Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
09/03/2010 00:03 # 1
Tan_Huynh
Cấp độ: 6 - Kỹ năng: 5

Kinh nghiệm: 11/60 (18%)
Kĩ năng: 26/50 (52%)
Ngày gia nhập: 21/01/2010
Bài gởi: 161
Được cảm ơn: 126
Hạnh phúc không hoa hồng


Hạnh phúc không hoa hồng

(Dân trí) - Ngày 8/3 đến, Thịnh nhớ láng máng nó cũng giống như ngày 20/11, nghĩa là phụ nữ sẽ được tặng hoa hồng, nhưng Huyền thì không cần điều đó, cô chỉ mong sao nói mười mà chồng hiểu được hai, ba. Hạnh phúc quá đỗi bình dị ấy khiến người khác phải chảy nước mắt.
 

Cách đây một năm, Huyền là người chăn bò thuê cho nhà Thịnh ở bãi giữa sông Hồng. Nhưng bây giờ thì đã nên vợ chồng. Thịnh sinh năm 1986, hiền lành, vụng về, không biết chữ và hơi “ngây thơ”. Còn Huyền, lớn hơn mười tuổi, khỏe mạnh, nhanh nhẹn và già dặn, cũng bởi cô đã góa chồng. Bén duyên nhau chóng vánh, từ phận làm thuê, cô trở thành người chủ gia đình quán xuyến công việc, kể cả việc dạy chồng học khôn, học chữ.

 

Những bất hạnh từ cuộc sống đã xô đẩy hai người đến với nhau, kết hợp họ lại, thành một khối, tròn dần từ hai nửa méo mó. Ngày 8/3 đến, trong tiềm thức ngây ngô của mình, Thịnh nhớ nó cũng láng máng như ngày 20/11, nghĩa là phụ nữ sẽ được tặng hoa hồng, nhưng Huyền thì không cần điều đó, cô chỉ mong sao nói mười mà chồng hiểu được hai, ba để ấm vào thân đã tốt lắm rồi! Với họ, cuộc sống không là hưởng thụ. Niềm vui chỉ cần là mưa không dột qua mái cọ lợp mỏng, chiều về đàn bò được ăn no. Và sẽ là đại hỷ nếu tình cảm của họ đơm hoa kết trái bằng tiếng khóc trẻ thơ. Hạnh phúc quá đỗi bình dị ấy khiến người khác phải chảy nước mắt. Câu chuyện vợ khôn lấy chồng dại của dân gian thấp thoáng hiện ra ở thế kỷ 21, trong túp lều xiêu vẹo nhưng ấm tình thương và cả tình yêu nữa.

 

Hai người cùng quê Đan Phượng, nhưng gia đình Thịnh đã sống ở bãi giữa khá lâu. Đây là túp lều mới của đôi vợ chồng khi cái chuồng gà (chỗ ở cũ) bị mưa gió làm sập


Họ luôn vui vẻ, vì nghĩ rằng lấy được nhau là may mắn lắm


Hai vợ chồng tự hào vì đám cưới của họ cũng “hoành tráng” lắm. Khi được hỏi ngày 8/3 có tặng hoa cho vợ không, Thịnh toe toét nói rằng: chả cần, ngày cưới bọn em có đầy hoa


Cuộc sống của đôi vợ chồng gần như biệt lập với thành phố 

Huyền hay đi làm thuê cho hàng xóm những công việc nhà nông, chỉ làm một mình vì Thịnh hay tay chân lóng ngóng, có khi cuốc đất lại cuốc luôn phải tay vợ

Nếu rảnh rỗi Thịnh cũng chỉ tham gia cho vui nhưng hay bị hàng xóm trêu là vụng về

Huyền vừa là vợ, vừa là mẹ, vừa là người chị của Thịnh

Huyền xác định rất rõ rằng đâu là “việc đàn bà”, nhưng hình như việc gì cũng đến tay cô cả. Thịnh thường hay luẩn quẩn giúp việc vặt và trò chuyện mỗi khi vợ bận

Mẹ chồng Huyền là vợ cả của bố Thịnh, bà suốt ngày thui thủi một mình, thỉnh thoảng sang ăn cơm cùng vui với hai vợ chồng

Thịnh lúc nào cũng như vô tư và vui vẻ dù suốt ngày chỉ quanh quẩn bên đàn bò và bầy gà ta béo mũm ở bãi giữa

Khi nói về nửa còn lại của mình, cả hai đều dùng từ “nhà em” dân dã

Số 7 vô tình mà Thịnh dán lên cửa túp lều như mong muốn được hòa nhập cuộc sống với cộng đồng của đôi vợ chồng


Đôi khi Huyền cũng chạnh lòng khi chồng vẫn chưa thuộc hết mặt chữ, không biết tính tiền, nhưng vợ chồng thương nhau và vượt qua tất cả. Mong ước của họ bây giờ là một đứa trẻ. Với Huyền, hạnh phúc gia đình như thế là trọn vẹn.

 

 
Hữu Nghị





 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024