thiên Xứng, tương ứng với chòm sao Thiên Xứng, tức cái cân (từ ngày 23/9 --> 22/10). Quan sát tốt nhất trong tháng 6.
• Scorpio – Hổ Cáp hoặc Thần Nông, Thiên Hạt, tương ứng với chòm sao Thiên Hạt hay con bọ cạp, (từ ngày 23/10 --> 21/11). Quan sát tốt vào tháng 7 hàng năm.
• Sagittarius – Nhân Mã hoặc Xạ Thủ, tương ứng với chòm sao Nhân Mã, (từ ngày 22/11 --> 21/12). Chòm sao này quan sát tốt nhất vào tháng 8 hàng năm.
• Capricornus – Ma Kết hay Nam Dương, tương ứng với chòm sao Ma Kết, tức con dê có đuôi cá (từ ngày 22/12 --> 19/1). Quan sát tốt trong tháng 10.
• Aquarius – Bảo Bình, tương ứng với chòm sao Bảo Bình, tức người mang nước (20/1 --> 18/2). Quan sát tốt vào tháng 10.
• Picses – Song Ngư, tương ứng với chòm sao Song Ngư, hai con cá bơi ngược chiều (19/2 --> 20/3). Quan sát tốt vào tháng 11.

Các bạn nêu được tên cung Hoàng Đạo tương ứng với ngày sinh được 1 điểm, tương ứng với chòm sao được 1 điểm và quan sát tốt nhất vào thời gian nào được 3 điểm (cộng trừ 2 tháng vì thời điểm quan sát cũng dựa nhiều vào ý kiến chủ quan và địa điểm quan sát)

Trưởng ban Tổ chức
Nguyễn Văn Tân
(Đã kí)


//Trên đây chỉ là đáp án tóm tắt. Các bạn có thể viết dài tuy nhiên phải có đủ ý thì mới được điểm.


 
Các thành viên đã Thank vantan169 vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024