Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
10/03/2012 10:03 # 1
tienthaidang
Cấp độ: 12 - Kỹ năng: 11

Kinh nghiệm: 5/120 (4%)
Kĩ năng: 21/110 (19%)
Ngày gia nhập: 06/10/2011
Bài gởi: 665
Được cảm ơn: 571
Rớt nước mắt số phận cầu thủ Việt bị sét đánh


Sau trận cầu định mệnh, Thiên Chương chơi cho đội bóng Vĩnh Long đến khi kết thúc mùa giải 2008. Hiện anh là y sĩ Bệnh viện Đa khoa huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.

Bây giờ khi nhắc lại sự cố trên sân Vĩnh Long năm nào, Thiên Chương vẫn chưa hết bàng hoàng. Anh đã may mắn hơn nhiều so với người đồng nghiệp Thanh Trường trong buổi chiều định mệnh năm nào.

“Sinh nghề tử nghiệp”

Gặp lại mẹ của Trần Thanh Trường gần 4 năm sau tai nạn của chàng cầu thủ bất hạnh, tiếng sét như vẫn còn ám ảnh bà Lê Thị Anh, mẹ Trường.

Bà Anh bảo rằng, kể từ ngày đó bà phải liên tục chạy xuôi chạy ngược lo cho Trường, nên bà đâm ra lẩn thẩn, cứ như chính mình bị sét đánh, chứ không phải là cậu con út đáng thương đang ngô nghê đánh vần từ chữ cái cùng đám con nít ở trường làng kia.

Tai nạn hi hữu xảy ra đối với chàng trai hiền lành quê tỉnh Trà Vinh ấy đã và đang để lại một nỗi mất mát quá lớn cho chính anh và gia đình bé nhỏ của mình. Gần 4 năm tròn sau cái buổi chiều định mệnh, nước mắt đã thôi không còn rơi lã chã trên đôi má đã hõm sâu, nhưng nỗi đau thì vẫn còn đó, trĩu nặng trên gương mặt người mẹ nghèo khốn khổ ấy.

Rớt nước mắt số phận cầu thủ Việt bị sét đánh
Thanh Trường ngày thảm khốc

Vẫn biết “trời kêu ai người đấy dạ, cái số nó đã thế thì đành chịu” (lời của mẹ Anh), song chẳng ít lần người mẹ ấy tự dằn vặt lòng mình, giá ngày xưa Thanh Trường không có mặt trên sân, giá Thanh Trường không tham gia trận đấu, giá như Trường chưa bao giờ là cầu thủ…

Thực ra, giấc mơ sân cỏ với Thanh Trường sẽ không thể trở thành sự thật nếu không có thầy Lương Trung Minh. Ngày ấy, Trường vừa tốt nghiệp cấp ba, có đi đá một số giải trong tỉnh và tình cờ “lọt mắt xanh” của HLV Lương Trung Minh khi đó đang làm việc cho đội Đá Mỹ nghệ Sài Gòn.

Ông Minh lân la dò hỏi và đã đến tận nhà để “xin” cho bằng được chàng trai trẻ có đôi mắt sáng và nụ cười hiền lành ấy về đội. Đang lúc gia đình lâm vào túng thiếu, người chị gái của Trường học xong cấp 3 cũng đã xin mẹ lên Sài Gòn kiếm việc phụ giúp gia đình, vợ chồng bà Anh đồng ý để cậu con Út theo chân người thầy tốt bụng rong ruổi trên hành trình bóng đá.

Không được đào tạo bài bản, nhưng Trường có kỹ thuật tốt, lại đá bóng với một niềm hăng say thực sự, nên đồng nghiệp và các thầy ai cũng quý mến. Mọi thứ tưởng chừng sẽ nở hoa với số 3 của CLB Nguyễn Hoàng Kiên Giang khi anh đang trên đà đỉnh cao phong độ, song, cuộc đời không ai đoán được chữ ngờ.

Vượt qua số phận

Suốt 8 tháng trời chạy khắp Sài Gòn, chuyển viện không biết bao nhiêu lần, ai mách cho phương thuốc gì thì ba mẹ Trường cũng đã làm, khổ cực không để đâu cho hết, song Trường vẫn cứ ngơ ngác như vừa được sinh ra lần nữa.

Dần dần, số tiền của gia đình, mọi người ủng hộ cũng cạn dần, bà Anh đành phải thắt ruột, nuốt nước mắt, chỉ còn biết đưa con trai về quê chăm sóc, với hy vọng mãnh liệt rằng một ngày nào đó, có một phép màu giúp cho anh sẽ nhớ lại tất cả.

Rớt nước mắt số phận cầu thủ Việt bị sét đánh
Hình ảnh thương tâm 4 năm về trước

Biết con mê bóng đá, bà Anh nghĩ ra cách để con tiếp xúc nhiều hơn với môi trường cũ. Ngày nắng cũng như ngày mưa, người dân huyện Tiểu Cần (Trà Vinh) đã quen với hình ảnh người mẹ chở cậu con trai ngây ngô 2 tuần một lần từ nhà lên tận thị xã Trà Vinh để xem bóng đá.

Mỗi lần cậu út Thanh Trường vô tình nhớ ra một cái tên nào đó, dù chỉ là tên những cầu thủ nước ngoài mà có khi cả đời bà chẳng biết mặt nghe tên, song, bà vui ra mặt. “Nó hay lắm nhá. Tên cầu thủ gì nước ngoài mà nó nhớ đấy. Nó biết tên đội này đội kia, HLV này HLV nọ”, vừa “khoe” chiến tích của con, người mẹ nghèo vừa rơm rớm nước mắt.

Bấy giờ, số tiền ít ỏi mà hàng ngày người đàn bà 55 tuổi ấy đem về sau buổi buôn bán ở chợ là nguồn sống cho cái gia đình 3 người ấy. Tiền ăn uống, thuốc men, tiền chữa trị, mọi thứ chỉ còn biết trông vào tay bà Anh, trong lúc người cha của Trường phải ở nhà để chăm đứa con ngây dại.

Ông tập cho Trường từng bước đi, tập cho anh vận động và tập chơi với anh như một đứa trẻ. Người “đầu bạc khóc cho kẻ đầu xanh”. Cứ thế, đôi vợ chồng già dìu nhau đi qua những tháng ngày nghiệt ngã mà có lẽ họ chưa một lần nghĩ đến trong đời.

“Tôi đã tập quen với việc không nhìn vào gia đình người ta con cháu đề huề để thấy bớt đau. Ngày trước, thằng Trường nó là đứa có hiếu, nó biết thương người lắm, nên trời mới cho nó sống, giờ phải biết quý cái sự sống ấy. Vợ chồng tôi ngày đêm vái trời mong nó tỉnh lại thôi”, bà Anh bộc bạch.

Giờ đây, Thanh Trường đã có thể tự đi lại trong nhà, tự ăn uống và tự làm vệ sinh cá nhân, tự trả lời được những câu hỏi đơn giản nhất dành cho một đứa trẻ. Bác sỹ cũng cho biết khả năng hồi phục của anh là có thể, nhưng cần nhiều thời gian và sự kiên trì tập luyện.

Rớt nước mắt số phận cầu thủ Việt bị sét đánh

Để mất đi ánh mắt vô hồn ấy, mất đi những cơn động kinh co giật đeo bám anh suốt 4 năm trời qua, và có thể nhiều ngày sau nữa, thời gian không chỉ còn tính bằng năm, bằng tháng. Đó là nỗi đau của cả một đời người.

Nhìn chồng báo bà Anh cất tươm tất trong tủ, với ước mơ giản dị “chờ thằng Trường nó tỉnh lại rồi nó đọc” mà nghe nhói trong lòng. Bà anh đang cố xin để mùa tựu trường năm sau Thanh Trường có thể đi học lại lớp một.

Khi đó, lẫn trong đám học sinh bé tí, sẽ là một anh chàng cao lớn, ngơ ngác đang cố gắng nhớ dần lại từng tí với một nỗ lực phi thường, nhớ lại từng cách phát âm, ghép chữ, cách đọc vần. Và rồi, biết đâu đấy, một ngày nào đó, anh sẽ ngồi đọc lại chính những bài báo về anh mà người mẹ khốn khổ đã luôn cất giữ.

“Con muốn đi học”

Bà Anh nghẹn ngào: “Trường đã tốt nghiệp cấp 3 (PTTH), nhưng sau khi bị sét đánh cháu không còn nhớ bất cứ điều gì. Ngay cả tên ghi trong bằng tốt nghiệp có lúc cháu cũng không nhận ra”. Thấy mấy đứa trẻ hàng xóm cắp cặp đến trường, Trường cũng đòi cha mẹ mua tập sách đi học.

Rớt nước mắt số phận cầu thủ Việt bị sét đánh
 

Thương con, vợ chồng ông Quân đến trường tiểu học gặp giáo viên lớp 1 xin cho con vào lớp dự thính. Thầy Bùi Văn Hùng, hiệu trưởng Trường tiểu học Hiếu Tử B, cho biết nhà trường không thể nhận Trường vào lớp 1 do sự có mặt của anh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến số học sinh còn lại.

Mặt khác, Trường chưa thật sự bình phục về sức khỏe cũng như tâm lý nên sẽ khó mà học ở trường được. Ngay việc thuê thầy giáo dạy kèm cho Trường cũng khó trở thành hiện thực bởi mức học phí hàng tháng đối với gia đình là số tiền không nhỏ.

Âu cũng chỉ còn biết đợi chờ số phận gọi tên Thanh Trường một lần nữa mà thôi. Khi Thanh Trường bị tai nạn, tưởng như cuộc đời đã chấm hết từ đó, nhưng nhờ sự giúp đỡ của đồng đội, của nhà tài trợ, của VFF, của ngành TDTT địa phương... và bằng sức trẻ đang hồi sung mãn nhất của cuộc đời, anh đã vượt qua được “đời sống thực vật”.

Từ cuộc sống vô thức, bây giờ anh đã nhớ lại, biết lại nhiều thứ, như một đứa trẻ đang học nói, học viết. Mọi thứ đối với anh phải bắt đầu lại từ đầu, như hơn 20 năm trước, tập đánh vần từng chữ ê a, tập từ bài tính cộng.

Thế nhưng hoàn cảnh gia đình cũng như tuổi tác không cho phép anh đến trường một cách bình thường. Vậy thì đâu là cách để Thanh Trường có thể bắt đầu lại cuộc sống, dù trễ hơn 20 năm? Anh đã vì bóng đá mà rơi vào tận cùng bất hạnh, liệu một lần nữa bóng đá có mở rộng vòng tay cứu giúp đời anh!
Nguồn: vtc.vn


CLICK VÀO '' THANKS'' + '' COMMENTS" ĐỂ ĐỘNG VIÊN NHÉ CÁC BẠN !

Đặng Thái Tiến
Mod Box :xây dựng, kiến trúc, lý luận chính trị!
Mail: thaitiendtu@gmail.com
Yahoo: godspower_pk


 
Các thành viên đã Thank tienthaidang vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024